CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
2.1. Giới thiệu về CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông
2.1.3. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật – tổ chức quản lý
2.1.3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu dùng cho các phân xưởng
+ “Tại phân xưởng thuỷ tinh: Nguyên vật liệu( Cát vân hải, bạch vân, sôđa…) đưa vào lò nấu thuỷ tinh lỏng đến 1400 độ C cho nóng chảy, sau đó đưa vào là ủ cho nhiệt độ giảm dần, rồi đưa vào máy thổi thành vỏ bóng và bình phích. Vỏ bóng được chuyển sang phân xưởng bóng đèn để tiếp tục chế tạo”.
+ “Tại phân xưởng bóng đèn: Từ nguyên liệu ống chì mua ngoài sẽ chế tạo thành ống loa đèn sau rồi sau đó từ ống loa đèn này sẽ gắn vào trụ đèn, rồi chuyển sang bộ phận chăng tóc cho bóng đèn ( Quá trình này tạo thành bộ phận dẫn điện bên trong vỏ bóng). Sau đó từ vỏ bóng ở phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang và phần dẫn điện tại phân xưởng bóng đèn lắp ghép vào nhau, rồi rút khí và gắn đầu đèn ta được sản phẩm bóng đèn.
“Tại phân xưởng sản xuất bóng đèn huỳnh quang và sản xuất phích nước thì quy trình sản xuất tương tự như vậy, vẫn sử dụng vỏ bóng và bình phích từ phân xưởng thuỷ tinh, tuy nhiên để sản xuất bóng đèn huỳnh quang thì cần sự trợ giúp của phân xưởng chấn lưu”.
“Quy trình sản xuất các sản phẩm khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn và được thể hiện trên sơ đồ”:
Sơ đồ 2. 1: Quy trình sản xuất các sản phẩm Phân xưởng
phích nước
Giai đoạn đột dập
Sản phẩm phích Sản phẩm ruột phích
Nguyên liệu
Phân xưởng thuỷ tinh
Phân xưởng cơ động Phân xưởng
bóng đèn
Sản phẩm bóng đèn Phân xưởng
compact
Đèn huỳnh quang compact Phân xưởng
chấn lưu Phân xưởng huỳnh quang
Đèn huỳnh quang
2.1.3.2. Đặc điểm quy trình kinh doanh và và tổ chức mạng lưới kinh doanh.
“Hiện nay công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông tập trung chủ yếu vào sản xuất 4 mặt hàng là: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang compact, phích nước”.
* Cơ cấu tổ chức sản xuất.
“Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất 4 sản phẩm chính trên công ty tổ chức 7 phân xưởng với những nhiệm vụ cụ thể sau”:
+ “Phân xưởng thuỷ tinh: Là khâu mở đầu cho quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, có nhiệm vụ sản xuất ra thành phẩm thuỷ tinh và vỏ bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và bình phích nước từ nguyên vật liệu: Cát vân hải, trường thạch bạch vân…Tại phân xưởng thuỷ tinh, các nguyên vật liệu trên được đưa vào là nấu đến 1400 độ C cho nóng chảy, sau đó đưa vào lò ủ cho nhiệt độ giảm dần rồi đưa sang bộ phận thổi tạo thành vỏ bóng đèn và bình phích. Sau đó vỏ bóng và bình phích sẽ được chuyển sang phân xưởng bóng đèn và phân xưởng phích nước để tiếp tục chế tạo ra sản phẩm”.
+ “Phân xưởng chấn lưu: Sản xuất ra các loại chấn lưu phục vụ cho phân xưởng huỳnh quang để sản xuất ra các loại đèn huỳnh quang”.
+ “Phân xưởng bóng đèn: Có nhiệm vụ sản xuất một số phụ kiện như: loa, trụ,… lắp ráp thành bóng đèn tròn hoàn chỉnh. Từ nguyên vật liệu ống chì mua ngoài để chế tạo thành loa đèn này sẽ gắn vào trụ đèn, rồi chuyển sang bộ phận chăng tóc cho bóng đèn, quá trình này tạo thành bộ phận dẫn điện bên trong vỏ bóng. Sau đó từ vỏ bóng ở phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang và phần dẫn điện tại phân xưởng bóng đèn sẽ lắp ghép vào nhau, tiếp theo là công đoạn rút khí và gắn đầu đèn để đước sản phẩm bóng đèn. Sản phẩm này được thông điện( làm tăng độ bền của dây tóc) bằng cách thử điện một lần từ điện áp thấp đến điện áp cao, sau đó sản phẩm này được kiểm nghiệm tại bộ phận KCS và nhập kho thành phẩm”.
+ “Phân xưởng phích nước: Có nhiệm vụ sản xuất thành ruột phích, trong đó một phần ruột phích nhập kho để bán và một phần chuyển sang giai đoạn đột dập để lắp ráp thành phích hoàn chỉnh”.
+ “Phân xưởng huỳnh quang: Sản xuất các loại đèn huỳnh quang” + “Phân xưởng compact: Sản xuất ra đèn huỳnh quang compact”. Mối quan hệ giữa các phân xưởng
“Đứng đầu các phân xưởng là quản đốc, quản lý điều hành toàn bộ các công việc ở phân xưởng. Giúp việc cho các quản đốc là các phó quản đốc và các trưởng ca”.
2.1.3.3. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT
Tổng giám đốc
PGĐ kiêm chủ tịch HĐQT
PGĐ tổ chức và điều hành sản xuất
PGĐ kỹ thuật và đầu tư phát triển
Phòng quản lý
kho
Phòng bảo vệ
Phòng tổ chức
điều hành
Phòng dịch vụ
đời sống
Phòng thị trường
Phòng tài chính kế toán
Văn phòng GĐ và đầu tư
Phòng KCS
Phân xưởng
thuỷ tinh
Phân xưởng
bóng đèn tròn
Phân xưởng
phích nước
Phân xưởng cơ động
Phân xưởng huỳnh quang
Phân xưởng
chấn lưu
Phân xưởng Compac
t
“Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của công ty”.
“Hiện nay, bộ máy của công ty được tổ chức thành: Hội đồng quản trị. tổng giám đốc, 3 phó tổng giám đốc, 8 phòng ban, 7 phân xưởng. Các phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau”.
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý.
- “Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty. Quyết định hoặc phân cấp cho tổng giám đốc các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản của công ty có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty”.
- “Chủ tịch hội đồng quản trị(kiêm phó tổng giám đốc): Thay mặt hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của công ty để trình hội đồng quản trị”.
- “Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao”.
- Phó tổng giám đốc(kiêm chủ tịch HĐQT): điều hành HĐQT của công ty.
- Phó tổng giám đốc sản xuất: Điều hành sản xuất kinh doanh và nội chính.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật và đầu tư phát triển.
- “Phòng tổ chức điều hành sản xuất: được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và duy nhất của Phó giám đốc tổ chức và điều hành sản xuất, có thể nói phòng TCĐHSX là một trong những phòng quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Với nhân sự hiện tại là 20 người gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 16 nhân viên, phòng TCĐHSX được chia thành ba bộ phận là bộ phận vật tư, bộ phận điều hành-phụ trách
xuất, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra; căn cứ kế hoạch sản xuất tính toán kế hoạch xuất nhập khẩu vật tư đảm bảo sản xuất ổn định; chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, lên kế hoạch lao động-tiền lương; quản lý công tác an toàn và bảo hộ lao động”.
- “Phòng quản lý kho: Quản lý luân chuyển vật tư, sắp xếp bảo quản vật tư, thông báo tình hình luân chuyển vật tư lên các phòng ban”.
- “Phòng bảo vệ: bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản chung quản lý trật tự trong công ty”.
- “Phòng dịch vụ đời sống: Chăm lo khám chữa bệnh và dịch vụ ăn uống cho công nhân viên( khám chữa bệnh thông thường và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên)”.
- “Phòng thị trường: phụ trách việc bán hàng, nghiên cứu tìm kiếm thị trường, đề xuất phương án bán hàng và mở rộng thị trường, quảng cáo sản phẩm”.
- “Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán thực hiện các chế độ của nhà nước quy định và tập hợp số liệu, cung cấp thông tin cho nhu cầu quản lý. Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoạt động trong công ty”.
- Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển bao gồm hai bộ phận:
+ “Văn thư: chăm lo công việc hành chính như đón khách, hội họp, công tác văn thư lưu trữ”.
+ “Tư vấn đầu tư: thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng các dự án mới”. - “Phòng KCS: kiểm tra giám sát các công đoạn sản xuất và chất lượng sản phẩm là chính, ngoài ra kiểm tra chất lượng dây chuyền công nghệ mua về”.