CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG
1.2. MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái quát về tín dụng của ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Minh Kiều (2015): Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ La tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn.
Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng. Vì vậy, tùy theo góc độ nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này. Ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng, cụ thể như sau:
Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Xét trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Như giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng
cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định người đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi.
Theo Cao Thị Ý Nhi, Đặng Anh Tuấn (2016): Nếu tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Từ các cách trên, có thể đưa ra khái niệm như sau: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
1.2.1.2. Phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm. Đây thường là khoản tài trợ nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động và các mục đích chi tiêu trong ngắn hạn khác của khách hàng.
Tín dụng trung hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm. Đây thường là các khoản vay vốn để tài trợ cho đầu tư vào tài sản cố định, chủ yếu là trang thiết bị máy móc, đầu tư cải tiến công nghệ và sản phẩm cho doanh nghiệp.
Tín dụng dài hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn cho vay trên 05 năm. Đây thường là các khoản vay để doanh nghiệp phục vụ cho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản mới hoặc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mua sắm nhà ở, phương tiện đi
lại…có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài.
b. Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay. Hình thức cho vay này phù hợp với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện để cấp hạn mức, nhằm hỗ trợ cho sự thiếu hụt tài chính tạm thời.
Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.
Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không quá 01 năm.
Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa một năm.
Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp
dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không quá 03 tháng.
Cho vay tuần hoàn: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
- Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ dư nợ gốc của khoản vay;
- Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh;
- Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;
- Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
Ngoài các, còn có thể có các phương thức cho vay khác là sự kết hợp của các phương thức cho vay trên sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.
c. Căn cứ vào mục đích tín dụng
Căn cứ vào mục đích tín dụng, tín dụng ngân hàng gồm:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là hình thức cấp tín dụng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh, nó được áp dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu mua sắm nhà cửa, các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống. Tín dụng tiêu dùng chỉ quan tâm đến nguồn
trả nợ và thu nhập của khách hàng mà ít quan tâm đến việc sử dụng khoản tín dụng có hiệu quả hay không. Do đó tín dụng tiêu dùng có mức độ rủi ro cao hơn.
d. Căn cứ mức độ tín nhiệm của khách hàng
Cho vay có tài sản đảm bảo: Hình thức cho vay có tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng. Gồm có cho vay cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn, cho vay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai.
Cho vay không có tài sản đảm bảo: Là khoản cho vay mà NHTM không nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng. Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với NHTM hoặc những khách hàng có uy tín mới được cho vay không có đảm bảo.