Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2019-2021

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển thông nông thôn việt nam chi nhánh huyện lý nhân (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK HUYỆN LÝ NHÂN

2.1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK HUYỆN LÝ NHÂN

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2019-2021

Với chức năng tập trung và phân phối vốn cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ

lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng.

Vai trò của nguồn vốn đối với các NHTM nói chung và Agribank huyện Lý Nhân nói riêng ngày nay càng trở nên rất quan trọng. Vốn là cơ sở, nền tảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế. Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, nhưng là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không có hoạt động của NHTM. Khi thành lập, ngân hàng phải có một số vốn điều lệ, nhưng số vốn này chỉ đủ để đầu tư cho các tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị, càng chưa đủ vốn để ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các hoạt động ngân hàng khác. Để có vốn thực hiện các hoạt động này, đòi hỏi Agribank huyện Lý Nhân phải tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi.

Tiềm lực về vốn trong nền kinh tế là rất lớn, nhưng để thu hút được là điều không đơn giản, vì trên thị trường ngày nay càng có nhiều các NHTM, các tổ chức tài chính (quỹ tiết kiệm bưu điện, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm...) cạnh tranh phát triển, gây khó khăn cho các công ty huy động vốn của NHTM. Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương với việc huy động vốn của các NHTM phải được tăng cường phù hợp.

Do vậy, để phát huy vai trò và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân các ngân hàng, việc huy động vốn trong kinh doanh cho tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các NHTM. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để hoàn thiện hoạt động huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách.

Tình hình nguồn vốn tại Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 được thể hiện qua Biểu đồ 2.1:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Theo Biểu 2.1 cho thấy trong những năm qua kết quả nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn đạt được những kết quả khả quan, cụ thể: năm 2019 tổng vốn huy động được của Chi nhánh là 1.388,3 tỷ đồng, năm 2020 đạt 1.763,6 tỷ đồng, tăng 375,3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 27,03% so với năm 2019. Năm 2021 tổng số vốn huy động được của Chi nhánh đạt 2.121,5 tỷ đồng, tăng 357,9 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,29% so với năm 2020.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Nguồn vốn tín dụng của Agribank huyện Lý Nhân luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Đây là nguồn vốn tín dụng rẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều nguồn thu cho Chi nhánh.

Tình hình cho vay tại Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 được tổng hợp tại biểu đồ 2.2:

.00 500.00 1000.00 1500.00 2000.00 2500.00

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1.388,3

1.763,6

2.121,5

Tổng vốn huy động

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ tín dụng của Agribank huyện Lý Nhân

Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Tổng dư nợ tín dụng của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 năm sau tăng so với năm trước. Tổng dư nợ tín dụng năm 2019 là 1.321,4 tỷ đồng, năm 2020 là 1.523,1 tỷ đồng, tăng 15,26% so với năm 2019; năm 2021 là 1.729,5 tỷ đồng, tăng 17,69% so với năm 2020. Ta thấy tốc độ tăng dư nợ của Chi nhánh năm 2020 chậm hơn so với năm 2021 là do hoạt động tín dụng của Chi nhánh bị ảnh hưởng của dịch Covid 19. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và người dân, hộ gia đình giảm. Thực tế này phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng chung của các hệ thống ngân hàng trong các năm gần đây.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm gần đây, mặc dù địa bàn huyện Lý Nhân diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD, nhưng Agribank Lý Nhân vẫn đạt được những kết quả kinh doanh tương đối khả quan:

1.321,4

1.523,1

1.792,5

.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 1400.00 1600.00 1800.00 2000.00

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Dư nợ tín dụng

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

2020/2019 2021/2020

+/- % +/- %

Lợi nhuận trước thuế

của Chi nhánh 33,3 32,2 31,6 -1,1 -3,30 -0,6 -1,86 Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2020 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 32,2 tỷ đồng, giảm 1,1 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,3% so với năm 2019. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là do trong năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nói chung và huyện Lý Nhân nói riêng trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đều bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó, tình hình kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh huyện Lý Nhân cũng chịu ảnh hưởng... Để hỗ trợ các doanh nghiệp, khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh, đã rà soát cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ với việc cơ cấu nợ cho khoảng gần 50 khách hàng giúp khách hàng giảm được sức ép trả nợ, đồng thời vẫn duy trì được sản xuất. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã giảm lãi suất đồng loạt cho khách hàng theo chủ trương của Agribank. Sang năm 2021, tỷ lệ người dân tiêm chủng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh dần ổn định, nên tốc độ giảm lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh còn 1,86% so với năm 2020.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển thông nông thôn việt nam chi nhánh huyện lý nhân (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)