CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK HUYỆN LÝ NHÂN
2.3. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK HUYỆN LÝ NHÂN
2.3.1. Mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh theo quy mô
2.3.1.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vượt lên trên những khó khăn thách thức của nền kinh tế nói chung luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cùng với sức ép cạnh tranh quyết liệt trong hệ thống các ngân hàng thương mại, Agribank huyện Lý Nhân đã ra sức tìm tòi và triển khai các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 2.2: Doanh số cho vay DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2019
Năm 2020
Năm 2021
2020/2019 2021/2020 +/- % +/- % 1. Tổng Doanh số cho vay 3.976 4.569 5.357 593,0 14,91 788,0 17,25 2. DSCV DNNVV 189,8 210,7 238,2 20,9 11,01 27,5 13,05 3. Tỷ trọng DSCV
DNNVV/Tổng DSCV (%) 4,77 4,61 4,45
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Trong từ 2019-2021, trên cơ sở bám sát tình hình nền kinh tế, nhận định điều kiện thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, Agribank huyện Lý Nhân đã thực hiện triệt để, đồng bộ các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong phạm vi giới hạn được giao, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh doanh tham vọng theo đúng định hướng chiến lược của Agribank và tuân thủ nghiêm
túc các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Kết quả kinh doanh đạt được rất khả quan, thể hiện ở việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đề ra và tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng đối với khách hàng DNNVV.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Qua Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.3 ta thấy doanh số cho vay DNNVV trên tổng doanh số cho vay chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm xuống qua các năm. Cụ thể là năm 2019 doanh số cho vay DNNVV chiếm 4,77% nhưng đến năm 2020 giảm còn 4,61% và đến năm 2021 là 4,45%. Mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV tại Chi nhánh giảm nhưng về mặt quy mô doanh số cho vay DNNVV tăng năm sau so với năm trước: Năm 2020 doanh số cho vay DNNVV tăng 20,9 tỷ đồng với tốc độ tăng 11,01% so với năm 2019; năm 2021 tốc độ tăng nhanh hơn, tăng 13,05% tương ứng tăng 27,5 tỷ đồng so với năm 2020.
4,77
4,61
4,45
4.20 4.30 4.40 4.50 4.60 4.70 4.80
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
2.3.1.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dư nợ cho vay DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân tăng qua các năm về mặt quy mô nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm trong tổng dư nợ. Cụ thể, dư nợ cho vay DNNVV năm 2019 đạt 59,9 tỷ đồng; năm 2020 tăng 5,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,76% so với năm 2019; sang năm 2021 đạt 71,8 tỷ đồng, tăng 6,1 tỷ đồng, tương ứng 9,28% so với năm 2020.
Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ cho vay DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2019
Năm 2020
Năm 2021
2020/2019 2021/2020 +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ cho vay 1.321,
4
1.523, 1
1.792, 5
201, 7
15,2 6
269, 4
17,6 9 2. Dư nợ cho vay
DNNVV 59,9 65,7 71,8 5,8 9,76 6,1 9,28
3. Tỷ trọng dư nợ cho vay
DNNVV/Tổng dư nợ (%) 4,53 4,31 4,01
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Từ 2019-2021 là từ chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên Agribank huyện Lý Nhân đã thực hiện chính sách thay đổi cơ cấu dư nợ, giảm việc tập trung tín dụng vào một số doanh nghiệp lớn để giảm thiểu rủi ro tín dụng, đồng thời thực hiện một loạt các chính sách tín dụng hấp dẫn với các DNNVV trên địa bàn.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV:
Trong từ năm 2019-2021, Agribank huyện Lý Nhân cũng có những chuyển biến về cơ cấu tín dụng đối với khách hàng DNNVV. Cụ thể:
Xét theo kỳ hạn:
Bảng 2.4: Dƣ nợ tín dụng DNNVV theo kỳ hạn của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Dư nợ ngắn hạn 52,3 87,3 57,9 88,2 63,7 88,7 2. Dư nợ trung, dài hạn 7,6 12,7 7,8 11,8 8,1 11,3 Tổng dƣ nợ DNNVV 59,9 100 65,7 100 71,8 100
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
4,53
4,31
4,01
3.70 3.80 3.90 4.00 4.10 4.20 4.30 4.40 4.50 4.60
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dƣ nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Dư nợ tín dụng DNNVV ngắn hạn gia tăng dần tỷ trọng qua 3 năm trong khi dư nợ tín dụng DNNVV trung và dài hạn đang giảm dần tỷ trọng tính trên tổng dư nợ khách hàng DNNVV. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy cơ cấu dư nợ khách hàng DNNVV theo kỳ hạn của Agribank huyện Lý Nhân đã được cải thiện tích cực hơn, nâng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lên mức 88,7% và hạ dần tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn xuống mức 11,3% tổng dư nợ khách hàng DNNVV tại 31/12/2021.
Xét theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng:
Trên cơ sở định hướng của hệ thống Agrbank, Agribank huyện Lý Nhân đã triển khai nhiều chính sách để hỗ trợ các khách hàng DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi.
80 85 90 95 100
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
87,3 88.2 88,7
12,7 11,8 11,3
Dư nợ DNNVV ngắn hạn Dư nợ DNNVV dài hạn
Bảng 2.5: Dƣ nợ tín dụng DNNVV theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng tại Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Cho vay ngành thương mại 30,5 50,9 34,6 52,7 41,8 58,2 2. Cho vay ngành xây dựng 7,1 11,9 6,7 10,2 6,7 9,3 3. Cho vay ngành sản xuất 7,6 12,7 8,4 12,8 9,1 12,7 4. Các ngành khác 14,7 24,5 16,0 24,3 14,2 19,8 Tổng dƣ nợ DNNVV 59,9 100 65,7 100 71,8 100 Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Cơ cấu cho vay DNNVV theo ngành nghề trong từ 2019-2021 phản ánh sự tập trung vào lĩnh vực thương mại (tỷ trọng trên 50%), tiếp đến là các lĩnh vực sản xuất và xây dựng (tổng tỷ trọng 2 ngành này là trên 20%). Điều này là phù hợp với thực tế của thị trường do các DNNVV chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ với yêu cầu vốn đầu tư vào tài sản cố định thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dƣ nợ cho vay DNNVV theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng tại Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
0 10 20 30 40 50 60
Cho vay ngành
thương mại Cho vay ngành
xây dựng Cho vay ngành sản xuất
Cho vay các ngành khác 50,9
11,9 12,7
24,5 52,7
10,2 12,8
24,3 58,2
9,3 12,7
19,9
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Thêm vào đó là lợi thế về dòng vốn lưu động luân chuyển nhanh (khoảng dưới 04 tháng/vòng quay) giúp cho các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại có thể nhanh chóng gia tăng quy mô doanh thu, chiếm lĩnh thị phần trong khi các doanh nghiệp sản xuất cần trung bình tối thiểu 06 tháng/vòng quay vốn lưu động. Các lĩnh vực hạn chế tiêu biểu như bất động sản duy trì tỷ trọng dư nợ tín dụng thấp theo quan điểm thận trọng của Agribank sau từ tăng trưởng nóng bất động sản các năm vừa qua, kéo theo lĩnh vực xây dựng cũng cho thấy sự sụt giảm trong cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân.
Xét theo mức độ tín nhiệm của khách hàng
Tại Agribank huyện Lý Nhân, các khoản cho vay DNNVV chủ yếu là cho vay có đảm bảo bằng tài sản, chiếm chiếm 82% tổng dư nợ các năm.
Hình thức đảm bảo chủ yếu là thế chấp, cầm cố. Trong đó thế chấp bất động sản chiếm tỷ trọng cao khoảng 70%, cầm cố xe cộ, máy móc… khoảng 30%.
Bảng 2.6: Dƣ nợ tín dụng DNNVV theo mức độ tín nhiệm của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Cho vay có TSĐB 49,4 82,4 55,0 83,7 61,0 84,9 2. Cho vay không có TSĐB 10,5 17,6 10,7 16,3 10,8 15,1 Tổng dƣ nợ DNNVV 186,2 100,0 202,7 100,0 215,3 100,0
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dƣ nợ cho vay DNNVV theo mức độ tín nhiệm của khác hàng tại Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Chi nhánh cũng rất ít cho vay không đảm bảo, thường căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng vay và tính chất của khoản vay để xem xét khoản vay có hay không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, hiện nay đối với hình thức vay không có TSBĐ Chi nhánh hạn chế sử dụng do tính chất rủi ro khá cao, chỉ áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ truyền thống, uy tín lớn nhưng đây thông thường các khoản vay được Hội Sở phê duyệt cấp tín dụng.
2.3.1.3. Số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số lượng về khách hàng là các DNNVV đến vay vốn tại Agribank huyện Lý Nhân được thể hiện qua biểu đồ như sau:
0 20 40 60 80 100
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
82,4 83,7 84,9
17,6 16,3 15,1
Cho vay có TSĐB Cho vay không có TSĐB
Đơn vị tính: Khách hàng
Biểu đồ 2.8: Số lƣợng DNNVV tại Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng cho biết mối quan hệ tín dụng và khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đó. Việc ít hay nhiều khách hàng đến vay vốn ngân hàng không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng mà điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng của khách hàng. Số lượng khách hàng DNNVV vay vốn tại Agribank huyện Lý Nhân có xu hướng tăng lên trong 3 năm qua, cụ thể là: Năm 2019 số DNNVV quan hệ tín dụng với Chi nhánh là 106 doanh nghiệp, đến năm 2020 là 112 doanh nghiệp, năm 2021 là 117 doanh nghiệp. Agribank huyện Lý Nhân có chủ trương ngày càng mở rộng cho vay đối với DNNVV để khai thác tiềm năng dồi dào của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tốc độ tăng số lượng khách hàng DNNVV trong những năm qua tại Chi nhánh không cao và tốc độ chậm dần: năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 4,5% so với năm 2020.
2.3.1.4. Thị phần cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh
106
112
117
100 102 104 106 108 110 112 114 116 118
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Hiện nay trên địa bàn huyện Lý Nhân có nhiều chi nhánh NHTM hoạt động và phát triển, các ngân hàng thương mại cổ phẩn được thành lập với chính sách cho vay ưu đãi, cạnh tranh và đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, do vậy miếng bánh thị phần nói chung và thị phần cho vay DNNVV nói riêng chịu sự cạnh tranh khốc liệt.
Thị phần dư nợ cho vay DNNVV của các chi nhánh NHTM từ 2019- 2021 trên địa bàn huyện Lý Nhân được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Thị phần dƣ nợ DNNVV của các chi nhánh NHTM trên địa bàn huyện Lý Nhân từ 2019-2021
Đơn vị tính: % STT Chi nhánh NHTM Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Agribank 26,2 25,9 25,6
2 Vietinbank 22,5 22,3 22,1
3 Vietcombank 22,1 22,5 22,6
4 BIDV 20,6 20,1 20,3
5 Các NHTM cổ phần khác 8,6 9,2 9,4
6 Tổng 100 100 100
Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 Nhìn vào bảng 2.6, ta có thể thấy thị phần chủ yếu nằm ở NHTM lớn:
Agribank, Vietinbank, Vietcombank và BIDV. Thị phần của Agribank huyện Lý Nhân từ 2019-2021 cao nhất trong tổng số các NHTM cấp tín dụng trong DNNVV trên địa bàn huyện Lý Nhân. Tuy nhiên, những năm gần đây thị phần dư nợ cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh có xu hướng giảm xuống trong các năm qua: Năm 2019 thị phần là 26,2%; đến năm 2020 thị phần giảm xuống còn 25,9% và đến năm 2021 tiếp tục giảm xuống còn 25,6%.