CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG
1.3. KINH NGHIỆM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA MỘT SỐ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO AGRIBANK HUYỆN LÝ NHÂN 25 1. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số chi nhánh ngân hàng thương mại
1.3.1.1. Mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Hà Nam
Thực hiện tốt chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tại BIDV Hà Nam đã chú trọng phát triển công tác cho vay theo hướng an toàn, hiệu quả và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, BIDV Hà Nam đã chủ động đổi mới trong hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và mang nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Năm 2021, doanh số cho vay tăng đáng kể, cụ thể doanh số cho vay toàn chi nhánh tăng 17,17%, doanh số cho vay đối với DNNVV tăng 10,87% so với năm 2020. Tình hình nợ quá hạn giảm và nợ xấu trong tầm kiểm soát. Doanh số thu nợ của ngân hàng ngày càng tăng, doanh số thu nợ toàn chi nhánh tăng, doanh số thu nợ đối với DNNVV tăng 7,71% so với năm 2020. Như vậy, doanh số cho vay tăng, tỷ lệ nợ quá
hạn nằm trong tầm kiểm soát. Điều này cũng nói lên rằng chất lượng cho vay của chi nhánh đối với khu vực DNNVV ngày càng tăng. Để đạt được kết quả như vậy là do:
Thứ nhất, trước tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, vốn ít, hiệu quả kinh doanh thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tín dụng, Chi nhánh đã thực hiện chủ trương tiến hành công tác cho vay theo nguyên tắc thận trọng, không tập trung tăng trưởng, chú trọng chất lượng cho vay. Cùng với việc đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của từng đơn vị vay vốn, chi nhánh đã tăng cường công tác rà soát đánh giá khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm ẩn rủi ro, coi trọng kiên quyết thu hồi nợ xấu.
Thứ hai, Chi nhánh luôn làm tốt công tác chăm sóc và giữ chân khách hàng thân thiết bằng cách tạo ra nhiều chương trình tri ân khách hàng, thường xuyên hỏi thăm và tặng quà khách hàng trong những dịp đặc biệt. Từ đó, chi nhánh có thể duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng thời, phát triển tốt lượng khách hàng giới thiệu do khách hàng hài lòng nên đã giới thiệu thêm người quen sử dụng dịch vụ ở chi nhánh. Nhờ đó, quy mô cho vay DNNVV của chi nhánh tăng nhanh qua các năm.
Thứ ba, Chi nhánh đã chủ động đưa ra cơ chế cho vay thay đổi linh hoạt theo chiều hướng đa dạng để phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp.
Chi nhánh đã triển khai cho vay tín chấp hoặc chỉ yêu cầu một tỷ lệ tài sản bảo đảm nhất định đối với những doanh nghiệp có hồ sơ và tình hình tài chính lành mạnh; áp dụng những gói lãi suất ưu đãi trong các chương trình “Kết nối khách hàng tiềm năng”, “Tiếp sức thành công”,…
1.3.1.2. Mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank Hà Nam
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, thậm chí sự
cạnh tranh ngay giữa các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng là một trong những khó khăn cho chi nhánh Hà Nam trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và quyết tâm cao độ của toàn thể cán bộ người lao động trong chi nhánh theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc, Vietinbank Hà Nam đã từng bước vượt qua khó khăn và hoàn thành kế hoạch đề ra. Để đạt kết quả đó là nhờ sự vận dụng linh hoạt các biện pháp sau:
Thứ nhất, về việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên, tuân thủ các quy định của pháp luật, của Vietinbank. Chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc, tuân thủ theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên về các quy chế, quy định, cũng như các kế hoạch được đề ra, trong đó có nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV.
Thứ hai, việc quản lý hoạt động tín dụng của Vietinbank Hà Nam nói chung và của DNNVV nói riêng được giám sát chặt chẽ, đầy đủ. Chi nhánh đã chủ động mở rộng hoạt động cho vay của mình sang đối tượng khách hàng là DNNVV. Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện việc tìm kiếm, sàng lọc khách hàng, tạo mối quan hệ tín dụng với những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả; những khách hàng có tình hình tài chính biểu hiện yếu kém hay xuất hiện những khoản nợ xấu, Chi nhánh từ chối cho vay, hoặc theo dõi sát sao tình hình trả nợ, quản lý rủi ro.
Thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đối với DNNVV. Các sản phẩm cho vay dành cho DNNVV đã được đa dạng hóa với những sản phẩm hấp dẫn như: Sản phẩm “Cho vay doanh nghiệp vi mô” (các doanh nghiệp vi mô - DNNVV được vay vốn với thủ tục gọn nhẹ, hồ sơ đơn giản hơn so với doanh nghiệp lớn), Sản phẩm “Cho vay doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”,…
Hơn nữa, chi nhánh luôn chủ động đăng ký cho các khách hàng đáp ứng đủ điều kiện tham gia các chương trình ưu đãi lãi suất của Ngân hàng Công
thương Việt Nam như chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, chương trình “ưu đãi tháng 8”, chương trình “Chung sức vươn xa”,…
Thứ tư, chi nhánh đã có những thay đổi linh hoạt hơn về quan điểm cho vay dựa trên TSĐB, tăng tín chấp, giảm cho vay có đảm bảo bằng tài sản, tạo điều kiện để tăng trưởng tín dụng.
Thứ năm, về đào tạo nguồn nhân lực: Vietinbank Hà Nam luôn chú trọng để không ngừng trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ cho nhân viên nhất là cán bộ tín dụng, không chỉ đào tạo về nghiệp vụ mà còn nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
Thứ sáu, về hoạt động dịch vụ: Chi nhánh đã phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiệu quả phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác tín dụng như: dịch vụ SMSBanking (thông báo biến động số dư tài khoản), dịch vụ Vietinbank Ipay (chuyển khoản qua mạng Internet), ...
1.3.2. Bài học rút ra cho Agribank huyện Lý Nhân
Từ kinh nghiệm của các NHTM trên về mở rộng cho vay DNNVV, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Agribank huyện Lý Nhân có thể nghiên cứu và vận dụng như sau:
- Cần có bộ phận chuyên trách về DNNVV vì đây là nhóm khách hàng có tiềm năng rất lớn và cũng có những đặc điểm rất riêng, việc chuyên môn hóa này là cần thiết để ngân hàng có thể đưa ra được những dịch vụ tốt nhất cho nhóm này, đồng thời qua đó giúp nâng cao uy tín thương hiệu và cũng là tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Cần hết sức linh hoạt trong việc xét cấp tín dụng cho các DNNVV, đặc biệt là với những hồ sơ vay vốn mới trên các nguyên tắc và điều kiện riêng có của mỗi NHTM.
- Việc thẩm định nên dựa vào năng lực thực sự của khách hàng, dựa vào dòng tiền tiềm năng mà dự án thu được chứ không nên chỉ đánh giá khách
hàng dựa vào các chỉ số tài chính hay tài sản bảo đảm của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về mở rộng tín dụng trong cho vay khách hàng DNNVV tại NHTM bao gồm: một số vấn đề cơ bản về DNNVV, mở rộng tín dụng trong DNNVV. Đồng thời, chương 1 trình bày kinh nghiệm mở rộng tín dụng trong DNNVV của một số chi nhánh NHTM và bài học rút ra cho Agribank huyện Lý Nhân. Trên cơ sở khoa học đó, tại chương 2 sẽ trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng trong DNNVV của Chi nhánh trong thời gian vừa qua.
CHƯƠNG 2