CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG
1.2. MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.2. Mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.2.1. Quan niệm về mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, mở rộng tín dụng là mục tiêu quan trọng cần hướng tới của bất kỳ NHTM nào. Việt mở rộng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ đúng hạn và có lãi.
Theo Phan Thị Thu Hà (2015): Mở rộng tín dụng DNNVV là thỏa mãn tối đa các nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng cho vay, đa dạng hóa về đối tượng và các hình thức cho vay. Điều này nghĩa là, mở rộng cho DNNVV là gia tăng dư nợ cho vay doanh bằng nhiều cách như: Mở rộng thêm đối tượng, phạm vi cho vay nhiều ngành nghề, lĩnh vực, phương thức
cho vay. Đồng thời, mở rộng cho vay DNNVV cũng phải đảm bảo mức độ an toàn của tín dụng, phải đảm bảo các khoản vay lành mạnh, đúng mục đích, có khả năng thu hồi, nợ quá hạn và nợ xấu hạn chế ở mức thấp nhất có thể.
Theo quan điểm của tác giả: Mở rộng tín dụng DNNVV là sự mở rộng về quy mô cho vay và nâng cao chất lượng cho vay vì điều kiện để NHTM có thể mở rộng cho vay khi đảm bảo được chất lượng cho vay. Các khoản vay nếu có chất lượng không tốt sẽ đe dọa khả năng thu hồi gốc và lãi, NHTM không thu được lãi thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, làm gia tăng các khoản chi phí như trích lập dự phòng rủi ro, chi phí thu hồi nợ… Như vậy, việc mở rộng tín dụng DNNVV ngoài việc phải gia tăng quy mô còn phải luôn luôn quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động cho vay để đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng DNNVV.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giả mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng quy mô cho vay
Doanh số cho vay DNNVV: phản ánh lượng vốn mà ngân hàng giải ngân cho DNNVV trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính theo quý/năm). Con số và tốc độ của doanh số cho vay DNNVV qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động cho vay là phát triển hay thu hẹp.
Mức tăng doanh số cho vay đối với DNNVV =
Tổng doanh số cho vay đối với DNNVV
năm nay
-
Tổng doanh số cho vay đối với DNNVV năm
trước Dư nợ cho vay:
Dư nợ cho vay đối với DNNVV là tài sản của ngân hàng, phản ánh số tiền mà các khách hàng là DNNVV hiện tại đang còn nợ ngân hàng.
+Về số tuyệt đối:
Sự gia tăng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay năm nay – Dư nợ cho vay năm trước + Về số tương đối (%):
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với
DNNVV
=
Dư nợ cho vay năm
nay đối với DNNVV - Dư nợ cho vay năm trước đối với DNNVV Dư nợ cho vay năm trước đối với DNNVV Hai chỉ tiêu này phản ánh quy mô của hoạt động cho vay dành cho các DNNVV năm nay so với năm trước. Các chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ dư nợ cho vay đối với DNNVV càng tăng. Trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh mức độ mở rộng cho vay nhanh hay chậm
Tỷ trọng dư nợ của DNNVV:
Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV phản ánh mối tương quan giữa dư nợ cho vay đối với DNNVV và tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV được tính bằng dư nợ cho vay đối với DNNVV chia cho tổng dư nợ tại một thời điểm, thường là cuối năm kế toán.
Tỷ trọng dư nợ cho vay
DNNVV =
Dư nợ cho vay DNNVV
x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Nhìn chung, tỷ lệ dư nợ cho vay DNNVV tăng lên đi kèm quy mô dư nợ cho vay và số lượng khách hàng tăng phản ánh mức độ phát triển của nghiệp vụ cho vay lớn, uy tín của ngân hàng trên địa bàn được đánh giá cao, từ đó cho thấy chất lượng cho vay tốt. Khi tỷ lệ dư nợ cho vay DNNVV tăng trưởng nóng qua nhiều năm không hẳn phản ánh chất lượng cho vay cao, có nhiều trường hợp là tăng trưởng bong bóng hoặc vì chỉ tiêu tăng trưởng mà bỏ qua việc thực hiện đúng các quy trình cho vay, điều kiện, nguyên tắc cấp cho vay....
Số lượng khách hàng DNNVV vay vốn:
Số lượng khách hàng DNNVV vay vốn là số lượng DNNVV có quan hệ vay vốn với Ngân hàng. Chỉ tiêu được so sánh qua các năm để biết được số lượng khách hàng DNNVV vay vốn gia tăng hay giảm xuống hàng năm, Ngân hàng có đạt được tăng trưởng so với chỉ tiêu đề ra hay không.
Thị phần cho vay DNNVV:
Thị phần cho vay đối với DNNVV cho biết khả năng chiếm lĩnh thị trường về mảng cho vay đối với DNNVV của NHTM cao hay thấp, nếu thị phần cho vay đối với DNNVV cao, chứng tỏ khả năng phát triển cho vay đối với DNNVV của NHTM và ngược lại.
b. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV:
Thu nhập cho vay DNNVV là nguồn tiền NHTM thu được từ lãi, phí của các khoản cho vay DNNVV. Mỗi khoản vay cá nhân đơn lẻ với sản phẩm vay vốn và thời gian vay khác nhau cũng như đối tượng khách hàng khác nhau sẽ được áp dụng các mức lãi suất tín dụng không giống nhau; vì thế đem lại mức thu nhập là khác nhau. Làm gia tăng chỉ tiêu thu nhập từ cho vay là điều mà mọi NHTM luôn hướng tới vì mục tiêu hoạt động quan trọng nhất của mỗi NHTM chính là kinh doanh kiếm lời.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cho vay
DNNVV
=
Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV năm t
x 100%
Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV năm (t-1) Tỷ trọng thu nhập từ
hoạt động cho vay DNNVV
=
Thu nhập cho vay DNNVV
x 100%
Tổng thu nhập toàn chi nhánh
Khi xem xét thu nhập, do thu nhập là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, nên thu nhập càng cao càng cho sự phát triển của hoạt động cho vay DNNVV tốt và càng phản ánh chất lượng các khoản vay tốt. Chỉ khi chất lượng các khoản vay tốt, ngân hàng không phải bù lỗ, thì các khoản vay mới đem lại thu nhập cho ngân hàng. Khi xem xét lợi nhuận từ cho vay DNNVV, cần xem xét chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cho vay DNNVV để thấy rõ sự biến động và xu hướng biến động qua các năm. Đồng thời, cũng cần xem xét tỷ trọng thu nhập
từ hoạt động cho vay DNNVV để thấy được mức độ đóng góp thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV đối với hoạt động kinh doanh toàn chi nhánh.
Tỷ lệ nợ nợ xấu từ cho vay DNNVV:
Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn là những chỉ tiêu quan trọng trực tiếp phản ánh chất lượng cho vay. Theo quy định hiện hành thì nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn; Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5.
Tỷ lệ nợ xấu từ
cho vay DNNVV = Nợ xấu cho vay DNVVVN
x 100%
Tổng dư nợ cho vay DNNVV
Trong hoạt động cho vay, khả năng khoản nợ được hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn là một trong những yếu tố ngân hàng quan tâm nhất. Khi khoản nợ được chuyển sang nợ xấu hoặc nợ quá hạn tức là đã có rủi ro khoản nợ không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ gốc/lãi hoặc thu hồi không đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn, giảm tài sản, làm xấu đi khả năng thanh toán; trích lập dự phòng rủi ro cao làm giảm lợi nhuận; tỷ lệ nợ xấu cao khiến cho mức độ an toàn của ngân hàng giảm; giảm uy tín của ngân hàng.
1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại - Chính sách cho vay:
Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, đảm bảo hoạt động cho vay của ngân hàng đi đúng quỹ đạo. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của 1 ngân hàng. Căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ mà ngân hàng hoạch định cho mình 1 chính sách cho vay phù hợp. Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ giúp ngân hàng thu hút được
khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời cho hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, nhờ đó mà phát huy được năng lực của bản thân ngân hàng, đồng thời tận dụng được sự thuận lợi và hạn chế tối đa bất lợi từ môi trường kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng cho vay phụ thuộc vào sự đúng đắn của chính sách cho vay. Bất cứ ngân hàng nào muốn hoạt động cho vay có chất lượng đều phải có chính sách cho vay thích hợp cho ngân hàng của mình.
- Quy trình cho vay:
Quy trình cho vay bao gồm những quy định phải thực hiện trong từng khâu của công tác cho vay từ khi thẩm định, chuẩn bị cho vay, giải ngân, giám sát quá trình cho vay đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng cho vay có đảm bảo được hay không tùy thuộc vào sự hợp lý của các quy định ở từng bước, sự thống nhất, chặt chẽ nhưng không rườm rà của toàn bộ quy trình.
Trong quy định cho vay, bước chuẩn bị cho vay (khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn sau đó ngân hàng xem xét và cân nhắc để quyết định cho vay hay không) là bước quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay vì đây là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình vay. Giám sát quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình sử dụng vốn của khách hàng, nhờ đó có thể có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro khi chất lượng khoản cho vay bị đe dọa trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết toàn bộ gốc và lãi.
Các khoản cho vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản cho vay an toàn. Việc thanh toán nợ không đúng hạn cho ngân hàng cho thấy các
"trục trặc" trong hoạt động của khách hàng. Việc xem xét, tìm nguyên nhân là rất quan trọng để giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định mới liên quan đến tính an toàn của khoản cho vay.
- Thông tin cho vay:
Thông tin cho vay đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Thông tin cho vay giúp người quản lý có thể đưa ra quyết định cấc thiết liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản vay. Thông tin cho vay có thể thu được từ các nguồn có sẵn ở ngân hàng như hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức cho vay, phân tích của cán bộ cho vay,thông tin từ phía khách hàng như phỏng vấn trực tiếp, báo cáo định kỳ từ các cơ quan tổ chức chuyên cung cấp thông tin cho vay, hoặc từ các nguồn thông tin khác nhau như báo chí, Internet Số lượng và chất lượng của thông tin có được liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích khách hàng, đánh giá thị trường để đưa ra những quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, toàn diện và nhanh nhạy thì khả năng nắm bắt cơ hội và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay càng cao, chất lượng cho vay từ đó được nâng lên.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ:
Cán bộ cho vay đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động cho vay của ngân hàng cũng như chất lượng cho vay. Đây là những người trực tiếp thực hiện tất cả các khâu của quy trình cho vay do đó việc đảm bảo an toàn và tính sinh lời cho mỗi khoản vay phụ thuộc vào trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cho vay. Xã hội ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi chất lượng nhân sự cao hơn để có thể xử lý kịp thời, linh hoạt và hiệu quả những tình huống có thể xảy ra trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
- Công nghệ:
Sau quá trình tập trung đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng lõi (corebanking), các NHTM ở Việt Nam bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư hạ tầng công nghệ khác để mở rộng hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh. Công nghệ ngân hàng mở rộng giúp ngân hàng phát triển dịch vụ khách hàng, giảm
thủ tục nội bộ, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng, mở rộng & nâng cao chất lượng dịch vụ...
b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại
Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng:
Các tiêu chí này phản ánh tiềm lực tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng trả nợ ngân hàng. Năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao càng giúp cho ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay và ngược lại.
- Đạo đức và uy tín của khách hàng:
Đây là nhân tố có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong quá trình xem xét thẩm định khoản vay. Một khách hàng có tiềm lực tài chính có phương án khả thi, tuy nhiên đạo đức và uy tín không đảm bảo như đã từng có nợ quá hạn, đạo đức nghề nghiệp thấp, kinh doanh có nhiều tai tiếng thì ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.
Các yếu tố thuộc về môi trường:
+ Môi trường chính trị, xã hội:
Sự ổn định về chính trị - xã hội sẽ thu hút đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm đưa ra quyết định đầu tư do vậy mà nhu cầu vốn cho đầu tư mới đầu tư mở rộng sản xuất gia tăng. Nếu môi trường chính trị, xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn đầu tư dẫn đến nhu cầu vốn sẽ giảm theo.
Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế, giữa ổn định chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ đó mà tạo điều kiện mở rộng cho vay. Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến mở
rộng cho vay. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, các nền kinh tế của các quốc gia hiện nay đều phát triển theo xu hướng phát triển nền kinh tế mở để tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế. Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay nói chung và cho vay DNNVV nói riêng.
+ Môi trường kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay. Xét cho đến cùng thì cái gốc để mở rộng cho vay an toàn và hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế, khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay và ngược lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay.
Đến lượt kinh tế phát triển cũng chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ đơn thuần là kinh tế nữa như các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng….
+ Môi trường pháp lý:
Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cực tới mở rộng cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối qua hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay của ngân hàng.