CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK HUYỆN LÝ NHÂN
2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK HUYỆN LÝ NHÂN
2.2.1. Quy định tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đối tượng cho vay:
Ngân hàng cho vay DNNVV theo các ngành nghề khác nhau quy định
trong từng thời kỳ trên nguyên tắc: (i) hạn chế việc mở rộng và phát triển việc cho vay, bảo lãnh đối với các DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề được nhận định là kém hiệu quả, mức độ rủi ro cao, (ii) ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Trong từ hiện nay, Agribank huyện Lý Nhân hạn chế cấp tín dụng đối với các DNNVV thuộc các nhóm ngành như: xây lắp, kinh doanh bất động sản.
- Nguyên tắc cho vay:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Hoàn trả đầy đủ gốc và lãi, đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Phương thức cho vay:
Agribank huyện Lý Nhân hiện đang triển khai đa dạng những hình thức cho vay đối với các khách hàng DNNVV như sau:
+ Cho vay ngắn hạn;
+ Tài trợ vốn lưu động;
+ Cho vay đầu tư tài sản cố định;
+ Tài trợ dự án;
+ Dịch vụ cho thuê tài chính.
- Hình thức bảo đảm tiền vay:
Hiện nay, theo quy định tại Agribank huyện Lý Nhân khi thực hiện cho vay đối với DNNVV dựa trên giá trị tài sản đảm bảo phổ biến ở mức 70%.
Các chính sách về tín dụng cũng như cơ chế điều hành lãi suất và các quy định của Agribank huyện Lý Nhân về việc sử dụng vốn vay đối với DNNVV đều phù hợp với các quy định của NHNN và Agribank.
2.2.2. Quy trình tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Quy trình cấp tín dụng của Agribank, quy trình phê duyệt tín dụng tại Agribank huyện Lý Nhân được thực hiện theo các bước sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân Nguồn: Agribank huyện Lý Nhân
Bước 1: Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, Phòng Khách hàng (bộ phận KHDN) tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng. Nếu hồ sơ của khách hàng thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định, lập Báo cáo đề xuất tín Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay
Bước 2: Thẩm định cho vay
Bước 3: Quyết định cho vay
Bước 4: Giải ngân
Bước 5: Giám sát và kiểm soát
Bước 6: Thu nợ, lãi, phí
Bước 7: Xử lý thu hồi nợ quá hạn (nếu có)
Bước 8: Thanh lý hợp đồng
dụng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Agribank.
Bước 3: Sau khi có quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Phòng Khách hàng lập thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận cấp tín dụng gửi khách hàng. Trong trường hợp đồng ý cấp tín dụng thì phòng Khách hàng đàm phán với khách hàng, soạn thảo Hợp đồng tín dụng.
Bước 4: Giải ngân
Bộ phận tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, lập đề xuất giải ngân, chuyển hồ sơ cho bộ phận quản lý rủi ro. Trên cơ sở bộ hồ sơ, phòng Quản lý rủi ro kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, lập tờ trình giải ngân/hoặc có ý kiến trên đề xuất giải ngân; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân.
Bước 5: Giám sát và kiểm soát
Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát đối với khoản vay, thực hiện phân loại nợ theo quy định, đầu mối đánh giá lại giá trị TSĐB, thường xuyên theo dõi, phân tích các biến động về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản.... Cán bộ tín dụng hàng tháng lập danh sách các khách hàng đến hạn, tính toán trích lập dự phòng rủi ro, quản lí, lưu trữ hồ sơ...
Bước 6: Thu nợ, lãi, phí
Cán bộ tín dụng thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Thu nợ, lãi, phí có thể thực hiện tự động hoặc thủ công.
Bước 7: Xử lý thu hồi nợ quá hạn (nếu có)
Cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng khi có phát sinh, đôn đốc khách hàng trả nợ, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt hình thức thu hồi nợ, bộ phận quản lý rủi ro phối hợp, trợ giúp và giám sát cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý thu hồi nợ.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng
Phòng khách hàng phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Kế toán giao dịch thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí ... để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh lý các hợp đồng.