Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển thông nông thôn việt nam chi nhánh huyện lý nhân (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK HUYỆN LÝ NHÂN

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TRONG

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được cần phát huy thì Agribank huyện Lý Nhân cũng còn một số hạn chế như sau:

- Quy mô cho vay còn tương đối nhỏ: Mặc dù số khách hàng DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân vẫn tăng qua các năm và tính đến 31/12/2021 là 117 khách hàng nhưng lượng khách hàng này vẫn tập trung chủ yếu tại các lĩnh vực thương mại. Việc thu hút đối tượng là khách hàng trong các ngành sản xuất của Agribank huyện Lý Nhân vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng DNNVV tập trung trong các ngành kinh doanh khác là rất lớn, do đó ngân hàng cần quan tâm hơn trong việc mở rộng phạm vi khách hàng vay vốn, đặc biệt là các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất.

- Thị phần dư nợ DNNNV của Chi nhánh có xu hướng giảm xuống trong những năm qua, điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh.

- Nợ xấu còn tiềm ẩn trong các DNNVV, tỷ lệ nợ xấu tăng tăng lên hàng năm từ 0,75% trong năm lên 0,81% trong năm 2021.

- Tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNNVV còn chưa cao, có xu hướng giảm qua các năm.

Hạn chế là vấn đề không tránh khỏi của bất kì ngân hàng nào trong quá trình kinh doanh. Hơn nữa, cho vay lại là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là cho vay DNNVV là hoạt động không mới nhưng lại còn nhiều điều chưa được rõ ràng. Agribank huyện Lý Nhân cần chủ động tìm hiểu, đánh giá các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, từ đó thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chống đỡ có hiệu quả.

2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan

- Chính sách cho vay thiếu linh hoạt, chưa điều chỉnh phù hợp với DNNVV:

Khi cấp tín dụng cho khách hàng, Agribank huyện Lý Nhân luôn tuân thủ theo các nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn cũng như giảm rủi ro xuống mức thấp nhất. Vì vậy, khi cho vay, Chi nhánh thường đòi hỏi các yêu cầu về

tài sản đảm bảo cũng như năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện quá cứng nhắc các quy định đó đã làm hạn chế khả năng mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV của ngân hàng. Trên thực tế, nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh tốt nhưng vì giá trị tài sản đảm bảo không đủ lớn nên số tiền được vay thấp, không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt, có khả năng trả nợ, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi và hiệu quả cao nhưng vì không có tài sản đảm bảo nên bị từ chối cho vay vốn. Điều này đã khiến Chi nhánh mất đi nhiều khách hàng tốt.

- Chất lượng công tác thẩm định chưa cao:

Quyết định cho vay dựa trên việc đánh giá năng lực phát triển cũng như sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào việc thẩm định cho vay.

- Thông tin khách hàng cho vay chưa đầy đủ:

Các thông tin về khách hàng hầu như rất ít. Thông tin về khách hàng chủ yếu được thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp, gặp gỡ giữa ngân hàng và doanh nghiệp và trên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, tra cứu thông tin khách hàng trên CIC. Việc tìm hiểu thông tin về khách hàng từ các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác còn hạn chế. Điều này khiến cho những thông tin về khách hàng còn thiếu, mang tính một chiều và độ chính xác là không cao. Thông tin khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình cấp tín dụng và quá trình kiểm soát sau khi cho vay. Việc thiếu thông tin về khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản cho vay.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và những biến

động phức tạp của nền kinh tế, những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và các bộ tín dụng nói riêng là rất cao. Các cán bộ tín dụng không chỉ đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu khách hàng, nắm rõ về tình hình tài chính, năng lực quản lý và tư cách đạo đức của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải có những sự hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Những đòi hỏi khá cao này không phải cán bộ tín dụng nào cũng có thể đáp ứng được.

- Vấn đề thuộc về kiểm tra, thanh tra, kiểm soát:

Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác kiểm soát nội bộ cũng như kiểm tra, giám sát khách hàng đôi khi còn mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời được những sai phạm trong quá trình cho vay của cán bộ tín dụng và của khách hàng vay vốn.

Việc theo dõi các khoản vay không được thường xuyên chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng trong thời gian qua.

- Việc ứng dụng các chính sách marketing trong ngân hàng còn chưa đầy đủ và đồng bộ,chưa thực hiện công tác quảng bá hình ảnh, PR, các công tác nối kết cộng đồng như tài trợ,từ thiện...chưa được thực hiện thường xuyên.

b. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân thuộc về khách hàng - Yếu tố doanh nghiệp:

Vấn đề đạo đức của chính các DNNVV hoạt động trên địa bàn vẫn còn hạn chế, nhiều báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác, thậm chí là sai lệch gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định. Chính vì vậy mà đã tạo rào cản cho việc mở rộng vay vốn đối với các doanh nghiệp này. Nhiều DNNVV làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để xảy ra tình trạng thua lỗ do trình độ chuyên môn, năng lực quản lý thấp.

- Uy tín và khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng còn chưa được cao:

Trong quá trình sử dụng vốn vẫn còn xảy ra hiện tượng doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, không tuân thủ hợp đồng vay vốn làm mất đi sự tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Chính vì thế đã tạo nên tâm lý e ngại cho các cán bộ tín dụng của Agribank huyện Lý Nhân khi xem xét cho khách hàng vay.

- Tính khả thi của dự án vay vốn còn thấp:

Do sự thiếu hiểu biết về các quy định vay vốn nên hồ sơ vay vốn của DNNVV còn sơ sài, thiếu căn cứ, tính khả thi và hiệu quả thấp nên không thuyết phục được ngân hàng cho vay. Uy tín của các DNNVV còn hạn chế, chưa có vị thế trên thị trường.

Các nhân tố môi trường:

- Quá trình thực hiện hệ thống pháp lý còn rườm rà:

Môi trường pháp lý tác động đến mọi thành phần kinh tế. Ở nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật, các văn bản, quy định, chính sách còn chưa đồng bộ, thủ tục hành chính còn phức tạp.

Các quy định về ngành nghề kinh doanh, về phá sản doanh nghiệp, về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, cơ chế về chuyển nhượng, phát mại tài sản… còn nhiều bất cập ảnh hướng tới tiến độ xử lý nợ đọng.

- Môi trường kinh tế nhiều biến động:

Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, nền kinh tế nước ta đã thực sự trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập sâu rộng đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho nền kinh tế nước ta. Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động, tỷ giá biến đổi mạnh mẽ đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV nói riêng. Những

chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế của Chính phủ đồng thời tác động của những biến động không tốt của kinh tế thế giới đã đẩy không ít các DNNVV lâm vào tình trạng khó khăn thậm chí đứng trước nguy có phá sản. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho việc trả nợ ngân hàng của các DNNVV bị hạn chế, làm tăng các khoản nợ xấu và giảm chất lượng hoạt động cho vay DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân.

- Do tác động của dịch Covid 19, tình hình sản xuất kinh doanh ở hầu hết các nhóm ngành đều bị ảnh hưởng. Nhiều DNNVV gặp khó khăn trong SXKD, hoạt động SXKD bị gián đoạn, thu nhập bị giảm sút.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày tổng quan về Agribank huyện Lý Nhân bao gồm lịch sử hình thành và phát triển; bộ máy tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2019-2021. Đồng thời chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng tín dụng và mở rộng tín dụng trong DNNVV của Agribank huyện Lý Nhân giai đoạn 2019-2021. Từ việc đánh giá những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và phân tích nguyên nhân hạn chế tại Chi nhánh sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp khắc phục trong Chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển thông nông thôn việt nam chi nhánh huyện lý nhân (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)