SO SÁNH EVFTA VỚI MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI KHÁC VỀ KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường eu theo hiệp định evfta – cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp việt nam (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA

1.3. SO SÁNH EVFTA VỚI MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI KHÁC VỀ KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

Đến nay, ngoài EVFTA thì Việt Nam đã là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có thể kể đến những cái tên tiêu biểu như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đây đều là những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới do đó mang những đặc trưng của hình thức hiệp định này, trong đó có đặc điểm điều chỉnh về nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế chứ không chỉ về thương mại hàng hóa như hình thức truyền thống. Tuy nhiên, trong phạm vi khóa luận, sự so sánh giữa các hiệp định này sẽ chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa, không đi sâu vào lĩnh vực kinh tế khác.

Việc so sánh giữa các hiệp định này với nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Tuy đều là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc áp dụng các hiệp định này sao cho đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có sự hiểu biết chuyên sâu về phạm vi điều chỉnh của chúng, trong đó bao gồm phân tích những điểm khác biệt giữa các hiệp định này. Với các cơ quan nhà nước, việc phân tích này giúp đưa ra các chiến lược, kế hoạch triển khai hiệp định sao cho phù hợp. Đồng thời, việc này cũng cho thấy sự ngày càng tiến bộ của các hiệp định này. Với doanh nghiệp, nhận biết về sự khác biệt giúp việc sử dụng các hiệp định này trở nên chính xác hơn. Không thể theo tư duy sử dụng hiểu biết về hiệp định này để áp dụng tương tự với hiệp định khác, thay vào đó, cần có sự so sánh giữa chúng.

Trước hết, khi so sánh giữa Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có thể thấy rằng hai hiệp định này khá tương đồng. Cả CPTPP và EVFTA đều có những thỏa thuận về thuế quan đến từ phía Việt Nam và từ phía đối tác theo hình thức một phần số dòng thuế được giảm ngay và phần còn lại thì tiến hành theo tiến trình dài hạn hơn. Thỏa thuận từ phía Việt

Nam trong cả hai hiệp định này đều bao gồm nội dung là trong vòng 10 năm thì Việt Nam sẽ không áp dụng thuế quan nữa với 99% dòng thuế từ các quốc gia thành viên khác của hiệp định. Số còn lại thì Việt Nam kéo dài thời gian hơn hoặc dùng hạn ngạch thuế quan hoặc không có thỏa thuận. Hơn nữa, quy định về xuất xứ của hai hiệp định này cũng giống nhau. Điểm khác biệt giữa hai hiệp định này chỉ là ở chỗ với EVFTA thì toàn bộ các quốc gia trong khu vực EU đều thống nhất quy định chung về cắt giảm thuế quan với Việt Nam do đây là khu vực thống nhất về kinh tế, còn với CPTPP thì mỗi quốc gia trong hiệp định này lại có những tiến trình riêng về cắt giảm thuế quan với Việt Nam.

Tiếp theo, sự so sánh giữa Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) không mang đến sự khác biệt lớn. Điều này là bởi vì những mức thuế quan được áp dụng với mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh hay ngược lại từ Anh sang Việt Nam thì đều tương đương với mức thuế quan được áp dụng với mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU hay ngược lại từ EU sang Việt Nam, tức là mức thuế quan của hai hiệp định này có sự tương đồng nhất định với nhau.

Cuối cùng, so sánh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thì rút ra những sự khác nhau tương đối cơ bản.

Bởi lẽ, RCEP có mức độ hội nhập cao hơn so với EVFTA. RCEP không chỉ dừng lại là hiệp định thương mại tự do bình thường với mục đích chính là giảm thiểu các rào cản về giao lưu kinh tế mà còn có mục đích lớn lao hơn nữa là hình thành nên một phạm vi chung cho toàn bộ các quốc gia là thành viên của ASEAN về sản xuất, phân phối các nguồn lực và hướng tới sự phát triển, phồn vinh lâu dài của khu vực. Chính vì vậy, các thỏa thuận của RCEP sẽ sâu rộng hơn và có những sự khác biệt so với EVFTA.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ này đề cập tới sự mở cửa của một nền kinh tế và hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại. Trong số các khuynh hướng hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề về thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực trên cơ sở các hiệp định thương mại tự do và tuân thủ các hiệp định đã được kí kết là một trong số những nội dung được đề cập.

Sau tiến trình 8 năm dài đàm phán và nỗ lực đi đến thỏa thuận, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã chính thức được thi hành vào ngày 01.08.2020. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ghi nhận những thỏa thuận giữa Việt Nam và các nền kinh tế thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) trên đa dạng các lĩnh vực kinh tế. Sự khác biệt và tiến bộ hơn của hiệp định này so với các hiệp định thương mại tự do truyền thống được thể hiện ở những nội dung được cam kết giữa các bên đối tác. Không chỉ dừng lại ở những thỏa thuận về thương mại hàng hóa như các hiệp định thương mại tự do truyền thống, hiệp định này còn đánh dấu sự hợp tác giữa Việt Nam và EU trên các lĩnh vực khác như đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, mua sắm công,... Chính những thỏa thuận sâu rộng như vậy đã khiến EVFTA có nhiều tác động tới nền kinh tế Việt Nam, điển hình là sự ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế. Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để gia nhập vào thị trường còn nhiều dư địa EU với lợi thế cạnh tranh về giá, ngược lại thì hàng hóa từ thị trường EU cũng được mở rộng tiềm năng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại của các bên trở nên sôi động.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường eu theo hiệp định evfta – cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)