2.2.1. Thực trạng thị trường EU
Khu vực EU nhìn chung được xác định là cộng đồng với hoạt động kinh tế sôi động bậc nhất trên thế giới, dân trí và mức thu nhập của người dân cũng ở mức cao.
Khu vực này cũng không nằm ngoài xu thế biến động chung của thế giới khi chịu tác động lớn của dịch bệnh Covid 19 đến khía cạnh kinh tế. Những dữ liệu trong quý III năm 2021 đã phản ánh thực trạng của khu vực này trong bối cảnh vực dậy từ dịch bệnh. Chỉ số thể hiện rõ ràng nhất là GDP khu vực đã có sự cải thiện hơn ba tháng trước đó 2,11% và
cùng kì năm trước 3,90%. Đây là kết quả từ việc thực thi các cơ chế để hoạt động giao thương và di chuyển được cải thiện sau dịch bệnh của Cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, song hành với sự cải thiện của GDP là sự biến động của lạm phát. Sự biến động hơn tháng trước 0,52% và cùng kì năm trước 3,62% đã được ghi nhận vào tháng cuối của quý III năm 2021.
Về giao thương quốc tế, xuất khẩu và nhập khẩu từ bên ngoài khu vực này trong 8 tháng đầu năm 2021 đều cải thiện hơn cùng giai đoạn năm trước, lần lượt với mức độ xấp xỉ 13,80% và 16,73%.
Đối với ngành hàng dệt may, hoạt động nhập khẩu của khu vực này đã đóng góp lên tới 43,19% vào năm 2020 trong tổng nhập khẩu toàn cầu. Đòi hỏi về nguồn cung của ngành hàng này ở khu vực EU được đáp ứng bởi hai nhóm nhà cung cấp, đó là nhóm các nền kinh tế trong nội khối EU và nhóm các nền kinh tế bên ngoài khu vực EU. Tính tới thời điểm hết tháng đầu tiên của quý III năm 2021, đối với nhóm thứ hai, các đối tác đáp ứng được nhiều nhất cho khu vực EU đối với ngành hàng này là Trung Quốc và Bangladesh. Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ, khoảng 4,16% giá trị nhập khẩu vào khu vực này ở nhóm thứ hai, tương đương với thứ hạng số 5.
2.2.2. Quy định của Hiệp định EVFTA đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam 2.2.2.1. Quy định về xuất xứ đối với hàng dệt may
a. Những quy định chung
EVFTA có đề cập đến hai hình thức để thực hiện chứng nhận xuất xứ, một là việc chứng nhận được thực hiện bởi Cơ quan nhà nước bằng việc cấp giấy cho các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện, hai là các đơn vị kinh tế có thể tự mình thực hiện được quy trình này thông qua một chứng từ thương mại mà trên đó cần phải có chữ kí của doanh nghiệp xuất khẩu trừ khi xác nhận với Cơ quan nhà nước rằng tự mình sẽ gánh vác mọi trách nhiệm liên quan đến chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Các đơn vị kinh tế Việt Nam được tự do tự tiến hành cho mình nếu giá trị kinh tế của đơn hàng đó không trên 6000 euro. Với các đơn hàng vượt qua ngưỡng đó, cần phải được thực hiện theo hình thức cấp thông qua Cơ quan nhà nước.
Tính đến hết ngày 01/08/2022, chủ thể Việt Nam có thể tự do chọn hưởng lợi ích từ Hiệp định EVFTA hoặc từ cơ chế GSP cũ từ trước đến nay. Theo đó, để hưởng lợi ích từ
EVFTA thì sản phẩm phải được xác nhận nguồn gốc thông qua Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EUR.1, trên đó không yêu cầu phải thể hiện được tiêu chuẩn xuất xứ và mã số hải quan của mặt hàng. Còn nếu muốn được tận dụng lợi ích từ GSP thì việc đi đăng ký mã REX là bắt buộc.
b. Những quy định riêng đối với mặt hàng dệt may
Ngành hàng dệt may phải tuân theo quy định “từ vải trở đi” hay còn được gọi với cái tên khác là “hai công đoạn” thì mới được áp dụng những lợi ích từ EVFTA. Như vậy, cần phải tìm cách thích nghi với quy định này của EVFTA, theo đó quy trình từ vải phải có nguồn gốc hoặc được tiến hành ở Việt Nam. Điều này sẽ kiểm soát được những hành vi lợi dụng sự ưu đãi của hiệp định, điển hình như hành động nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia khác vào Việt Nam mà không trải qua quy trình sản xuất trong lãnh thổ Việt Nam nhưng lại lợi dụng danh nghĩa đến từ Việt Nam để khai thác những điều khoản mà EU dành cho Việt Nam.
Việc thực thi quy định “từ vải trở đi” thuận lợi hơn một phần khi đi cùng với quy định
“cộng gộp xuất xứ”, tạo điều kiện để phù hợp yêu cầu về xuất xứ của EVFTA một cách linh hoạt hơn. Việc nhập khẩu nguyên liệu về Việt Nam từ một hoặc một vài quốc gia nhất định đã có mối liên hệ về giao thương thông qua hiệp định với cả Việt Nam và EU để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dệt may xuất khẩu sang EU thì vẫn được xác định là có xuất xứ Việt Nam. Hiện nay, quy định “cộng gộp xuất xứ” này ngoài áp dụng với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu từ EU thì mới chỉ được áp dụng với nhập khẩu vải từ Hàn Quốc. Theo đó, vài được nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc về Việt Nam thì coi là phù hợp về xuất xứ với nhóm hàng hóa may mặc theo hiệp định này.
Ngoài hai quy định trên, EVFTA còn đề cập tới một số sự linh hoạt cụ thể khi xác định xuất xứ. Với vài mặt hàng dệt may nhất định, khi tỷ trọng các thành phần cơ bản cấu thành nên mặt hàng đó mà không phù hợp được yêu cầu về xuất xứ ở mức dưới 10% thì mặt hàng đó vẫn được đánh giá là có xuất xứ phù hợp theo quy định của EVFTA. Ngoài ra, trong trường hợp một mặt hàng dệt may không chịu sự điều chỉnh của quy định về ngưỡng cao nhất các nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng dệt may xuất khẩu không có xuất xứ và có một vài nguyên liệu của mặt hàng này không thuộc từ chương 50 đến chương 63 thì
những nguyên liệu này thuộc đối tượng không yêu cầu phải đánh giá về xuất xứ mà vẫn được đem vào quá trình sản xuất như bình thường. Hơn nữa, trong trường hợp một mặt hàng dệt may có mã hải quan khác so với mã của nguyên liệu sản xuất mặt hàng này ở cấp độ nhóm và nguyên liệu này được xem xét là không đạt với yêu cầu xuất xứ nhưng có tỷ trọng giá trị nhỏ hơn 8,00% so với mức xuất xưởng thì mặt hàng này vẫn được xác định là phù hợp với xuất xứ.
2.2.2.2. Tiến trình giảm thuế quan đối với hàng dệt may Việt Nam
Ngành dệt may là ngành được đánh giá là sẽ có lợi ích trong thời gian lâu dài và theo tiến trình tăng dần về mức độ ưu đãi. Nhận định này được đưa ra trên cơ sở thỏa thuận về thuế quan của ngành dệt may Việt Nam được EU thực thi trong thời gian 7 năm, cá biệt có một số sản phẩm có tiến trình trong 10 năm. Hiệp định đi vào giai đoạn thực thi thì ngay lập tức thuế quan nhập khẩu sẽ biến mất với 42,50% dòng thuế. Sau đó, thuế quan nhập khẩu cũng sẽ biến mất trong thời gian tiếp theo cho những dòng thuế còn lại.
Các mốc thời gian khác nhau điều chỉnh về thuế quan nhập khẩu được EU thỏa thuận với ngành dệt may của Việt Nam được biểu hiện thông qua các ghi chú, theo đó nếu mặt hàng nào được ghi chú bằng chữ cái A thì tức là mặt hàng đó khi gia nhập vào EU sẽ được miễn bị điều chỉnh về thuế quan nhập khẩu, bắt đầu tính vào thời điểm hiệp định này được thi hành. Những mặt hàng nào được ghi chú bắt đầu bằng chữ cái B thì những mặt hàng đó không được giảm hoàn toàn thuế quan nhập khẩu ngay từ ban đầu mà phải chờ sau một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này là bao lâu thì sẽ tùy thuộc vào con số được ghi kèm phía sau chữ cái B, con số này thể hiện tiến trình giảm dần dần và tiến tới loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa đó. Đối với ngành hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, EU có bốn mốc thời gian cắt giảm là B3, B5, B7 và B10. Sản phẩm nào được ghi chú B3 thì tức là thời gian để giảm từ mức cơ sở về 0% là 4 năm tương đương với 4 lần hạ mức thuế quan và mỗi lần có mức độ giảm đều nhau tính từ thời điểm hiệp định này được thực thi. Mặt hàng nào được ghi chú B5 thì có nghĩa là mặt hàng đó nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan là 0% thì sẽ phải chờ sau 6 năm. Ghi chú B7 đồng nghĩa với việc sau 8 năm thì mức thuế quan cơ sở mới hoàn toàn được loại bỏ với những sản phẩm có ghi chú này.
Cuối cùng, có năm mặt hàng dệt may cá biệt được áp dụng tiến trình giảm thuế B10, tức là
sẽ phải chờ sau 11 năm thì mới được tự do xuất khẩu mà không còn thuế quan nhập khẩu ở thị trường EU.
2.2.2.3. Rào cản kỹ thuật (TBT) đối với mặt hàng dệt may
Để khai thác những điều khoản có lợi từ hiệp định này, dệt may Việt Nam phải có sự phù hợp với các rào cản kỹ thuật mà EU đặt ra. Những quy tắc này khá là khắt khe. Đối với Hiệp định EVFTA, ngành này gần như không có thêm những quy định riêng lẻ nào về kỹ thuật do đó khi thực thi hiệp định này thì các quy định về kỹ thuật điều chỉnh đối với ngành này phần lớn vẫn là những quy định hiện hành.
Nội dung thứ nhất là những quy định liên quan đến hóa chất bao gồm trong hàng hóa.
Có thể kể đến quy định REACH với dệt may mà theo đó nhiều hóa chất sử dụng trong ngành này không được vượt qua ngưỡng nhất định mà EU đưa ra hoặc thậm chí không được phép có mặt trong sản phẩm xuất khẩu sang EU nhằm đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng. Ngoài ra, khu vực EU còn có nhiều yêu cầu khác được ban hành điều chỉnh những hóa chất cụ thể như chất diệt khuẩn hay hợp chất hữu cơ bền.
Nội dung thứ hai là những quy định liên quan tới hoạt động sản xuất dệt may. Một số quy định phổ biến của EU đối với dệt may như EU Ecolabel áp dụng với hàng dệt bao gồm các chất thành phần ít độc hại, GOTS đặt ra yêu cầu theo tiêu chí tối thiểu 70,00% sợi hữu cơ thiên nhiên được sử dụng trong khâu sản xuất và đầu ra tiêu thụ mặt hàng dệt. Ngoài những bộ quy định điều chỉnh về các yếu tố được sử dụng trong sản xuất, EU còn có những quy định trong lĩnh vực xã hội, bao gồm một số ví dụ điển hình về quy định đảm bảo phúc lợi và sự ứng xử công bằng đối với nguồn nhân lực như ISO 26000, BSCI hay những quy định khác về nghĩa vụ kinh tế gắn với môi trường như ISO 14001.
Nội dung thứ ba là những quy định liên quan đến đóng gói, bảo quản và nhãn hàng hóa.
Điển hình như quy tắc nhãn mác phải có chất liệu bền và đảm bảo khả năng đọc hiểu của người tiêu dùng. Trên nhãn mác phải bao gồm ngôn ngữ được sử dụng phổ biến bởi thị trường mà hàng dệt may đó hướng đến. Tên của những loại sợi cùng với tỷ trọng của chúng phải được ghi lại trên nhãn mác với những mặt hàng dệt may có thành phần từ nhiều loại sợi khác nhau. Trên nhãn mác chỉ được thể hiện những kí hiệu hay cụm từ cho thấy sự tuyệt đối khi mặt hàng dệt may đó chỉ được tạo nên từ một loại sợi duy nhất.
2.2.3. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường EU theo các tiêu chí
2.2.3.1. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm dệt may sang EU theo tiêu chí mặt hàng
EVFTA đã trở thành động lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của rất nhiều sản phẩm dệt may Việt Nam sang EU. Dù 2019 – 2021 là giai đoạn mà ngành này gặp rất nhiều trở ngại, song giao thương với EU cũng đang cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực.
Bảng 2.5: Thực trạng xuất khẩu một vài sản phẩm dệt may Việt Nam sang EU trong giai đoạn từ năm 2019 đến 3 quý đầu năm 2021
(đơn vị: nghìn USD)
Sản phẩm Năm 2019 Năm 2020 3 quý đầu năm 2021
So sánh với 3 quý đầu năm
2020 Áo jacket 994.099 841.575 629.401 -3,41%
Quần 652.116 563.845 435.391 4,22%
Áo thun 476.590 436.511 333.121 6,50%
Quần áo BHLĐ 132.148 227.941 61.686 -52,51%
Áo sơ mi 223.538 178.583 126.183 -1,92%
Đồ lót 245.312 162.345 169.478 41,83%
Quần áo trẻ em 142.741 140.140 115.006 10,71%
Quần short 113.477 98.115 88.046 19,10%
Găng tay 87.802 82.328 63.192 2,14%
Váy 98.272 70.113 50.394 -7,01%
Quần áo bơi 89.643 49.801 47.210 12,84%
Quần áo vest 52.764 44.884 20.783 -40,30%
Bít tất 19.217 27.032 25.024 28,72%
Áo len 21.606 24.818 17.543 4,53%
Hàng may mặc 33.128 21.930 12.935 -22,61%
Quần áo ngủ 22.862 16.982 6756 -50,50%
Vải 28.104 15.305 14.412 24,64%
Áo 59.015 14.878 12,319 0,61%
Áo ghile 14.650 12.550 13.803 54,00%
Quần jean 5474 5733 7051 105,63%
Khăn bông 3910 3861 2388 -16,31%
Phụ liệu may 2967 3645 3540 30,62%
Quần áo mưa 4187 2801 2842 26,74%
(Nguồn: Thu thập và tính toán từ Chuyên san thương mại Việt Nam - EU Quý IV/2020 và Quý III/2021)
Bảng 2.5 cho thấy sự giao thương của nhiều hàng hóa có sự sụt giảm, thậm chí nhiều hàng hóa sụt giảm rất mạnh vào năm 2020 như quần áo bơi giảm xấp xỉ 44,45%, đồ lót giảm 33,82%, váy giảm 28,65% so với trước đó bởi đại dịch toàn cầu mặc dù năm 2020 đánh dấu thời điểm EVFTA chính thức được thực thi. Ngược lại, cũng có một số mặt hàng lại ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể như ngành quần áo bảo hộ lao động có giá trị xuất khẩu năm 2020 tăng xấp xỉ 72,49% hay mặt hàng tất có mức tăng lên tới 40,67% so với năm 2019. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể thì thấy đa số các mặt hàng không những không tăng mà còn không đạt được mức giá trị tương đương với năm 2019. Điều này được lý giải là do người tiêu dùng châu Âu e ngại hơn trong việc chi trả cho dệt may khi đây không phải sản phẩm thiết yếu trong dịch bệnh, đồng thời sự suy giảm chung về kinh tế khiến người tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu hơn so với thời điểm trước dịch bệnh. Mặc dù sụt giảm như vậy nhưng thực trạng xuất khẩu sang khu vực EU năm 2020 vẫn được đánh giá là khả quan.
Sang đến 2021, dù vẫn còn những mặt hàng ghi nhận sự sụt giảm so với cùng kì năm trước như ngành quần áo bảo hộ lao động giảm 52,51%, mặt hàng quần áo vest giảm 40,30%, nhưng có nhiều mặt hàng đã ghi nhận sự cải thiện như ngành đồ lót tăng 41,83%
hay mặt hàng tất tăng 28,72%. Nhìn chung, ba quý đầu năm 2021 cho thấy xu hướng phục hồi của ngành dệt may sau những khó khăn của dịch bệnh. Cần phải khẳng định EVFTA là sự thúc đẩy vô cùng cần thiết đến ngành hàng này để duy trì được trong hoàn cảnh khó khăn, bù đắp những tổn thất nặng nề mà dịch bệnh gây ra và là cơ sở để tiếp tục phục hồi lại.
2.2.3.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm dệt may sang EU theo tiêu chí cơ cấu thị trường Khu vực EU hiện nay bao gồm 27 nền kinh tế, do đó EVFTA có hiệu lực đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam được tiếp cận vào thị trường của 27 quốc gia này. Trong hai năm 2019 và 2020, nhóm 10 quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu dệt may sang với giá trị lớn nhất đã chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực EU.
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các quốc gia EU trong năm 2019
(đơn vị: %)
(Nguồn: Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU - Ngành dệt may 2019) Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các quốc gia EU
trong năm 2020
(đơn vị: %)
(Nguồn: Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU – Mặt hàng dệt may 2022) 804.596; 22,10%
691.030; 18,98%
592.136; 16,26%
432.173; 11,87%
353.509; 9,71%
294.430; 8,09%
78.221; 2,15%
77.684; 2,13%
62.548; 1,72%
35.150; 0,97%
219.172; 6,02%
NĂM 2019
Đức Hà Lan Pháp Tây Ban Nha
Bỉ Italia Đan Mạch Thụy Điển
Ba Lan Áo Các nước còn lại
761.575; 24,46%
615.431; 19,76%
572.096; 18,37%
353.360; 11,35%
285.134; 9,16%
238.211; 7,65%
69.399; 2,23%
63.318; 2,03%
54.580; 1,75%
22.554; 0,72%
78.103; 2,52%
NĂM 2020
Đức Hà Lan Pháp Bỉ
Tây Ban Nha Italia Ba Lan Thụy Điển
Đan Mạch Áo Các nước còn lại
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các quốc gia EU trong quý I của năm 2021
(đơn vị: %)
(Nguồn: Chuyên san EVFTA với thương mại Việt Nam Quý I/2021)
Biểu đồ 2.5 và 2.6 cho thấy ba quốc gia thuộc khối EU mà Việt Nam xuất khẩu dệt may hàng đầu không có sự thay đổi về thứ hạng trong hai năm này, theo đó thứ tự vẫn là Đức, Hà Lan và Pháp. Tỷ trọng xuất khẩu sang cả ba quốc gia hàng đầu này đều tăng, Đức và Pháp tăng thêm lần lượt là 2,36% và 2,11%, còn Hà Lan cũng tăng thêm 0,78%. Trong nhóm ba nước ở ba thứ hạng tiếp theo, Bỉ vượt qua Tây Ban Nha trong năm 2020 để vươn lên vị trí thứ 4. Bỉ có sự tăng trưởng về tỷ trọng đóng góp thêm 1,64% trong khi Tây Ban Nha sụt giảm về tỷ trọng 2,71%. Với nhóm bốn nước cuối cùng trong nhóm 10 nước mà Việt Nam xuất khẩu hàng đầu trong EU này, Đan Mạch và Ba Lan có sự đổi chỗ cho nhau giữa năm 2019 và năm 2020. Ở năm 2019, Đan Mạch đang đứng ở vị trí số 7 với giá trị nhập khẩu dệt may từ Việt Nam là 78.221 nghìn USD nhưng sang năm 2020 lại tụt xuống hai bậc với giá trị đạt 54.580 nghìn USD. Ngược lại, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Ba Lan năm 2019 chỉ xếp vị trí thứ 9 với giá trị xuất khẩu là 62.548 nghìn USD nhưng đến năm 2020 đã tăng thêm hai bậc và thay thế cho vị trí của Đan Mạch với mức giá trị là 69.399 nghìn USD. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các
154.040; 22,90%
151.850; 22,58%
113.200; 16,83%
84.320; 12,54%
55.700; 8,28%
53.140; 7,90%
18.710; 2,78%
17.340; 2,58%
8.780; 1,31%
5.910; 0,88%
9.640; 1,42%