CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU THEO HIỆP ĐỊNH

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường eu theo hiệp định evfta – cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp việt nam (Trang 58 - 64)

2.3.1. Điểm mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam

Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam có ưu thế nổi trội nhất về nguồn lao động làm việc ở ngành này. Với đặc điểm có sẵn nguồn nhân lực trẻ tuổi dồi dào, họ đang nắm trong tay một trong những nguồn lực sản xuất quan trọng. Những lao động trẻ tuổi có năng lực sản xuất tốt nhờ sự dẻo dai của độ tuổi, đồng thời có sự linh hoạt trong việc tiếp nhận những kỹ thuật sản xuất mới và sử dụng máy móc tiến bộ hơn. Điều này giúp tạo ra những thế hệ nhân sự lành nghề và tiến hành quy trình sản xuất mang lại năng suất cao.

Hơn nữa, ngành còn đang có lợi thế cạnh tranh về giá vì tiền lương nguồn nhân lực dệt may Việt Nam không cao nên các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được về chi phí sản xuất, mà chi phí sản xuất thấp thì đồng nghĩa với việc giá thành của sản phẩm dệt may được sản xuất ra cũng thấp, từ đó doanh nghiệp có cơ sở để hạ giá bán sản phẩm nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường quốc tế. Hiện nay, thu nhập của nhân sự sản xuất trực tiếp trong ngành là khoảng 150 USD cho một tháng, thuộc vào nhóm thấp trên thế giới. Mức thu nhập này hạn chế hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác, thấp hơn gần 8 lần so với nhân sự ở Mỹ, thấp hơn 5 lần so với nhân lực ở Đài Loan, thấp hơn 1,5 lần so với nguồn nhân lực của Trung Quốc và còn thấp hơn khoảng 18 USD cho một tháng so với người lao động ở Ấn Độ - quốc gia xếp ngay phía trên Việt Nam về mức chi trả tiền lương. Chính những đặc điểm về nhân sự như vậy đã trở thành yếu tố để đưa Việt Nam thành nơi nhiều khách hàng nước ngoài lựa chọn cho việc tiến hành các đơn đặt hàng.

2.3.2. Điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam

Thứ nhất, mức độ lệ thuộc vào nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài lớn. Điều này bắt nguồn từ việc phát triển chuỗi cung ứng dệt may không đồng đều của Việt Nam khi mới chỉ chú trọng nhiều đến khâu cắt may mà chưa có sự đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp phụ trợ. Việc không làm chủ được nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của dệt may khiến các doanh nghiệp dễ gặp rủi ro từ bên ngoài. Điển hình như khi yếu tố đầu vào tăng giá cao ở những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu thì các doanh

nghiệp sẽ gặp bất lợi khi chi phí đầu vào tăng, giá thành tăng. Lúc này nếu như tăng giá bán thì thành vấn đề khi cạnh tranh mà không tăng thì ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Một trường hợp rủi ro nữa đã xảy ra là khi dịch bệnh bùng phát thì các đơn vị của Việt Nam gặp nhiều sự gián đoạn về nguồn cung cần thiết, từ đó ảnh hưởng tới tiến độ của các đơn vị kinh tế trong ngành.

Thứ hai, sự kết nối giữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trong cùng ngành còn chưa đủ. Vì lẽ đó, việc thực hiện gom hàng giữa các doanh nghiệp với nhau để cùng đáp ứng một đơn hàng lớn còn chưa dễ dàng. Điều này gây ra sự bất lợi vì nếu họ nhận đơn hàng lớn thì bản thân họ không tự cung cấp được mà đi thu gom từ các doanh nghiệp khác thì gặp trở ngại, còn nếu không nhận đơn hàng thì lại bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt.

Thứ ba, chưa có nhiều sự hiểu biết và kết nối với thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân là bởi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thực hiện xuất khẩu thông qua một bên khác, do đó không được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để biết được về nhu cầu của họ. Đây là rào cản khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn chủ động thực hiện việc bán hàng ở thị trường xuất khẩu do không nắm rõ về nhu cầu khách hàng thì rất khó để tạo ra sản phẩm làm hài lòng được họ và phù hợp với thị hiếu.

Thứ tư, năng lực về vốn và người lao động còn nhiều giới hạn. Sự kết hợp giữa tình trạng khan hiếm vốn và không đủ người lao động có trình độ chuyên môn cao gây nên việc vất vả hơn để vươn lên bậc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may. Vì sự thiếu thốn này nên chưa thực hiện được những khâu đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn cả về vốn và chất xám như thiết kế sản phẩm, marketing hay hình thành thương hiệu.

2.3.3. Cơ hội với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam

Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng như san sẻ bớt rủi ro từ các thị trường khác mà doanh nghiệp Việt Nam cũng có hoạt động xuất khẩu sang. Hiện nay, tiến trình thực hiện các thỏa thuận được quy định trong EVFTA mới được chưa đầy hai năm kể từ ngày hiệp định bắt đầu được thực thi. Đối với ngành dệt may, thời gian ngắn vừa rồi chưa đủ để phản ánh tối đa lợi ích mà EVFTA mang lại với ngành dệt may do đây là ngành có tiến trình cam kết dài hạn. Do đó, trong những năm sắp tới, EVFTA hứa hẹn là cơ hội để ngành này hưởng nhiều ưu đãi hơn khi mức thuế suất tiếp tục được hạ xuống. Hơn nữa,

EVFTA có hiệu lực giúp đưa doanh nghiệp trong ngành tiếp cận được với thị trường rất tiềm năng EU, từ đó có thêm một thị trường mục tiêu được hướng tới. Việc này giúp giảm rủi ro khi giảm mức tập trung vào một số thị trường xuất khẩu nhất định nên giảm được nguy cơ bị ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong trường hợp những thị trường mục tiêu đó xảy ra những biến động bất ngờ.

Thứ hai, cơ hội để gia tăng xuất khẩu với ngành hàng quần áo thể thao. Dịch bệnh giúp con người nhận ra được vai trò quan trọng của việc luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe và chống chọi với dịch bệnh, các hoạt động thể thao cũng được tổ chức với sự tham gia của rất đông của người dân châu Âu. Do đó, mặc dù các ngành hàng dệt may khác ghi nhận sự sụt giảm tại EU thì ngành hàng quần áo thể thao lại được thúc đẩy. Việc nắm bắt được xu hướng quan tâm tới sức khỏe cá nhân trong thời gian tới của khu vực này giúp các chủ thể trong ngành có khả năng tận dụng tốt hơn bằng việc nâng cao sản lượng của ngành tại thị trường này hơn.

2.3.4. Thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam

Một trong những thách thức lớn được đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu đến nội khối EU theo EVFTA là phải đáp ứng được quy định về xuất xứ nghiêm ngặt mà hiệp định này đưa ra, vì quy định này tác động trực diện vào điểm yếu lớn còn hiện hữu của ngành này và có liên quan mật thiết đến điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan. Do đó, doanh nghiệp cần phải có chiến lược để tự chủ hơn về nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, hoạch định kế hoạch để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may ở Việt Nam và dịch chuyển nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cho hoạt động dệt may của Việt Nam sang các quốc gia nội khối EU hoặc các quốc gia có mối liên hệ về giao thương qua hiệp định với cả EU và Việt Nam. Đây được coi là thách thức lâu dài với dệt may Việt Nam để trở nên phù hợp hơn với các quy định về xuất xứ mà EVFTA quy định. Ngoài xuất xứ, còn cần đối mặt với những rào cản phi thuế quan mà EU đưa ra để bảo vệ thị trường nội khối EU.

Việc gia nhập vào EU cũng đưa tới thách thức về cạnh tranh của dệt may Việt Nam với dệt may của các nền kinh tế khác trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang cạnh tranh với Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Hơn nữa, trong tương lai thì chi phí lao động rẻ cũng không còn là lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam nữa khi nhiều nơi còn thấp hơn. Điều

đó đặt ra thách thức với các chủ thể ngành dệt may Việt Nam phải tìm cách để chuyển dịch từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.

Vận tải quốc tế hiện nay vẫn còn trì trệ do đại dịch Covid 19. Trong tình hình hiện nay, hoạt động của nhiều đơn vị trong ngành có sự khởi sắc trở lại, số lượng đơn hàng tăng thì đồng nghĩa với việc nhu cầu nhập nguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm có xu hướng gia tăng. Thế nhưng một thực trạng đang diễn ra là thương mại quốc tế sử dụng vận tải biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi số lượng hàng hóa ùn ứ dẫn đến tình trạng vỏ container thường xuyên trong tình trạng thiếu hụt về số lượng, các chuyến tàu biển không đủ để giải phóng lượng hàng còn đang nằm chờ trong bối cảnh ngành vận tải biển cũng đang trong trạng thái thiếu hụt về nguồn nhân lực, đứt gãy hoạt động vận tải toàn cầu và năng suất hoạt động còn hạn chế sau khi dịch bệnh Covid 19 hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, chi phí xăng dầu, nhiên liệu vận tải cũng đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt trong tình hình chiến tranh giữa Nga và Ukraina còn diễn biến căng thẳng. Hai vấn đề vừa được đề cập khiến cước phí của hoạt động vận tải biển tăng lên nhanh chóng trong năm 2022 và được dự kiến là còn chưa hạ nhiệt sớm. Giá cước vẫn được đẩy lên liên tục trong thời gian gần đây, thậm chí có thời điểm tăng tới 1000 USD cho một container. Sự gia tăng về chi phí vận tải khiến gánh nặng đổ về phía các doanh nghiệp dệt may nói riêng và các doanh nghiệp toàn nền kinh tế nói chung ngày càng nhiều bởi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên, tạo áp lực về giá thành và giá bán.

Trở ngại từ việc thiếu hụt nhân sự sản xuất cho ngành cũng rất đáng ngại. Năm 2022 ghi nhận sự phục hồi nền kinh tế của thị trường châu Âu, thêm nữa dưới sự thúc đẩy của EVFTA khiến ngành có tiềm năng nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác đến từ EU.

Do vậy, ngành dệt may Việt Nam đang cần thêm nhiều nhân sự để phục vụ cho các đơn hàng này, ví dụ ở Bình Dương nhu cầu về nhân sự mới đang ở mức 50.000 người. Tuy nhiên, một vấn đề đáng buồn là người lao động đang không muốn quay trở lại làm việc sau dịch bệnh Covid 19. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều vấn đề. Thứ nhất, khi dịch bệnh căng thẳng, nhiều người lao động đã rời các công ty dệt may để về quê nhà, dẫn đến tình trạng hiện nay họ có thể đã tìm được công việc khác và cũng có tâm lý e ngại khi phải di chuyển sang nơi khác để làm việc. Thứ hai, vấn đề còn đến từ đặc thù của ngành khi làm việc với

nhiều áp lực về sự chính xác trong thời gian khi dây chuyền chạy liên tục và thời gian tăng ca cũng khiến cho các lao động rời bỏ nghề do ngành dệt may nhiều lao động là nữ giới và họ muốn có thời gian nhiều hơn cho cuộc sống cá nhân. Thứ ba, nhiều ngành nghề khác, nhiều công ty nước ngoài khác có chính sách chi trả cao hơn dẫn đến việc nhiều lao động chuyển hướng. Sự thiếu thốn nguồn nhân lực đặt ra thách thức trong việc hoàn thành đơn hàng cũng như đón nhận các cơ hội từ các đơn hàng mới.

Thách thức cũng được đặt ra trong năm 2022 là vấn đề lạm phát chưa có dấu hiệu giảm của thị trường châu Âu, đặc biệt chiến tranh giữa Nga và Ukraina khiến điều này trở nên trầm trọng hơn từ việc gia tăng giá nhiên liệu. Tình trạng này khiến người tiêu dùng châu Âu e ngại hơn trong việc chi tiêu, đặc biệt với ngành hàng không mang tính chất thiết yếu như dệt may. Do đó, hoạt động xuất khẩu dệt may đến khu vực EU được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn khi vấn đề đến từ sự sụt giảm cầu của người tiêu dùng nội khối.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Sự biến động về tình hình sản xuất của các sản phẩm chính trong ngành dệt may bao gồm sợi, vải và quần áo mặc thường cho thấy một xu hướng chung. Hoạt động sản xuất của các sản phẩm này có khuynh hướng tăng dần về sản lượng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2020 đều ghi nhận sự chững lại do tình hình dịch bệnh bùng phát toàn cầu. Sang đến năm 2021, nhìn chung các sản phẩm đều có sự phục hồi trở lại. Nhân sự trong ngành này phần lớn là lao động phổ thông do đó ảnh hưởng tới tiến trình đổi mới tiên tiến hơn cho ngành. Doanh nghiệp trong ngành này phần lớn được đánh giá là nhỏ và vừa, do đó còn bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.

EVFTA đặt ngành này dưới sự khó khăn về việc đáp ứng yếu tố sản xuất ban đầu phù hợp theo tiêu chí xuất xứ. Ngược lại, hiệp định này cũng mang tới cơ hội lớn cho các các chủ thể trong ngành khi sau tiến trình 7 năm thì sẽ được hưởng thuế suất là 0% khi xuất khẩu sang EU. Trong năm 2020, xu hướng chung được ghi nhận là sự sụt giảm của hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang khu vực này. Tuy nhiên, năm 2021 đã có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Điểm mạnh của ngành này là nguồn lao động trẻ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập như sự hạn chế về trình độ người lao động hay sự kết nối giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa cao. Về mặt cơ hội, ngành này sẽ có tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ sang các nước châu Âu nhờ EVFTA. Ngược lại, cũng có những thách thức mới đặt ra như việc tốn kém cước vận tải đường biển.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường eu theo hiệp định evfta – cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp việt nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)