DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM 2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất ngành dệt may Việt Nam
2.1.1.1. Sản lượng sản xuất của ngành dệt may qua các năm
Để có cái nhìn tổng quan nhất, mục này của khóa luận sẽ phân tích về sản lượng sản xuất đối với ba nhóm mặt hàng chính của ngành dệt may là sợi, vải và quần áo mặc thường qua các mốc thời gian.
a. Sợi
Sự biến động về sản lượng của ngành sợi được phản ánh qua số liệu được thống kê chung của toàn ngành và của những mặt hàng cụ thể qua các năm.
Biểu đồ 2.1: Sản lượng sản xuất sợi của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2021 (đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017 - 2021)
Qua biểu đồ 2.1, có thể nhận thấy sau 5 năm thì lượng sợi được sản xuất ra của Việt Nam đã tăng khoảng 1,42 lần vào năm 2021 so với năm 2017. Ngoài ra, tốc độ tăng của
2479,20 2835,60
3246,60 3255,77 3529,25
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
2017 2018 2019 2020 2021
Sản lượng
Năm
SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT SỢI CỦA VIỆT NAM T R O N G 5 N Ă M
Sản lượng sợi
năm sau so với năm liền kề trước đó khá đồng đều từ năm 2017 đến năm 2019, rơi vào mức từ 14,38% đến 14,49%. Tuy nhiên, đến năm 2020 lại ghi nhận mức sản lượng gần như tương đương với năm 2019 mà không có sự tăng trưởng đáng kể như những giai đoạn trước đó. Nguyên nhân cho tình trạng chững lại này được chỉ ra là do dịch bệnh Covid 19 khiến cho hoạt động sản xuất ngành sợi chững lại. Những biện pháp giãn cách xã hội được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh khiến các doanh nghiệp sợi không thể hoạt động với công suất tối đa, số lượng nhân lực cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Thêm nữa, việc đứt gãy chuỗi cung ứng quốc tế, các khách hàng quen thuộc ở các quốc gia khác cũng tạm thời hạn chế việc mua hàng. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến năm 2021, ngành sợi đã cho thấy sự phục hồi nhẹ với mức tăng trưởng khoảng 8,40%.
Để chi tiết hơn thì những số liệu từ một số sản phẩm của ngành sợi trong giai đoạn ba năm từ 2019 đến 2021 sẽ tiếp tục được tập trung phân tích.
Biểu đồ 2.2: Số lượng sản xuất của một số mặt hàng sợi từ 2019 đến 2021 (đơn vị: tấn)
(Nguồn: Sách báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020, Bộ Công Thương; bài báo
"Nhiều thách thức đón đợi ngành dệt may trong năm 2022" (2022), Bộ Công Thương) Nhìn chung, do sự ảnh hưởng của đại dịch hoành hành ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới nên số liệu của giai đoạn từ 2019 – 2020 cho thấy sự chững lại, có
1.478.916 1.494.760 1.512.099
903.260 911.371 992.483
202.751 190.789 205.690
0 500000 1000000 1500000 2000000
2019 2020 2021
Sản lượng
Năm
SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT MỘT VÀI MẶT HÀNG SỢI GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
Sợi tơ (filament) tổng hợp Sợi xe từ sợi tự nhiên
Sợi từ bông (Staple) tổng hợp có tỷ trọng của loại bông này dưới 85%
tăng thì tăng gần như không đáng kể ở quanh mức 1,00%, theo đó mức tăng của mặt hàng thứ nhất và thứ hai lần lượt là 1,07% và 0,90%, thậm chí mặt hàng thứ ba còn có mức giảm so với năm 2019. Tiếp theo, sang đến năm 2021 thì cả ba mặt hàng này đều ghi nhận mức tăng nhẹ so với năm 2020, đều dưới mức 10,00%, lần lượt là 1,16%, 8,90% và 7,81%. Mặc dù đây là mức thay đổi không nhiều và chưa sánh được so với mức trước đại dịch, nhưng nó cũng cho thấy tia sáng phục hồi của nền kinh tế. Năm 2021, đại dịch vẫn còn hiện hữu ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác nhưng đến lúc này thì vacxin đã được phổ cập ở Việt Nam, Hiệp định EVFTA tạo ra những lợi thế mới cùng với việc nhiều đối thủ còn đang chật vật để phục hồi là cơ hội để hoạt động sản xuất của ngành sợi của Việt Nam trở nên sôi động hơn.
b. Vải
Tình hình sản xuất của ngành vải được biểu hiện qua biểu đồ đường để thể hiện rõ nhất sự phát triển qua thời gian từ năm 2017 đến năm 2021.
Biểu đồ 2.3: Sản lượng sản xuất vải của Việt Nam từ năm 2017 đến 2021 (đơn vị: triệu mét vuông)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017 - 2021)
Biểu đồ 2.3 phản ánh xu hướng hoạt động sản xuất vải của Việt Nam tăng dần theo thời gian. Sản lượng của ngành năm 2021 đã tăng gấp 1,43 lần so với 5 năm trước đó. Từ năm
1787,40 2000,80
2299,89 2389,58 2561,63
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
2017 2018 2019 2020 2021
Sản lượng
Năm
SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT VẢI CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM
Sản lượng vải
2017 đến 2019 đã ghi nhận mức tăng xấp xỉ 28,67%. Thời kì 2019 - 2020 thì lại ghi nhận mức tăng trưởng chỉ còn khoảng 3,90%. Đáng ra với đà phát triển sẵn có từ trước cùng sự hỗ trợ của các FTA thế hệ mới vừa được thực thi là CPTPP và EVFTA thì năm 2020 có tiềm năng để cán mốc sản lượng vải vượt bậc hơn. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid 19 đã khiến cho kỳ vọng này không thành hiện thực khi cả hoạt động kinh tế nội địa và hoạt động kinh tế quốc tế đều đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Trong năm 2021, ngành vải đã có sự khởi sắc hơn với mức tăng trưởng 7,20% so với năm 2020.
Để rõ hơn sự thay đổi sản lượng của ngành vải trong giai đoạn 2019 – 2021, những dữ liệu về một số mặt hàng tiêu biểu của ngành vải sẽ được đưa ra cụ thể.
Bảng 2.1: Số lượng sản xuất của một vài mặt hàng ngành vải trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021
(đơn vị: nghìn mét vuông)
Mặt hàng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Vải dệt thoi từ sợi tơ
(filament) nhân tạo 779.469 663.773 604.365 Vải dệt thoi từ sợi tơ
(filament) tổng hợp 347.969 281.119 318.873 Vải dệt thoi khác từ sợi bông 109.415 102.487 109.948 Vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ
trọng bông từ 85% trở lên 417.447 477.028 480.367 (Nguồn: Sách báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020, Bộ Công Thương; bài báo
"Nhiều thách thức đón đợi ngành dệt may trong năm 2022" (2022), Bộ Công Thương) Bảng 2.1 cho thấy đây là ngành chịu ảnh hưởng khá nặng từ dịch bệnh Covid 19 khi mà năm 2020 ghi nhận sự sút giảm đáng kể về sản lượng của ba nhóm hàng, trong đó điển hình nhóm hàng đầu tiên giảm khoảng 17,43% và nhóm hàng thứ hai giảm khoảng 23,78%
so với năm 2019, chỉ có nhóm hàng cuối cùng vẫn duy trì được sự tăng trưởng của mình trong bối cảnh dịch bệnh. Đến năm 2021, khi mà Việt Nam và các quốc gia toàn cầu đã
phần nào thích nghi được với dịch bệnh và tiến tới hoạt động bình thường trở lại nền kinh tế thì các nhóm hàng cũng bắt đầu có sự cải thiện, chỉ trừ nhóm hàng đầu tiên vẫn chưa vực dậy được. Mặc dù tình hình sản xuất đến hết năm 2021 vẫn chưa hồi phục lại được như trước khi dịch bệnh xảy ra, nhưng sản lượng vải được đánh giá sẽ tiếp tục có sự cải thiện trong tương lai.
c. Quần áo mặc thường
Đánh giá tổng thể, ngành quần áo mặc thường có khuynh hướng phát triển theo thời gian, sản lượng sản xuất có xu hướng ngày càng tăng trong khoảng thời gian 12 năm.
Biểu đồ 2.4: Sản lượng sản xuất ngành quần áo mặc thường từ 2017 đến 2021 (đơn vị: triệu cái)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2017 - 2021)
Biểu đồ 2.4 cho thấy ngành đã có sự gia tăng về sản lượng gấp khoảng 1,13 lần. Thời kì 2019 – 2020 không những không ghi nhận sự tăng trưởng như thời kì 2017 – 2019 mà còn có sự sụt giảm về mặt sản lượng. Năm 2020, số lượng sản xuất của ngành quần áo mặc thường chỉ đạt 95,09% so với năm trước đó. Nguyên nhân cũng được xác định là đến từ tình hình dịch bệnh Covid 19 lây lan trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, đi cùng với sự vượt qua của toàn nền kinh tế, năm 2021 đã đánh dấu sự hồi phục của ngành, ghi nhận sự cải thiện tương đương 5,00%.
4844,80
5247,00
5502,23 5232,07
5493,67
4400 4600 4800 5000 5200 5400 5600
2017 2018 2019 2020 2021
Sản lượng
Năm