Xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 24 - 32)

1.3.1. K á n ệm ử lý n u của n n n t ươn m

Theo tác giả Nguyễn Văn Tiến (2010), xử lý nợ xấu là hoạt động đi kèm với quản lý nợ nhằm giảm thiểu rủi ro mất mát cho ngan hàng trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

1.3.2. Quy trìn ử lý n u của n n n t ươn m

Việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thông thường sẽ được thực hiện dựa trên 3 quy định, đó là:

- Quy định của pháp luật

- Quy định của Ngân hàng nhà nước - Quy định riêng của mỗi ngân hàng

Căn cứ vào thực trạng của mỗi khách hàng và việc phân loại nợ thuộc nhóm nào mà ngân hàng sẽ có quy trình xử lý phù hợp. Thông thường ngân hàng sẽ thực hiện xử lý nợ thông qua quy trình sau:

Bước 1: Phát hiện dấu hiệu khoản nợ có vấn đề và thực hiện phân loại nợ Thông qua việc phân loại nợ, kiểm tra các báo cáo tài chính của khách hàng;

các giao dịch với ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; hệ thống cảnh báo sớm; các nguồn thông tin khác. Kiểm tra thông tin, thực hiện phân loại nợ và đề xuất biện pháp xử lý khẩn cấp.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ của khoản cấp tín dụng có vấn đề để đảm bảo các

yếu tố pháp lý theo Quy định.

Bước 3: Định giá lại TSBĐ (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản) đánh giá về khả năng, biện pháp bổ sung TSBĐ trong trường hợp giá trị TSBĐ bị suy giảm/giá trị TSBĐ sau khi định giá lại không đủ để đảm bảo cho dư nợ vay.

Bước 4:Gặp gỡ và thảo luận với khách hàng. Yêu cầu khách hàng chuẩn bị và cung cấp thông tin cần thiết để có biện pháp xử lý thích hợp: Báo cáo công nợ, tình hình tài chính, nợ phải thu... thời điểm gần nhất, kế hoạch SXKD, các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục khó khăn, kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ cụ thể. Trao đổi về khả năng hợp tác với Ngân hàng để giải quyết khoản nợ có vấn đề: giảm dư nợ hoặc bổ sung TSBĐ, giảm nhanh hàng tồn kho, thu hồi công nợ, xử lý TSBĐ...

Gửi thông báo đến những đối tượng có liên quan đến khách hàng như người thân của khách hàng, đơn vị khách hàng công tác, các đối tác và bạn bè của khách hàng để nhờ hỗ trợ đòi nợ. Trường hợp cần thiết báo cáo cơ quan chủ quản hoặc các ban ngành liên quan hỗ trợ. Thảo luận về biện pháp quản lý tiền hàng và tiền gửi ngân hàng của khách hàng; thảo luận về kế hoạch, tiến độ và phương án giải quyết nợ có vấn đề.

Bước 5: Xây dựng và thực hiện phương án xử lý nợ

Phương án xử lý nợ có thể bao gồm một hoặc nhiều biện pháp xử lý nợ. Tùy theo tình hình SXKD, tài chính, thái độ hợp tác của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng để xây dựng phương án xử lý nợ phù hợp nhằm đạt được kết quả thu hồi nợ tối ưu nhất.

Các biện pháp có thể áp dụng: Xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ), giảm miễn lãi, bán nợ thông thường, chuyển nợ vay thành vốn góp; Đề nghị các cơ quan pháp luật hỗ trợ xử lý thu hồi nợ, trình khoanh nợ, xóa nợ/xuất toán nợ...

Bước 6: Lưu hồ sơ xử lý nợ: Sau khi hồ sơ xử lý xong sẽ đưa vào lưu trữ theo quy định.

1.3.3. Các c ỉ t êu đán á kết quả ử lý n u của n n n t ươn m - Tổng số nợ xấu: Tổng nợ xấu không phải phát sinh tại một thời điểm mà nó được tích lũy trong một khoảng thời gian dài, phản ánh chung giá trị tuyệt đối của

toàn bộ nợ xấu của ngân hàng, nhưng không phản ảnh được trong tổng nợ xấu đó có bao nhiêu là nợ không có khả năng thu hồi và bao nhiêu là nợ có khả năng thu hồi.

Tuy nhiên, nếu tổng nợ xấu của ngân hàng gia tăng trong thời gian dài chứng tỏ một điều rằng NHTM yếu kém về quản trị rủi ro nói chung và kết quả xử lý nợ xấu là chưa được hiệu quả, bên cạnh đó nó cho biết chính sách minh bạch hóa quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng.

- T lệ nợ xấu:T lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là t lệ đánh giá hiệu quả chất lượng tín dụng của TCTD.

T lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn. T lệ này càng cao thì nợ quá hạn từ 90 ngày đến trên 360 ngày của ngân hàng càng lớn và rủi ro tín dụng càng cao. Theo quy định của NHNN, nêu t lệ này lớn hơn 7% thì Ngân hàng được xem là có hoạt động tín dụng yếu kém. Nếu t lệ này nằm trong giới hạn từ 3% đến 5% thì hoạt động Ngân hàng nằm trong giới hạn cho phép của NHNN. Nếu t lệ này nhỏ hơn 3% thì Ngân hàng được đánh giá có nghiệp vụ tín dụng tốt, các khoản cho vay an toàn.

- T lệ nợ xấu theo nhóm nợ: Đối với chỉ tiêu này, ngân hàng thường phân loại nợ xấu thành nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5 theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT- NHNN của NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

- T lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế: Danh mục cho vay của các ngân hàng thường bao gồm các thành phần kinh tế chủ yếu là các tổ chức kinh tế và các cá nhân, hộ gia đình. Việc phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế là một trong những công tác quan trọng giúp ngân hàng có định hướng cụ thể đối với từng thành phần kinh tế, từ đó ngân hàng có thể đưa ra những chính sách phù hợp trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu.

- T lệ nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh: Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng cho vay thường chú trọng đa dạng hoá các ngành nghề và lĩnh vực cho

vay, theo đó ngân hàng hạn chế cho vay những lĩnh vực có tỉ suất lợi nhuận thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro; đồng thời mở rộng và tăng cường cho vay các lĩnh vực sinh lợi cao. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển của từng ngành nghề mà ngân hàng sẽ phân loại nợ xấu theo ngành nghề là khác nhau, chính vì vậy cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối.

- T lệ nợ xấu theo tài sản bảo đảm:

Khi cho vay, tùy theo hình thức cấp tín dụng, để phòng tránh rủi ro, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản vào ngân hàng để bảo đảm cho khoản tiền vay. Vì vậy t lệ nợ xấu có TSBĐ cao thì khả năng mất vốn của ngân hàng sẽ thấp vì ngân hàng có thể xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

- T lệ xử lý nợ xấu theo các phương thức:

T lệ xử lý nợ

xấu phương thức i = Nợ xấu đã được xử lý theo phương thức i

x 100 (%) Tổng số nợ xấu đã xử lý được

Trong đó, i gồm các phương thức sau:

+ Thu hồi nợ trực tiếp.

+ Miễn, giảm, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.

+ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện trả nợ thay.

+ Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý nợ xấu.

+Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.

+ Bán nợ các khoản nợ.

Chỉ tiêu này cho biết biện pháp xử lý nợ xấu nào đang giúp ngân hàng giải quyết được nhiều nợ xấu nhất để Ngân hàng có kế hoạch xử lý nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo.

1.3.4. Các b ện p áp ử lý n u của n n t ươn m - Thu hồi nợ trực tiếp và phát mại tài sản

+ Thu hồi nợ trực tiếp: Cán bộ tín dụng tiếp tục quản lý, theo dõi để thu hồi các khoản nợ xấu của khách hàng.

+ Phát mại tài sản: Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng không có khả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ… NHTM chủ

động xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất đai, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau:

Tự bán công khai trên thị trường; Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước. Trong trường hợp khoản vay không được thanh toán đầy đủ thì ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo theo nguyên tắc và cơ chế theo luật định.

- Miễn, giảm,cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng

Trong trường hợp nợ xấu là khách quan và trong tương lai bên vay có khả năng trả được nợ. Đây là giải pháp cơ cấu nợ phù hợp với tình hình hoạt động của bên vay, tạo điều kiện cho bên vay khôi phục hoạt động để có dòng tiền trả nợ cho ngân hàng. Trong điều kiện khác có thể tiếp tục hỗ trợ thêm vốn để bên vay xoay vòng nhanh hơn, nắm bắt cơ hội tốt hơn để trả nợ nhanh cho ngân hàng.

Việc cơ cấu luôn dựa trên tìm năng các doanh nghiệp là tốt, tính khả thi các dự án, phương án kinh doanh trong thời gián tới, các khó khăn của doanh nghiệp chỉ là khách quan và tạm thời, những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, có ảnh hưởng lớn đến nhiều bên hoặc có sự yêu cầu hổ trợ của Chính phủ từ những ngành nghề trọng yếu, đặc thù của địa phương, quốc gia.

- Đòi nợ bên bảo lãnh

Để hỗ trợ cho việc thực hiện hợp đồng tín dụng, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay cam kết thế chấp, cầm cố tài sản hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Nhưng cũng lưu ý rằng pháp luật quy định cho phép người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản của mình ngoại trừ người bảo lãnh là các tổ chức tín dụng. Nếu nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện mà người có nghĩa vụ không thực hiện dù đã có yêu cầu thì bên ngân hàng ngay lập tức có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay dù cho khách hàng chính vẫn có khả năng mà chưa kịp hay không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Sử dụng biện pháp pháp lý

Biện pháp kiện khách hàng ra toà để đòi nợ được ngân hàng lựa chọn khi các biện pháp trên không khả thi. Ngân hàng có thể nhờ toà án can thiệp buộc khách

hàng trả nợ, chuyển giao tài sản đảm bảo tiền vay, phát mại tài sản của khách hàng hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ và ngân hàng với tư cách là chủ nợ chính có thể làm đơn xin toà mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản.

Trên thực tế, việc phải sử dụng đến giải pháp này thường không đem lại hiệu quả cao cho việc đòi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rối, khách hàng thường là không còn khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo có tranh chấp về pháp lý hoặc không đủ giá trị bù đắp cho khoản vay, việc xử lý tài sản hoặc thu hồi nợ thông qua cơ quan Thi hành án thường mất nhiều thời gian, tốn kém về chi phí và thời gian...

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Những trường hợp được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro là khi khách hàng vay vốn, bên được bảo lãnh vay vốn, bên được hưởng dịch vụ thanh toán là những tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân bị chết, mất tích hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ thuộc nhóm.

Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các ngân hàng vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng. Thực chất của biện pháp này là ngân hàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi được.

- Bán các khoản nợ

Biện pháp này được ngân hàng sử dụng đối với khoản nợ không có TSBĐ hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ. Bán các khoản nợ là nghiệp vụ mà trong đó ngân hàng chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng khác để sớm thu hồi vốn của mình. Bán các khoản nợ mang lại cho ngân hàng một số lợi ích như: Làm giảm dư nợ cho vay trên bảng cân đối, làm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng;

Để tái cấu trúc lại danh mục cho vay, phân tán bớt các khoản cho vay lớn, chuyển bớt một phần dư nợ của nghành kinh tế đang suy thoái sang các ngành có triển vọng tăng trưởng. Điều này giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng; Giảm chi phí dự phòng bổ sung, giảm chi phí hoạt động của ngân hàng; Phần lỗ do bán thấp hơn giá

hạch toán sau khi bán trong những trường hợp cho phép sẽ được chia sẻ với Chính phủ vì phần này cho phép ngân hàng không phải nộp thuế thu nhập.

1.3.5. Các n n tố ản ưởn tớ c n tác ử lý n u của n n n t ươn m 1.3.5.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên và xã hội: Hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống các ngân hàng nói riêng chịutác động không nhỏ của điều kiện tự nhiên.

Những hiện tượng bất thường của tự nhiênnhư thiên tai, bão lũ, động đất, nủi lửa, dịch bệnh… có thể dẫn đến những rủi ro bấtkhả kháng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, doanh nghiệp.Các hiện tượng tự nhiên như thiên tai, bão lụt, hạn hán hay điều kiện xã hộinhư phong tục tập quán, đặc điểm vùng miền cũng phần nào tác động đến công tácquản lý nợ xấu của ngân hàng, bởi lẽ một bộ phận khách hàng vay hoạt động trongcác lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của các hiện tượng kể trên. Khi các hiện tượngnày xảy ra theo hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay,kéo theo đó là khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng bị giảm sút, dẫnđến rủi ro nợ xấu tăng cao và các biện pháp để xử lý nợ của ngân hàng có thể khôngphát huy tối đa hiệu quả.

Hệ thống pháp luật, quy định của Nhà nước: Rõ ràng hệ thống pháp luật, cũng như quy định của Nhà nước có liên quan đến từng ngành từng lĩnh vực trong các thành phần của nền kinh tế nhằm thực hiện mọi hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chính sách, quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng, việc thực hiện các quy định của Nhà nước sẽ giúp ngân hàng hoạt động có định hướng và tránh được những vấn đề về pháp lý. Theo đó, các ngân hàng thương mại sẽ phải xác định, xử lý nợ xấu trong một khuôn khổ nhất định, theo tiến trình và những biện pháp mà nhà nước cho phép. Bên cạnh đó, trên cơ sở giám sát thực hiện các quy định về nợ xấu, Nhà nước có thể hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nằm ngoài khả năng xử lý của NHTM.

Thị trường mua bán nợ: Thị trường mua bán nợ là một kênh quan trọng giúp doanh nghiệp cũng như Ngân hàng thương mại xử lý, thu hồi nợ xấu.

Rõràng khi thị trường mua bán nợ phát triển thì đây sẽ là một nơi tin cậy để ngânhàng và các tổ chức xử lý nợ tìm đến, thực hiện việc bán các khoản nợ xấukhông có tài sản đảm bảo hoặc rút ngắn thời gian đòi nợ. Khi đó các cơ quan xửlý nợ xấu sẽ tập trung nợ xấu từ các ngân hàng, bán lại cho một tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư khác để thu hồi vốn một cách nhanh chóng, song song với đó là các ngân hàng hay cơ quan xử lý nợ xấu thường chấp nhận đồng ý bán các khoản nợ thấp hơn giá trị.

- Nhân tố khách hàng: Đa số doanh nghiệp mua bán chủ yếu dựa vào uy tín, ít dùng đến các hợp đồng kinh tế, vì vậy nhiều doanh nghiệp đã bị khách hàng giam nợ vô thời hạn, mà không có cơ sở pháp lý để đòi. Trong khi các doanh nghiệp lại vay vốn của Ngân hàng để đầu tư vào hoạt động SXKD, khiến cho ngân hàng càng tăng khả năng phát sinh tình trạng nợ xấu, và việc xử lý nợ xấu diễn ra hết sức khó khăn. Mặt khác, việc trích lập dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp khoản lỗ do không thu được nợ, ngăn chặn nợ xấu nhưng điều này làm tăng chi phí, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận doanh nghiệp nên rất ít doanh nghiệp thực hiện, chính những điều này càng làm tăng gánh nặng trong công tác xử lý nợ xấu cho Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, đối với những khách hàng là cá nhân cũng gây những khó khăn nhất định cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu, khả năng thanh toán, tình hình thu nhâp, khả năng tài chính của khách hàng cũng như tình trạng thất nghiệp của khách hàng tại thời điểm đáo hạn… là những nhân tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng, ngân hàng không thể kiểm soát được và dẫn đến bị động trong công tác xử lý nợ xấu.

1.3.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan

- Nguồn nhân lực: Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng quản lý và xử lý nợ xấu, bởi vì con người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động tài chính theo phương pháp, kỹ thuật của mình.

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt trong công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải có trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu, bên cạnh đó cần nắm vững các quy định của pháp luật, có sự nhạy bén

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)