1.4. 1. K n n ệm ử lý n u của một số c n án n n n t ươn m
* Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội
Ban lãnh đạo Chi nhánh Bắc Hà Nội đã có sự quan tâm đúng mức, nhận thức tầm quan trọng của việc kiểm soát đồng thời xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, làm trong sạch bảng tổng kết tài sản.
Chi nhánh đã xây dựng đề án xử lý nợ xấu tồn đọng, áp dụng các biện pháp
kiểm soát hữu hiệu nhằm giảm tối thiểu sự phát sinh nợ xấu, hướng các hoạt động của ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng chi nhánh ngân hàng theo hướng ngân hàng hiện đại trong tương lai.
Các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu mà BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đã thực hiện khá đa dạng và linh hoạt, chủ yếu thu từ tái cơ cấu nợ, phát mại tài sản;
bán nợ…
Chi nhánh đã phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn, và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng một cách có khoa học, đồng thời kiểm tra đầy đủ, đúng đắn tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn của khách hàng qua các năm ngày càng khắt khe hơn trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn.
Chi nhánh đã chủ động, tích cực thường xuyên đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ theo đúng cam kết với ngân hàng như gửi giấy báo nợ, theo dõi trực tiếp…Vì vậy,nợ xấu của Chi nhánh đã giảm từ mức 1,02% trong năm 2019 xuống còn 0,93%
trong năm 2020 và tiếp tục còn 0,88% trong năm 2021.
* Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lào Cai
Nhận thấy được ảnh hưởng của nợ xấu không chỉ với Ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lào Cai đã quan tâm đến công tác xử lý nợ xấu của Chi nhánh. Các biện pháp mà Chi nhánh đưa ra đã và đang phát huy hiệu quả giảm nợ xấu cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng:
Bộ máy xử lý nợ xấu tại Chi nhánh được bố trí hợp lý, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.
Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Chi nhánh đã chủ động xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Chi nhánh đã áp dụng khá đa dạng các biện pháp xử lý nợ xấu trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng, cụ thể:
- Cơ cấu thời hạn trả nợ: Từ năm 2019 đến năm 2021 Chi nhánh đã thực hiện
cơ cấu cho 118 khách hàng, thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đã có nhiều khách hàng có khả năng thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ được cơ cấu, cải thiện được nhóm nợ xấu (khi thực hiện trả nợ theo thời hạn được cơ cấu theo một thời gian nhất định theo quy định, một khoản nợ xấu nhóm 3 có thể được chuyển lên nhóm 2).
- Thu hồi nợ trực tiếp, phát mại tài sản bảo đảm: Tổng số nợ xấu Chi nhánh đã thu hồi từ 2 biện pháp này là 42.607,5 triệu đồng, trong đó có 11.982,3 triệu đồng từ việc thu hồi nợ và 30.625,2 triệu đồng từ việc bán tài sản.
-Bán các khoản nợ để xử lý: Từ 2019 - 2021 Chi nhánh đã bán 15.611 triệu đồng, trong đó cao nhất là năm 2020 là 5.162 triệu đồng.
Ngoài ra Chi nhánh đã xử lý bằng dự phòng rủi ro, trong 3 năm là 28.743 triệu đồng.
Trong 3 năm gần đây, công tác thu hồi nợ xấu của Chi nhánh đã thu được những kết quả nhất định: T lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm so với năm trước và có xu hướng giảm tiếp trong các năm tiếp theo.
1.4.2. B ọc rút ra c o n n n n ệp v P át tr ển n t n V ệt Nam - C n án tỉn H G an
Từ những kinh nghiệm trong xử lý nợ xấu của một số Chi nhánh NHTM ở nước ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong xử lý nợ xấu cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Hà Giang như sau:
Ban lãnh đạo Chi nhánh cần nhận thức tầm quan trọng của việc kiểm soát đồng thời xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu để làm lành mạnh tình hình tài chính của Ngân hàng.
Bố trí bộ máy xử lý nợ xấu tại Chi nhánh hợp lý, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.
Trên cơ sở các khoản nợ xấu, tiến hành phân loại nợ xấu theo các hình thức xử lý: cơ cấu lại thời gian trả nợ, xử lý bằng TSĐB, xử lý bằng biện pháp pháp lý, xử lý bằng biện pháp bán nợ, hay xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.
Nghiên cứu kết hợp đa dạng các hình thức xử lý nợ xấu để đạt được hiệu quả cao nhất, trong đó ưu tiên chú trọng công tác thu hồi nơ trực tiếp thông qua việc
tăng cường quản lý, theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ.
Tăng cường kiểm soát sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng bằng cách kiểm tra đầy đủ, đúng đắn tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn của khách hàng, tăng cường kiểm soát trong và sau giải ngân để hạn chế thấp nhất việc phát sinh thêm các khoản nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTM. Trong đó, làm rõ các nội dung chủ yếu như sau: NHTM và hoạt động tín dụng của NHTM; Nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của NHTM (khái niệm nợ xấu của NHTM, phân loại nợ xấu của NHTM, tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM); Xử lý nợ xấu trong NHTM; Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số chi nhánh NHTM và bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Giang. Đây sẽ là nền tảng lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả tiến hành đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu trong chương 2.