Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Giang Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH

2.2. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Giang Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Giang

Mỗi một khoản nợ xấu trong lĩnh vực tài chính làm tăng khả năng dẫn đến ngân hàng gặp khó khăn và không có lợi nhuận. Do vậy, giảm thiểu t lệ nợ xấu là một phần không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng với mục tiêu đảm

bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn, hiệu quả và là một điều kiện cần thiết để cải thiện tăng trưởng kinh tế. Khi t lệ nợ xấu cao, chúng sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực tài chính, kèm theo đó là việc kinh doanh thua lỗ của Ngân hàng.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, dịch bệnh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn do giãn cách kéo dài, số lượng người nhiễm Covid-19 tăng cao, nhiều doanh nghiệp thiếu lao động, hợp đồng kinh tế bị phá vỡ, một số lĩnh vực kinh doanh bị đóng cửa đã ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc triển kế hoạch sản xuất kinh doanh mới của người dân. Ngành ngân hàng là một ảnh chịu tác động trực tiếp từ nền kinh tế, trong giai đoạn 2019 - 2021 để giữ chân những khách hàng truyền thống cũng như khai thác thêm khách hàng mới Chi nhánh đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay, gia hạn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nhóm nợ cho khách hàng… để khách hàng có cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn để trả nợ Ngân hàng, đây cũng là chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên ngoài những khách hàng thuộc diện được giãn nợ thì vẫn còn có những đối tượng khách hàng làm ăn kém hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, cố tình trây ì không chả nợ nên tình hình nợ xấu của Chi nhánh đã có sự tăng lên qua các năm trong cả giai đoạn 2019 - 2021.

Bảng 2.4. Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh từ 2019 - 2021

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh (%) 2020/2019 2021/2020 1. Tổng dƣ nợ 5.602.672 6.212.922 6.650.082 10,89 7,04

2. Nợ xấu 21.700 27.139 34.602 25,06 27,50

3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,39 0,44 0,52

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang)

Qua bảng số liệu có thể thấy t lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay tăng dần qua các năm từ 0,39% năm 2019 tăng lên 0,44% năm 2020 và 0,52% năm 2021.

Mặc dù Chi nhánh cũng đã có những biện pháp trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, t lệ nợ xấu của Chi nhánh đang tăng lên qua các năm cao hơn mức kế hoạch đặt ra

đối với Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang.

Đặc biệt trong năm 2020, 2021 dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp đã khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, sức mua giảm mạnh, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Agribank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang vẫn khẳng định được vị thế, vai trò của một NHTMtrong top dẫn đầu tại địa phương, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tiên phong thực hiện có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, đặc biệt là chung tay, chia sẻ cùng Chính phủ và cộng đồng trong việc phòng, chống, đẩy lùi dịch Covid-19.Thực hiện Thông tư 01/2020/TT- NHNN của NHNN và các Thông tư sửa đổi, bổ sung của NHNN, với dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng, Vì vậy t lệ nợ xấu hiện nay vẫn là mức an toàn, tuy nhiên cùng với biến động của thị trường cũng như công tác kiểm soát cảnh báo nợ chưa tốt chính là mầm mống của nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo mà Chi nhánh cần tăng cường những biện pháp xử lý nợ xấu để t lệ nợ xấu không tăng lên qua từng năm.

Xu hướng biến động của t lệ nợ xấu từ năm 2019-2021của Chi nhánh được thể hiện qua biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3. Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh giai đoạn 2019- 2021 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang) - T lệ nợ xấu theo nhóm nợ

0.00%

0.10%

0.20%

0.30%

0.40%

0.50%

0.60%

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 0.39%

0.44%

0.52%

Chúng ta có thể xem xét sự biến động của nợ xấu phân theo các nhóm nợ tại bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tình hình nợ nợ xấu phân theo nhóm nợ tại Chi nhánh từ 2019-2021 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh (%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

2020/

2019

2021/

2020 Tổng nợ xấu 22.387 100,00 27.139 100,00 34.602 100,00 121,23 127,50 - Nợ nhóm 3 1.051 4,69 5.873 21,64 5.927 17,13 458,80 0,92 - Nợ nhóm 4 687 3,07 2.754 10,15 9.600 27,74 300,87 248,58 - Nợ nhóm 5 20.649 92,24 18.512 68,21 19.075 55,13 -10,35 3,04

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang)

Qua bảng số liệu trên ta thấy giai đoạn 2019-2021 nợ nhóm 3 có xu hướng có nhiều biến động về mặt giá trị và t trọng: Về giá trị tăng từ 1.051 triệu đồng năm 2019 đến 5.873 triệu đồng năm 2020, về t trọng tăng từ 4,69% lên 21,64%

năm 2020. Đến năm 2021, nợ nhóm 3 là 5.927 triệu đồng nhưng có xu hướng giảm về t trọngđã giảm về mức 17,13%. Tuy nhiên đây không phải dấu hiệu tốt mà là nhiều khách hàng đã chuyển lên nợ nhóm 4.

Nợ nhóm 4 trong giai đoạn 2019-2021 có xu hướng tăng cả về giá trị và t trọng đặc biệt trong năm 2021 đã tăng t trọng từ mức 10,15% năm 2020 lên 27,74%.

Đặc biệt đáng lo ngại là nợ nhóm 5 mặc dù đã được xử lý và có xu hướng giảm trong cả giai đoạn nhưng vẫn luôn chiếm t lệ rất cao (trên 55%) đây là mức rất cao: năm 2019 nợ nhóm 5 là 20.648 triệu đồng, năm 2020 đã giảm còn 18.512 triệu đồng và năm 2021 là 19.075 triệu đồng.

- T lệ nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Để biết được đối tượng khách hàng nào là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nợ xấu, Chi nhánh phân loại nợ xấu theo các đối tượng khách hàng để theo dõi định kỳ.

Bảng 2.6. Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh (%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

2020/

2019

2021/

2020

KHDN lớn - - - -

KHDN vừa và nhỏ 7.369 32,9 10.231 37,7 8.687 25,1 38,84 -15,09 KHCN 15.018 67,1 16.908 62,3 25.905 74,9 12,58 53,21 Tổng nợ xấu 22.387 100,0 27.139 100,0 34.592 100,0 21,23 27,46

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang)

Về khách hàng doanh nghiệp: Qua bảng 2.6 ta thấy Chi nhánh không có nợ xấu đối với KHDN lớn, và t lệ nợ xấu đối với khách KHDN vừa và nhỏ thấp hơn khá nhiều KHCN và biến động tăng về t trọng từ 32,9% năm 2019 lên 37,7% năm 2020 nhưng sang năm 2021 nợ xấu của nhóm khách hàng này giảm mạnh chỉ còn chiếm 25,1% trong tổng nợ xấu.

Về KHCN: Do đặc thù của Ngân hàng là cho nông dân vay vốn để phát triển nông nghiệp nông thôn nên số lượng vốn cho KHCN của Chi nhánh vay khá cao và t lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này cũng chiếm t lệ cao trong tổng dư nợ xấu của Chi nhánh, giá trị nợ xấu trong năm 2020 tăng lên 12,58% so với năm 2019 và t trọng nợ xấu giảm trong năm 2020 so với năm 2019 nhưng giảm không nhiều từ mức 67,1% xuống 62,3%. Năm 2021 giá trị nợ xấu tăng đến 53,21% so với năm 2020 và t trọng cũng tăng cao chiếm 74,9% trong tổng nợ xấu toàn Chi nhánh.

- T lệ nợ xấu theo loại hình vay

Theo bảng số liệu 2.7, có thể thấy nợ xấu cho vay để cho vay để sản xuất kinh doanh chiếm t trọng cao hơn, năm 2020 tăng lên 25,95% so với năm 2019 nhưng năm 2021 tốc độ tăng trưởng nợ xấu của loại hình vay này đã giảm xuống còn -3,56%.

Bảng 2.7. Nợ xấu theo loại hình vay của Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh (%) 2020/2019 2021/2020 Sản xuất kinh doanh 16.770 21.121 20.370 25,95 -3,56

Vay tiêu dùng 5.617 6.018 14.222 7,14 136,32

Tổng nợ xấu 22.387 27.139 34.592 21,23 27,46 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang)

Ngược lại với cho vay sản xuất kinh doanh, khách hàng vay vốn tiêu dùng có số nợ xấu thấp hơn nhưng liên tục có sự tăng trưởng về giá trị qua các năm: Năm 2020 tăng lên 7,14% so với năm 2019 và năm 2021 nhóm khách hàng vay vốn để tiêu dùng đã gây ra mức nợ xấu rất cao, tăng lên 136,32% so với năm 2020.Điều này cho thấy Chi nhánh cần xem xét để có biện pháp điều chỉnh cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng hợp lý hơn nhằm giảm thiểu nợ xấu trong thời gian tới.

- Tỷ lệ nợ xấu theo tài sản bảo đảm (TSBĐ)

TSBĐ nhằm hạn chế rủi ro bị mất vốn do khách hàng không thể trả được nợ.

Đặc biệt qua cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các NHTM càng đẩy mạnh hình thức cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tránh cho ngân hàng rơi vào khủng hoảng có thế phá sản do mất vốn từ các khoản vay không có TSBĐ. Nhưng tại Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang để mở rộng khách hàng vay vốn mà trong năm 2021 Chi nhánh đã nới lỏng trong xét duyệt TSBĐ cho khách hàng khi vay vốn vì vậy t lệ cho vay có TSBĐ của Chi nhánh sụt giảm đáng kể.

Từ bảng số liệu 2.8 có thể thấy: Qua các năm, nợ xấu có TSBĐ năm 2019 là 17.469 triệu đồng, năm 2020 tăng thêm 23,28% là 21.536 triệu đồng, sang năm 2021 số nợ xấu có TSBĐ giảm xuống 7,3% so với năm 2020 là 19.936 triệu đồng.

Nguyên nhân để do Ngân hàng đã nới lỏng thực hiện quy trình tín dụng và chính sách cho vay.

Bảng 2.8. Cơ cấu nợ xấu theo hình thức bảo đảm tiền vay của Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh (%) 2020/2019 2021/2020 Tổng nợ xấu 22.387 27.139 34.592 21,23 27,46

Có TSBĐ 17.469 21.536 19.963 23,28 -7,30

Không có TSBĐ 4.918 5.603 14.629 13,93 161,09

T lệ nợ xấu có TSBĐ 78% 79% 58%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang) - T lệ xử lý nợ xấu theo các phương thức

Tổng nợ xấu của Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giangđã xử lý được phân theo hình thức xử lý nợ xấu trong 3 năm gần đây được tổng hợp chi tiết tại bảng 2.9 dưới đây.

Bảng 2.9: Nợ xấu đã đƣợc xử lý phân theo các biện pháp xử lý tại Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh (%) 2020/2019 2021/2020 Tổng nợ xấu đƣợc xử lý 22.466 8.264 19.998 -63,22 141,99 Thu hồi nợ trực tiếp 3.215 2.542 1.126 -20,93 -55,70

Bán tài sản 1.755 1.095 1.125 -37,61 2,74

Miễn, giảm nợ 24 231 554 862,50 139,83

Cơ cấu lại thời gian trả nợ 321 1.432 2.125 346,11 48,39

Khởi kiện ra tòa 0 16 0 - -100,00

Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro 3.386 2.948 1.303 -12,94 -55,80

Bán nợ cho VAMC 13.765 0 13.765 -100,00 -

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agirbank - Chi nhánh tỉnh Hà Giang)

Qua số liệu tại bảng 2.9 cho thấy Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp đểxử lý nợ xấu, nhưng hiệu quả của mỗi biện pháp đem lại khác nhau. Chi tiết thực trạng xử lý nợ xấu tại Chi nhánh sẽ được làm rõ trong phần 2.3 dưới đây.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)