Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. K ến n ị vớ C ín p ủ

Để quá trình xử lý nợ xấu của các NHTM hiệu quả, vai trò của Chính phủ rất quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi hướng dẫn các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu như sau:

- Chính phủ cần sớm sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sự phù hợp đồng bộ nhất là trong quản lý đất đai, phá sản doanh nghiệp, thi hành án

dân sự, cơ chế thực thi pháp luật nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt thu hồi nợ, xử lý tài sản nợ nhanh chóng, cụ thể như sau:

+Chính phủ cần có các văn bản hướng dẫn đảm bảo quyền chủ động của Ngân hàng khi xử lý TSBĐ, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của người cho vay.

+Trong giai đoạn hện nay, đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các tài sản thế chấp, nhất là bất động sản, cho phép và khyến khích hoạt động thu hồi nợ, có cơ chế về chính sách đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, cơ chế đặc biệt về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cơ chế phát mại tài sản, các thủ tục cấp phép liên quan việc phát mại tài sản.

- Chính phủ và Bộ tài chính nên áp dụng các chính sách miễn giảm thuế như sau: Một là miễn giảm các loại thuế (thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp…) khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. Đổng thời giảm thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, sửa chữa tàu biển, vận tải biển nội địa, cơ khí.

- Chính phủ cần chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương và các Bộ ngành liên quan có những biện pháp kích thích thị trường bất động sản hoạt động sôi động hơn, phần lớn TSBĐ của các khoản nợ xấu tồn đọng là bất động sản không có khả năng thanh khoản, và các khách hàng có nợ xấu thuộc lĩnh vực xây dựng và đầu tư bất động sản luôn chiếm t lệ cao. Nếu giải quyết được tình trạng này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho các NHTM.

- Chính phủ cần chỉ đạo sát sao hơn về việc thực hiện đề án tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thực tế cho thấy tình trạng sở hữu chéo và nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước là một lực cản lớn trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM. Do đó, các biện pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, giảm t lệ sở hữu chéo giữa các NHTM là những nhiệm vụ cần sớm thực hiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác hạn chế và xử lý nợ xấu cho các NHTM.

-Chính phủ cần xây dựng một thị trường vốn hoạt động hiệu quả, tuy nhiên

trong bối cảnh Việt Nam hiện nay khi thị trường vốn nội địa chưa thực sự phát triển, việc cho phép các tổ chức đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình mua nợ xấu cũng có khả năng làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn.

3.3.2. K ến n ị vớ n n nước V ệt am

- Nâng cao chất lượng điều hành: Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho NHTM.

NHNN cần phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mại tài sản.

Nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ phái sinh tài chính khác.

Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy tắc về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR và quy định về an toàn tín dụng.

- Đẩy mạnh thông tin tín dụng nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Không phải mọi thông tin đều có thể công khai công bố, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng. Nhưng càng minh bạch thông tin, đảm bảo tính cập nhật, độ chuẩn xác, sẽ càng củng cố được niềm tin của khách hàng.

Thông tin tín dụng và thông tin xếp hạng tín dụng là những lá chắn, công cụ đắc lực hỗ trợ các ngân hàng, các định chế tài chính, các doanh nghiệp và nhà đầu tư hạn chế rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin tín dụng và xếp hạng tín dung là rất cần thiết, là chìa khóa giúp các chủ thể trên lựa chọn ra những

khách hàng xứng đáng trong việc sử dụng các nguồn lực hiện có để đầu tư.

Cần thiết lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp để giúp các NHTM có được những tham chiếu mang tính thị trường. Giảm thiểu tình trạng đánh giá sai về khả năng cũng như ý nguyện thực hiện các cam kết thanh toán của các chủ thể vay nợ trong nền kinh tế.

- Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát hệ thống

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức. Nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trò của mình là cảnh bảo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.

Cần phải xấy dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đực tốt, được cập nhật những thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

3.3.3. K ến n ị vớ n n n n ệp v P át tr ển n t n V ệt am - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng xử lý rủi ro

Hội đồng Xử lý rủi ro của Agribank tuy đã được thành lập và đã thể hiện vai trò rất quan trọng trong hoạt động xử lý nợ xấu nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

Agribank cần sớm ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng xử lý rủi ro để tạo một cơ chế hoạt động khoa học, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên Hội đồng cũng như quy định cụ thể vai trò pháp lý của Hội đồng trong cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank. Trên cơ sở đó, Hội đồng xử lý rủi ro có thể chủ động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Pháp luật.

- Tại Hội sở chính, Agribank cần thành lập bộ phận chuyên quản lý và chỉ đạo tận thu hồi nợ ngoại bảng. Đây là một biện pháp rất quan trọng để tăng năng lực tài chính của ngân hàng. Cho đến nay, phần lớn nợ ngoại bảng của Agribank là được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro và phần còn lại được xử lý bằng nguồn của

Chính phủ. Theo các quy định hiện hành, NHNN và Bộ Tài chính cho phép các NHTM nhà nước khi tận thu hồi nợ ngoại bảng được xử lý từ nguồn vốn của Nhà nước thì số thu hồi đó sẽ được bổ sung vào vốn điều lệ, còn đối với các khoản nợ ngoại bảng khác khi tận thu hồi được sẽ hạch toán vào thu nhập bất thường nên công tác tận thu hồi nợ xấu đã xử lý hạch toán ngoại bảng cần được đẩy mạnh nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng cũng như tăng năng lực tài chính cho ngân hàng (thông qua việc tăng vốn điều lệ). Vì vậy thành lập bộ phận chuyên quản lý và chỉ đạo tận thu hồi nợ ngoại bảng sẽ giúp các Chi nhánh tăng cường thu hồi nợ ngoại bảng.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng luôn có những đặc thù nhất định, các cán bộ làm công tác xử lý nợ xấu phải là những cán bộ đã có kinh nghiệm làm nghiệp vụ tín dụng, hiểu rõ các vấn đề liên quan đến tín dụng cũng như phải nắm được các quy định của pháp luật, của ngành ngân hàng về xử lý nợ xấu, có trình độ chuyên môn nhất định, thực sự linh hoạt trong các phương án xử lý nợ xấu... Do đó, Agribank cần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác xử lý nợ xấu cũng như các cán bộ làm công tác tín dụng tại Chi nhánh, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ xử lý nợ một cách bài bản, khoa học, xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ (khuyến khích cán bộ đang công tác tại ngân hàng tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro, các lớp công nghệ thông tin để ứng dụng khoa học kĩ thuật vào công tác xử lý nợ...). Ngoài ra, cần phải mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ làm công tác xử lý nợ có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật.

Các cán bộ làm công tác xử lý nợ xấu bên cạnh việc trau dồi, nâng cao các kiến thức chuyên môn cần phải được đào tạo về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên cập nhật các thông tin về các lĩnh vực có liên quan để phục vụ cho công tác chuyên môn.

Cần có các chính sách đãi ngộ nhất định đối với các cán bộ làm công tác xử

lý nợ xấu, gắn trách nhiệm với quyền lợi được hưởng. Hiện nay Agribank đã xây dựng được chính sách lương cho đối tượng là cán bộ làm công tác xử lý nợ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do việc đánh giá hiệu quả công việc cũng như đánh giá cán bộ còn nhiều bất cập, chưa có đủ cơ sở để có thể đưa ra được những kết luận khách quan làm cơ sở cho việc thưởng, phạt

- Thành lập bộ phận chuyên trách về xử lý nợ xấu

Ngân hàng nên cho các Chi nhánh cấp 1 được thành lập bộ phận chuyên trách về xử lý nợ xấu. Chức năng của bộ phận này là phụ trách khoản nợ xấu khi nó vừa phát sinh. Việc có một bộ phận chuyên biệt sẽ giúp Chi nhánh chuyên môn hóa trong từng khâu. Từ việc gặp gỡ khách hàng, đôn đốc nợ, phân tích khách hàng về nguyên nhân chậm trả nợ, lựa chọn phương án xử lý phù hợp.

Mặt khác tổ thu nợ cũng cần phải thường xuyên báo cáo lên cấp trên để nhanh chóng nắm bắt được phương hướng xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho quá trình xử lý nợ đúng quy định, tiết kiệm chi phí.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những kết quả đạt được về xử lý nợ xấu tại Agribank - Chi nhánh Hà Giang trong giai đoạn 2019 - 2021 cùng những hạn chế và nguyên nhân hạn chế Luận văn đã phân tích ở chương 2, Chương 3 của luận văn đã đưa ra 8 giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Các giải pháp được đưa ra giúp khắc phục hạn chế trong xử lý nợ xấu của Chi nhánh trong thời gian qua. Tuy nhiên việc áp dụng các giải pháp có đem lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sự phối hợp, giúp đỡ của một số cơ quan, ban hành. Vì vậy tác giả đã đưa ra một số kiến nghịđể tạo hành lang cũng như cơ chế, động lực cho các Ngân hàng tăng cường xử lý nợ xấu giúp cho Agribank - Chi nhánh Hà Giang hoạt động tốt hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)