CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.2. Quy trình kiểm toán đối với khoản mục tiền và tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.4. Kết thúc kiểm toán
1.2.4.1. Soát xét giấy tờ và tổng hợp kết quả
Sau khi kết thúc công việc kiểm toán với khoản mục này, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến nhận xét và lập Báo cáo kiểm toán. Trước khi đưa ra kết luận, KTV phải thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá về độ tin cậy của kết quả kiểm toán, các bằng chứng thu thập được cũng như các thủ tục kiểm toán đã thực hiện để quyết định có cần thực hiện thêm các thủ tục bổ sung hay không. Kết quả kiểm toán này được thể hiện dựa trên GTLVcủa KTV.
1.2.4.2. Xem xét những sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo
Trường hợp thứ nhất, những sự kiện xảy ra sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước thời điểm công bố BCTC của đơn vị. Trong trường hợp này, KTV xem xét về khả năng có hay không phải điều chỉnh BCTC và thảo luận với người chịu trách nhiệm về BCTC của đơn vị.
Trường hợp thứ hai, những sự kiện xảy ra sau khi BCTC được công bố. Trong trường hợp này nếu phát hiện ra những ảnh hưởng trọng yếuvới BCTC vào thời điểm ký BCTC thì KTV phải cân nhắc lại việc phát hành lại báo cáo kiểm toán. Nếu người chịu trách nhiệm phát hành BCTC của khách hàng đồng ý thì KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung và phát hành lại báo cáo kiểm toán đã được điều chỉnh.Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý thì KTV sẽ tiến hành theo luật định để ngăn ngừa khả năng sửdụng BCTC đã phát hành có sai sót trọng yếu chưa được phát hiện.
1.2.4.3. Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 quy định: “Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải luôn xem xét sự phù hợp của giả định
“hoạt động liên tục” mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính”.
Số liệu trên BCTC sẽ thay đổi hoàn toàn nếu giả định hoạt động liên tục không được đảm bảo. Nếu giả thiết này bị vi phạm, BCTC cần được lập trên một cơ sở khác và doanh nghiệp cần phải công bố về giả thiết này.
Hoạt động liên tục có thể đánh giá thông qua một số dấu hiệu về mặt tài chính, về hoạt động và một số dấu hiệu khác.
1.2.4.4. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Sau khi tiến hành xong công việc ở trên, KTV lập và phát hành báo cáo kiểm toán dựa theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Báo cáo kiểm toán là văn bản được KTV soạn thảo để trình bày ý kiến chính thức của mình về tính trung thực, hợp lý của những thông tin được kiểm toán.Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò quan trọng. Theo chuẩn mực VSA 700, ý kiến kiểm toán có hai loại như sau:
- Ý kiến chấp nhận toàn phần: được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
- Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần:
+ Ý kiến ngoại trừ: được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán.
+ Ý kiến trái ngược: được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC. Thư quản lý có thể phát hành đồng thời với báo cáo kiểm toán, trong đó KTV đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện KSNB.
Đây là những ý kiến mang tính chất tư vấn cho khách hàng trong công tác tài chính- kế toán nhằm giúp cho hoạt động của khách hàng được cải thiện hơn.
+ Ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo kiểm toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là những tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung liên quan đến khoản mục tiền và tương đương tiền như khái niệm, đặc điểm, các sai phạm dễ xảy ra đối với khoản mục này và các kiểm soát nội bộ cần thiết để giữ gìn và quản lý tài sản này. Ngoài ra, các giai đoạn của một quy trình kiểm toán BCTC và chi tiết hơn cho kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền cũng được trình bày trong chương này. Từ đó là cơ sở để nghiên cứu quá trình kiểm toán được áp dụng và tiến hành vào thực tế trong chương 2; quy chiếu, đánh giá và đề xuất giải pháp ở chương 3.