Ví dụ cụ thể về 1 cuộc kiểm toán tiền và tương đương tiền tại khách hàng ABC do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán an việt (Trang 70 - 98)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY

2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH kiểm toán An Việt thực hiện tại khách hàng ABC

2.2.2. Ví dụ cụ thể về 1 cuộc kiểm toán tiền và tương đương tiền tại khách hàng ABC do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt thực hiện

2.2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch a. Xem xét chấp nhận khách hàng

Thực tế với công ty ABC là một khách hàng cũ và lâu năm của An Việt. KTV tiến hàng kiểm tra lại các thông tin từ hồ sơ kiểm toán các năm được lưu trữ tại công ty và trao đổi với KTV tiền nhiệm để nắm bắt các vấn đề cần lưu ý từ cuộc kiểm toán các năm trước. Ngoài ra, KTV cũng cập nhật lại các thông tin mới hoặc những thay đổi trong năm để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.

Hình 2.2. GTLV xem xét chấp nhận khách hàng

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA

Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước:

Khả năng hoạt động liên tục do Công ty có phát sinh khoản lỗ lũy kế từ nhiều năm trước. Công ty đã bắt đầu có lãi từ năm 2018 nhưng chưa bù đắp được khoản lỗ này.

Hàng hóa từ nhiều năm trước không bán được chưa trích dự phòng, nguyên vật liệu nhập từ rất lâu để sản xuất thành phẩm (đã lỗi thời) không sử dụng tiếp mà chưa được trích lập dự phòng.

Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu và ngày hoàn thành.

- Dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2022 theo luật định - Cuộc kiểm toán chia làm 2 kỳ:

+ Kiểm toán sơ bộ 9 tháng đầu năm 2022 dự kiến thực hiện trong tháng 11/2022

+ Kiểm toán cuối năm 2022 dự kiến thực hiện trong tháng 2/2023 - BC kiểm toán phát hành trong tháng 3/2023

Mục đích sử dụng BCTC được kiểm toán :

Công ty là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán BCTC theo luật định. Báo cáo sẽ được nộp cho các cơ quan Nhà nước và chủ sở hữu.”

Sau đó, phía kiểm toán An Việt tiến hành xem xét các vấn đề liên quan đến nhân sự kiểm toán và đi đến kết luận:

- AnViet CPA có đầy đủ nhân sự và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục duy trì quan hệ khách hàng và thực hiện hợp đồng.

- Không có vi phạm về tính độc lập giữa ANVIETCPA và khách hàng được phát hiện và không tạo ra nguy cơ đe dọa tính độc lập đối với cuộc kiểm toán.

- Tính chính trực của đơn vị được kiểm toán và các vấn đề trọng yếu khác:

được đảm bảo hợp lý.

Khi đã thực hiện xong các thủ tục để đảm bảo sự thích hợp về chấp nhận quan hệ khách hàng trước khi ký hợp đồng kiểm toán; mức độ rủi ro hợp đồng được đánh giá để đưa ra quyết định chấp nhận duy trì khách hàng:

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA Sau đó phía kiểm toán An Việt tiến hành trao đổi một số vấn đề với đơn vị khách hành liên quan đến cuộc kiểm toán, đồng thời thực hiện gửi thư cho khách hàng về kế hoạch kiểm toán cùng các tài liệu cần đơn vị khách hàng cung cấp:

Hình 2.3. Danh mục tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA b. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

- Đặc điểm doanh nghiệp

+ Các thông tin chung về doanh nghiệp:

(1) Hình thức sở hữu và sở hữu DN:

Công ty TNHH ABC là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Chủ sở hữu của Công ty là công ty XXX thành lập tại nhật bản Vốn Điều lệ của Công ty là 13.000.000.000 VND, tương đương 650.000 Dollar Mỹ (USD).

(2) Ngành nghề kinh doanh chính

Ngành, nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất ghim kẹp công nghiệp các loại; sản xuất, lắp ráp thiết bị bắn ghim kẹp công nghiệp và phụ tùng thay thế các loại.

Ngoài ra Công ty có đăng ký hoạt động bán hàng theo quyền nhập-quyền xuất (hàng trading) và là doanh nghiệp chế xuất.

(3) Bộ máy quản lý Thành viên Ban giám đốc:

Tên Chức vụ Thông tin cơ bản

SE Tổng giám đốc Do công ty mẹ chỉ định

Thông tin nhân sự kế toán (tên/ chức vụ/ công việc cụ thể/ thông tin liên hệ:

email/ điện thoại)

Tên Chức vụ Công việc cụ thể

Thông tin liên hệ (email/điện

thoại) Trần Thị L Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ, tổng hợp,

bán hàng, thuế…

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh:

(1) Quy trình sản xuất đơn giản được diễn ra như sau:

Từ nguyên liệu thép dây, thép lá nhân viên sẽ đưa vào hệ thống máy tự động cắt, uốn tạo hình, ép thanh vỉ để tạo ra thành phẩm ghim. Để thay đổi kích thước ghim

nhân công chỉ thay đổi kích thước cắt tự động. Sau khi đưa nguyên vật liệu vào đến khi sản xuất xong thành phẩm sẽ thực hiện tưu động bằng máy. Quy trình sản xuất nhanh gọn không tốn nhiều thời gian và không có sản phẩm dở dang.

=> Ít có rủi ro do ảnh hưởng của quy trình sản xuất.

(2) Bản chất nguồn thu và một số khách hàng chính:

Công ty sản xuất và kinh doanh ghim kẹp Công nghiệp và kinh doanh thương mại hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa (Quyền nhập-quyền xuất). Chi tiết các khách hàng chính của Công ty

Tên khách hàng Sản phẩm/Dịch vụ cung cấp

Công ty MTV Ghim công nghiệp Clip, C-ring

Công ty SKM Ghim công nghiệp Clip, C-ring

TS TT.ltd Ghim công nghiệp Clip, C-ring

(3) Hoạt động mua hàng và một số nhà cung cấp chính:

Nguồn cung cấp đầu chính cho công ty chủ yếu là các nguyên vật liệu như các loại dây thép (dây thép 1.8 ly, thép SECC…), thép lá, nắp nhựa, hộp giấy, bìa cacton tròn, băng dính dán loại 13mm, 16mm, 18mm…. Giá cả các nguyên vật liệu đầu vào trong kỳ có xu hướng giảm nhưng mức giảm không nhiều.

Chi tiết các nhà cung cấp chính :

Tên nhà cung cấp Sản phẩm/Dịch vụ cung cấp

Công ty HT Dây thép

Công ty TS Thép SECC

Công ty MEI Thiết bị

Công ty HPSC Thép HGCC

Công ty CNBM Dây thép

Công ty BBTC Hộp carton, bìa tròn

+ Môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài:

(1) Các yếu tố pháp lý (quy định chung, thay đổi luật pháp ảnh hưởng đến ngành nghề)

Văn bản pháp luật và các quy định ảnh hưởng đến đơn vị

Các thủ tục được thực hiện để đảm bảo việc tuân thủ

1. Pháp luật và quy định ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC (chế độ kế toán, pháp luật về kế toán, thuế,…)

Công ty thực hiện theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Kiểm tra chính sách, chế độ kế toán của đơn vị

2. Pháp luật và các quy định về kinh doanh chung có ảnh hưởng gián tiếp đến BCTC (như luật chuyên ngành, pháp luật về môi trường, về chứng khoán,…)

Công ty không kinh doanh ngành nghề có điều kiện, không có các quy định pháp luật riêng đặc thù.

3. Pháp luật và quy định cụ thể khác

Đơn vị kinh doanh hàng hóa trading theo điều kiện cấp phép của DN chế xuất.

=> Không thấy có dấu hiệu nào cho thấy Công ty không tuân thủ các chế độ/ thông lệ kế toán/ hệ thống pháp luật/ chính sách nhà nước

(2) Thị trường và sự cạnh tranh:

Sản phẩm ghim, súng và các phụ tùng thay thế của Công ty. Đây là ngành nghề phụ trợ, thị trường tiêu thụ sản phẩm không phổ biến, chuyên cung cấp cho các khách hàng trong khối công nghiệp. Do quy mô nhỏ nên năng lực sản xuất của Công ty không lớn, Công suất sản xuất max/năm là 70.000 hộp ghim.

Về mức độ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh cao với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ Trung Quốc có giá thành rẻ hơn do Công ty phát sinh thêm các chi phí nhập thép từ Trung Quốc và các hàng hóa trading về để sản xuất/bán.

+ Chính sách kế toán

(1) Đồng tiền ghi sổ kế toán:

Công ty đủ điều kiện sử dụng đồng ngoại tệ (cụ thể USD) làm đồng tiền ghi sổ theo điều khoản đã quy định trong TT200/2014/TT-BTC và TT 53/TT-BTC.

=> Đồng tiền kế toán khác với doanh nghiệp thông thường nên cần chú ý đến tỷ giá quy đổi (ngược với thông tư 200/2014-TT-BTC).

(2) Hệ thống báo cáo mà doanh nghiệp phải lập theo yêu cầu : Hệ thống báo cáo Công ty thực hiện theo TT200/2014

(3) Các chính sách kế toán đang được áp dụng và thay đổi chính sách kế toán trong năm:

Công ty áp dụng các chính sách kế toán theo quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành: thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

(4) Phần mềm kế toán:

Việc ghi chép đang thực hiện chủ yếu trên excel, công ty đang tiến hành xây dựng phần mềm kế toán.

Sau khi thu thập được các thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh, KTV xác định sơ bộ các rủi ro, ảnh hưởng của các rủi ở cấp độ BCTC và CSDL, cũng như các thủ tục kiểm toán để phát hiện rủi ro đó:

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA c. Tìm hiểu chu trình kinh doanh và chính sách kế toán áp dụng

Việc nghiên cứu chu trình kinh doanh của đơn vị giúp KTV có những hiểu biết về đơn vị và đánh giá các rủi ro sai sót có thể xảy ra đối với tổng thể BCTC. Và với khoản mục tiền và tương đương tiền nói riêng, bước này cũng đem lại nhiều thông tin hữu ích phục vụ quá trình kiểm toán khoản mục này bởi tiền tham gia vào toàn bộ chu trình kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động nào của doanh nghiệp cũng cần đến tiền.

Với chu trình mua hàng- phải trả- trả tiền, KTV tiền hành phỏng vấn giám đốc, kế toán trưởng và kế toán phụ trách,các trưởng phòng ban liên quan hoặc nhân viên để thu thập các thông tin cần thiết về khía cạnh kinh doanh cũng như các chính sách kế toán áp dụng trong ghi chép sự kiện kinh tế phát sinh. Ngoài các thông tin từ đơn vị, KTV thu thập thêm thông tin từ bên ngoài như từ các nhà cung cấp, từ các nguồn báo chí.

Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới mua hàng- phải trả- trả tiền:

1. Các loại hàng hóa, nguyên vật liệu mà DN thường mua:

Các nguyên liệu chính của Công ty gồm dây thép dây thép 1.8 ly, thép SECC, nắp nhựa, hộp giấy, bìa carton tròn, băng dính dán loại 13mm, 16mm, 18mm…

2. Đặc thù của hàng hóa, nguyên vật liệu DN mua:

Nguyên vật liệu của Công ty là các mặt hàng có sẵn trên thị trường, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ.

3. Các cách hình mua hàng của DN:

Hình thức mua hàng của Công ty là nhập khẩu do Công ty là doanh nghiệp trong khu chế xuất. Các nguyên liệu chính như thép được mua của cả các đơn vị kinh doanh tại Việt Nam và ở nước ngoài.

4. Nhà cung cấp- mặt hàng mua- tỷ lệ mua:

Công ty chủ yếu mua hàng qua các nhà cung cấp truyền thống đối với các nguyên vật liệu chính. Ví dụ như thép dây 1.8 ly, thép SECC là nguyên liệu sản xuất chính của Công ty được mua từ nhà cung cấp: Công ty N, thùng cacton nhập từ công ty B. Tỷ lệ các nhà cung cấp vãng lai thấp và sản phẩm cung cấp không phải nguồn vật liệu chính.

5. Phương thức lựa chọn nhà cung cấp:

Đối với giá trị nguyên vật tư nhỏ không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sẽ do giám đốc trực tiếp duyệt giá và lựa chọn nhà cung cấp.

Đôi với giá trị nguyên vật tư lớn sẽ thực hiện tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp qua việc tìm kiếm ít nhất 3 nhà cung cấp để đánh giá lựa chọn NCC, sau đó bộ phận kỹ thuật đánh giá chất lượng báo lên Giám đốc. Giám đốc và trưởng phòng kinh doanh sẽ đánh giá theo các tiêu chí được xây dựng như: Uy tín NCC, Thông tin về NCC, Quan hệ với Công ty, Thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán,

giá cả… để lựa chọn nhà cung cấp. Lựa chọn cuối cùng về nhà cung cấp sẽ được trình cho giám đốc phê duyệt..

6. Tính độc lập giữa DN và những người quản lý chủ chốt với các nhà cung cấp chủ yếu:

Qua phỏng vấn chị L-kế toán trưởng, các nhà cung cấp là độc lập với các quản lý giám đốc Công ty.

7. Các cam kết mua hàng và các hợp đồng mua dài hạn: Không

8. Các chính sách ưu đãi của các nhà cung cấp chính (tín dụng, chiết khấu, khuyến mai, giảm giá…):

Chính sách tín dụng của nhà cung cấp áp dụng cho Công ty với nguyên vật liệu chính được thanh toán gối đầu.

9. Phương thức thanh toán:

Phương thức thanh toán của Công ty chủ yếu dùng tiền gửi thanh toán để thanh toán cho NCC.

Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng:

1. Thời điểm và căn cứ ghi nhận HTK, phải trả nhà cung cấp:

Thời điểm ghi nhận HTK, Phải trả NCC là khi Công ty nhận được hàng.

Căn cứ ghi nhận: Hồ sơ nhập khẩu gồm: Hóa đơn, Packinglist, PO, Tờ khai hải quan, Phiếu nhập kho.

2. Chính sách đánh giá các khoản nợ phải trả gốc ngoại tệ, phân loại nợ phải trả ngắn/dài hạn:

Chính sách đánh giá các khoản nợ phải trả gốc ngoại tệ: Với các khoản mục phải trả gốc ngoại tệ Công ty có thực hiện đánh giá tỷ giá theo tỷ giá mua của ngân hàng từ ngoại tệ sang nội tệ (Đồng tiền nội tệ là USD).

Công ty căn cứ vào thời gian các khoản nợ để phân loại nợ ngắn hạn, dài hạn.

Công ty chỉ có nợ phải trả NCC ngắn hạn.

3. Sự phù hợp giữa chính sách kế toán, chế độ kế toán tại đơn vị và quy định của chuẩn mực; tính nhất quán với năm trước: Có

4. Các thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán: Không

Chu trình mua hàng- phải trả- trả tiền được mô tả bằng bảng sử dụng phương pháp trần thuật :

# Nghiệp vụ chính của

chu trình Thủ tục kiểm soát

Người thực hiện

Thẩm quyền phê duyệt

Tài liệu kèm theo 1 Đề nghị mua

hàng Phân công phân nhiệm cho phòng kinh doanh thực hiện mua hàng và bộ phận sản xuất đề xuất nhu cầu

Nhân viên phòng kinh doanh và bộ phận sản xuất

Tổng Giám đốc

Đề nghị mua hàng, phê duyệt của giám đốc, Phòng kinh doanh 2 Nhận hàng

và ghi nhận hóa đơn

Phân công phân nhiệm cho tổ kiểm soát chất lượng thuộc bộ phận sản xuất thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa, phòng kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu nhập kho hàng, phòng kế toán làm phiếu NK

Nhân viên phụ trách chất lượng, phòng kinh doanh, kế toán

Tổng Giám đốc

Phiếu kiểm tra chất lượng hàng nhập

3 Thời điểm nhận chuyển giao quyền lợi và rủi ro liên quan đến hàng hóa và dịch vụ

Thời điểm nhận chuyển giao là thời điểm nhận được hàng theo phương thức giao hàng Với hàng nhập khẩu theo hình thức DAP là chủ yếu.

Nhân viên kinh doanh

Tổng Giám đốc

Hồ sơ nhập khẩu

4 Tìm hiểu hệ thống CNTT có ảnh hưởng đến chu trình mua hàng và việc ghi nhận

NA NA NA NA

chi phí/hàng tồn kho 5 Thanh toán 6 Các khoản

điều chỉnh cuối kỳ

Tính toán, đối chiếu giữa phòng kế toán và phòng kinh doanh

Phòng kế toán

Tổng Giám đốc

Phê duyệt được điều chỉnh 7 Tìm hiểu các

thông tin về mua hàng được ghi nhận vào sổ chi tiết như thế nào? (bao lâu ghi nhận 1 lần, ai là người ghi nhận, ghi nhận dựa vào tài liệu nào, ai kiểm tra, đối chiếu,…)

Khi hồ sơ chuyển từ phòng KD sang phòng kế toán sẽ ghi nhận và lập phiếu nhập kho khi nhập hàng được kế toán theo dõi hàng ngày trên sổ cái. Có sự đối chiếu giữa phòng KD và kế toán nhập liệu thường xuyên theo từng lần nhập.

Phòng kế toán, mua hàng

Tổng Giám đốc

Hồ sơ mua hàng, chứng từ thanh toán

Ở bước này, KTV đồng thời soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính làm tiền đề cho việc đánh giá và quyết định thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Các kiểm soát chính được xác định ở phần này sẽ được kiểm soát được KTV tìm hiểu và kiểm tra chi tiết hơn khi kiểm tra đánh giá KSNB. Sau đây là soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính cũng như các đánh giá liên quan về rủi ro BCTC và CSDL khi tìm hiểu về chu trình mua hàng- phải trả- trả tiền:

Các CSDL chính (Các mục tiêu kiểm soát chính)

Mô tả kiểm soát chính

KSNB đã được thiết kế phù hợp chưa

Thủ tục KSNB có được thực hiện không?

Tham chiếu đến tài liệu

“walk- through test”

Có kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát không?

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Mục tiêu KS (1): “Tính hiện hữu”: Các khoản mua hàng hóa, dịch vụ, phải trả nhà cung cấp thực sự phát sinh.

Đề nghị mua hàng phải được trình lên và được phê duyệt bởi người có thẩm quyền trước khi thực hiện

v Năng lực, uy tín của nhà cung cấp được đánh giá trước khi đặt hàng/ký kết hợp đồng v Kế toán HTK chỉ ghi nhận

HTK khi có đủ bộ hồ sơ

chứng từ hợp lệ. v

Hàng hoá, NVL trong kho được kiểm kê định kì và đối

chiếu sổ kế toán. v

Mục tiêu KS (2): “Tính đầy đủ”: Các khoản mua hàng hóa, dịch vụ và phải trả nhà cung cấp được ghi nhận đầy đủ.

[Trong ngày], hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho phải được chuyển về phòng kế toán để ghi sổ.

v [Hàng tháng] kế toán HTK

đối chiếu với báo cáo mua

hàng của bộ phận mua hàng v

Mục tiêu KS (3): “Tính chính xác”: Các khoản mua hàng hóa, dịch vụ và phải trả nhà cung cấp được ghi nhận chính xác, đúng đối tượng.

Đối chiếu, kiểm tra các thông tin trên hóa đơn (loại hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá…) với hợp đồng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho… Các sai lệch về số lượng hoặc chất lượng so với đơn đặt hàng cần phải được ghi chú rõ.

v

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán an việt (Trang 70 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)