Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán an việt (Trang 55 - 70)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY

2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH kiểm toán An Việt thực hiện tại khách hàng ABC

2.2.1. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền

2.2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch

Với tầm quan trọng và lợi ích của việc lập kế hoạch kiểm toán, An Việt luôn chú trọng vào công tác xem xét các đối tượng khách hàng trước mỗi cuộc kiểm toán để đưa ra một kế hoạch phù hợp nhất làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán. Các bước thực hiện như sau:

a. Xem xét chấp nhận khách hàng

Xem xét chấp nhận khách hàng là bước đầu tiên, cũng là sự chuẩn bị cho công tác lập kế hoạch kiểm toán.

Đối với khách hàng mới, công ty tiến hành thu thập những thông tin cơ bản về khách hàng như loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, tính liêm chính của ban giám đốc và lý do cần thực hiện kiểm toán của đơn vị.

Với khách hàng cũ, công ty vẫn thận trọng trong việc xem xét chấp nhận khách hàng biểu hiện qua việc xem xét những thay đổi mang tính quan trọng ảnh hưởng đến tình trung thực hợp lý trong lập và trình bày BCTC như thay đổi trong ban lãnh đạo, cổ đông, thay đổi vốn điều lệ, các quyết định hoặc kế hoạch trong tương lai gần có ảnh hưởng đáng kể như kế hoạch sáp nhập, mua lại, niêm yết,…

b. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Mục tiêu khi tiến hành bước thực hiện này là mang lại những hiểu biết về khách hàng và những yếu tố bên ngoài nào đang tác động đến khách hàng; cũng như các sự kiện kinh tế, các giao dịch đang diễn ra tại khách hàng như thế nào; những điều này tiềm ẩn rủi ro trọng yếu gì đối với BCTC. Những nội dung KTV thường tìm hiểu:

- Đặc điểm doanh nghiệp:

+ Các thông tin chung: Hình thức sở hữu, Ngành nghề kinh doanh chính, Cơ cấu tổ chức, Ban quản lý điều hành và kiểm soát, Bộ máy kế toán.

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh: Quy trình sản xuất kinh doanh, Các hoạt động trao đổi chủ yếu mua và bán, Bản chất nguồn thu, Đối tác khách mua hàng, Mua hàng và các nhà cung cấp chính.

- Môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN: Thực trạng chung của nền kinh tế, Yếu tố chính trị, Các yếu tố xã hội, Các yếu tố pháp lý, Thị trường và cạnh tranh, Nguồn cung và giá cả.

- Chính sách kế toán áp dụng đang áp dụng tại doanh nghiệp như đồng tiền ghi sổ, các chính sách kế toán đang áp dụng hay các thay đổi trong chính sách thời gian qua,…

Từ đó, KTV tổng hợp và đưa ra kết luận sơ bộ ban đầu về rủi ro cấp độ BCTC và CSDL có thể phát sinh.

c. Tìm hiểu chu trình kinh doanh

An Việt thiết kế thủ tục này nhằm để có những hiểu biết tới các giao dịch, sự kiện có trong các chu trình quan trọng. Qua đó cũng xác định được các lớp kiểm soát mà doanh nghiệp thiết lập đối với mỗi chu trình từ đó đánh giá tính hiệu quả và quyết định xem có hay không thực hiện thử nghiệm kiểm soát cũng như thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.

Các chu trình kinh doanh quan trọng thường được tìm hiểu là:

- Chu trình bán hàng- phải thu- thu tiền - Chu trình mua hàng- phải trả- trả tiền - Quy trình mua hàng

- Quy trình kiểm soát kho

- Chu trình HTK- Giá thành- Giá vốn - Chu trình tiền lương

- Chu trình TSCĐ và XDCB

Khi mô tả lại các chu trình kinh doanh trên tại đơn vị, KTV có thể sử dụng phương pháp trần thuật (narrative) hoặc sơ đồ (flowchart). Với mỗi chu trình đều được tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên quan:

(1) Các hiểu biết về đối tượng chính hay về khía cạnh kinh doanh liên quan mỗi chu trình kinh doanh.

(2) Các chính sách kế toán được sử dụng trong phản ánh các sự kiện phát sinh trong chu trình đó.

(3) Mô tả chu trình. KTV mô tả lần lượt theo trình tự các nghiệp vụ diễn ra, việc ghi chép của kế toán cùng với các thủ tục kiểm soát được thiết lập đơn vị được thiết lập ở mỗi bước. Các tài liệu, văn bản hay báo cáo được sử dụng kèm theo ở mỗi khâu cần được ghi chép làm cơ sở đánh giá và kiểm tra sau này. KTV cần chú ý đến các thông tin liên quan đến vấn đề phân công phân nhiệm cũng như thẩm quyền phê duyệt của các đối tượng, bộ phận, phòng ban ở mỗi khâu trong chu trình.

(4) Soát xét về thiết kế và thực hiện kiểm soát chính: Mỗi soát xét được tiến hành đều hướng đến đảm bảo các mục tiêu kiểm toán. Các kiểm soát được xác định ở đây được kiểm tra chi tiết hơn khi đánh giá và kiểm tra KSNB.

Sau khi thực hiện xong các bước công việc, KTV sẽ tiến hành tổng hợp các rủi ro có sai sót trọng yếu vào bảng theo mẫu.

d. Phân tích sơ bộ BCTC

Thủ tục phân tích là một thủ tục hữu hiệu được sử dụng xuyên suốt toàn bộ cuộc kiểm toán. Qua các thông tin, số liệu được phân tích kết hợp với phán đoán chuyên môn của mình, KTV có thể đánh giá về các khả năng xảy ra sai sót và thu hẹp khối lượng công việc cần thực hiện.

Qua những hiểu biết từ những khâu tìm hiểu về khách hàng và đánh giá rủi ro, KTV sẽ tập trung phân tích để nghiên cứu thông tin mà KTV thấy nghi ngờ có sai sót hoặc sự không hợp lý liên quan đến BCTC. KTV sử dụng các cách phân tích linh hoạt như phân tích biến động số liệu đầu kì và cuối kì, phân tích cơ cấu, phân tích xu hướng biến động hoặc phân tích các chỉ số tài chính. Từ đó thấy được những biến động và xét xem nó có hợp lý với những thông tin đã thu thập về doanh nghiệp trước đó như về quy mô doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, thị trường cạnh tranh năm qua hay tính hình biến động kinh tế- chính trị- xã hội.

Trong quá trình phân tích sơ bộ, KTV xem xét có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị như thu hẹp hoạt động kinh doanh một cách đáng kể,… KTV cần tìm hiểu để đảm bảo rằng BCTC đã được lập trên cơ sở chính sách kế toán được áp dụng phù hợp và nhất quán.

e. Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro gian lận

KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Hiểu biết tốt về KSNB đặc giúp KTV khoanh vùng kiểm tra các vùng có nguy cơ xảy ra sai sót trọng yếu nhất là rủi ro gian lận. KTV tìm hiểu KSNB bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu; sau đó được ghi chép lại làm cơ sở đánh giá và đưa ra kết luận kề KSNB và rủi ro kiểm soát. Đối với hệ thống KSNB của đơn vị, KTV đánh giá 5 thành phần của KSNB:

- Môi trường kiểm soát: KTV cần chú ý xem cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô và hoạt động kinh doanh của đơn vị không, sự tham gia của ban giám đốc và triết lý điều hành nhất là khẩu vị rủi ro của ban giám đốc, yêu cầu thực thi tính chính trực trong doanh nghiệp.

- Các hoạt động kiểm soát: được tham chiếu với các soát xét khi thực hiện tìm hiểu về chu trình kinh doanh được để thu thập những kiểm soát đối với các nhóm giao dịch và số dư quan trọng.

- Quy trình đánh giá rủi ro.

- Hệ thống thông tin.

- Giám sát các kiểm soát.

g. Xác định mức trọng yếu và tổng hợp đánh giá rủi ro

Mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng. Việc xác định mức trọng yếu thường được thực hiện bởi các KTV có nhiều kinh nghiệm, xét đoán chuyên môn như trưởng nhóm kiểm toán hay chủ nhiệm kiểm toán. KTV có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

Đối với mức trọng yếu tổng thể:

KTV xem xét một số nội dung:

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA

Tỷ lệ lựa chọn mức trọng yếu:

LN trước thuế 5% - 10%

Doanh thu thuần 0,5% - 3%

Tổng chi phí 0,5% - 3%

Vốn chủ sở hữu 1% - 5%

Tổng tài sản 1% - 2%

Theo CMKiT số 320: “Mức trọng yếu thực hiện: Là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.”

Vì vậy, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu thực hiện với tỷ lệ lựa chọn so với mức trọng yếu tổng thể thường là 50% - 75%.

Đối với các khoản mục:

Theo CMKiT số 320: “Khi lập chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh”.

Khi đó, KTV có thể xem xét các vấn đề dưới đây để quyết định về việc xác định mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh:

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA Theo CMKiT số 320: “Kiểm toán viên phải sửa đổi mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính và mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh trong trường hợp kiểm toán viên có thêm thông tin trong quá trình kiểm toán mà có thể dẫn đến việc thay đổi mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu so với mức xác định trước đó”.

Trong khi tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp hay khi thực hiện các kiểm tra chi tiết hơn, KTV có thể phát hiện ra những thông tin mới khiến những phán đoán ban đầu của KTV về doanh nghiệp có thể thay đổi. Đó có thể là những thông tin chứng tỏ yếu tố trọng yếu trên BCTC như doanh thu, lợi nhuận đã bị gian lận, khai khống.

Tổng hợp đánh giá rủi ro

Trong bước thực hiện này , KTV tiến hành tổng hợp đánh giá và ghi chép rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã được xác định ở trong suốt các bước lập kế hoạch tại các giấy làm việc khác để ra kết quả tổng hợp đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu, từ đó có đề xuất biện pháp xử lý tương ứng các rủi ro đã xác định.

KTV đề xuất biện pháp xử lý kiểm toán tương ứng với rủi ro cụ thể đã đánh giá. Các biện pháp xử lý kiểm toán đề xuất tại đây là một phần cơ sở hình thành biện pháp xử lý kiểm toán theo từng khoản mục BCTC khi tiến hành thực hiện kiểm toán các khoản mục.

Mức độ rủi ro đánh giá ban đầu (lập kế hoạch) sẽ được cập nhật, sửa đổi khi có thông tin bổ sung hoặc sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo, ví dụ mức

độ rủi ro kiểm soát ban đầu sẽ được cập nhật sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (nếu có) để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của các KSNB.

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA h. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Qua tìm hiểu về khách hàng và đánh giá rủi ro, trưởng nhóm kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán lên kế hoạch kiểm toán và gửi cho tất cả các thành viên trong nhóm kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chia cho ra theo các khoản mục trên BCTC, với mỗi khoản mục sẽ có một KTV phụ trách; đảm bảo công việc được phân chia phù hợp với năng lực của mỗi KTV và cuộc kiểm toán có thể kiểm tra đầy đủ nội dung của BCTC.

2.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thủ tục kiểm toán được áp dụng tại An Việt khi tiến hành thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền:

Sơ đồ 2.3. Thủ tục kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA Bước 1. Tìm hiểu hệ thống KSNB với phần hành tiền và tương đương tiền.

KTV tiến hành phỏng vấn/ thu thập các quy chế quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty, các kiểm soát quản lý các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Trường hợp công ty khách hàng không có quy chế thì phỏng vấn ban giám đốc, kế toán,… để rút ra quy trình công ty đang thực hiện và ghi chú lại.

Sau khi đã có những hiểu biết về thiết kế KSNB của đơn vị, KTV tiến hành quan sát hoặc chọn mẫu kiểm tra để đánh giá tính hiệu lực của quy chế (Công ty có tuân thủ quy chế hay không).

Bước 2. Lập bảng tổng hợp.

KTV lập bảng tổng hợp các tài khoản tiền bao gồm số dư đầu kì, các phát sinh tăng giảm trong kì và số dư cuối kì theo từng tài khoản tiền. Đây là cơ sở phục vụ kiểm tra và đối chiếu của KTV sau này.

Bước 3. Thu thập biên bản kiểm kê và xác nhận ngân hàng.

a. Chứng kiến kiểm kê tiền mặt

Chứng kiến kiểm kê tiền mặt giúp KTV thu thập được bằng chứng kiểm toán quan trọng nhất về tính hiện hữu của tài sản tiền. Trong quá trình tham gia quan sát kiểm kê, KTV cần kết hợp quan sát KSNB về quản lý kho quỹ xem xét số dư quỹ tiền mặt nhiều hay ít? Thủ quỹ có độc lập với kế toán hay không? ai cầm chìa khóa két?

vị trí đặt két? có sổ quỹ tiền mặt hay không?..

Khi kiểm kê, KTV yêu cầu KH đếm toàn bộ số tiền trong két, KTV chỉ quan sát quá trình KH kiểm đếm. Thu thập và kiểm tra những phiếu thu,chi tiền cuối cùng trước khi kiểm kê, kiểm tra thứ tự các phiếu thu chi tiền, đảm bảo dữ liệu kiểm kê chọn mẫu phải đảm bảo roll forward hoặc rollback.

Lập phiếu chứng kiến kiểm kê, yêu cầu khách hàng ký xác nhận.

b. Thu thập thư xác nhận

Thư xác nhận ngân hàng do kiểm toán viên gửi. Việc này thường được tiến hành từ giai đoạn lên kế hoạch trước khi thực hiện kiểm toán nhằm đảm bảo công việc được diễn ra đúng tiến độ.Trường hợp không thu thập được thư xác nhận thì sử dụng thư xác nhận của ngân hàng sau đó mới đến sổ phụ và chụp ảnh màn hình internetbanking. Các công việc KTV cần thực hiện trong thủ tục gửi thư xác nhận ngân hàng là:

- Lập danh sách các đối tượng gửi thư xác nhận: KTV tìm hiểu và thu thập tất cả các ngân hàng đơn vị đã mở tài khoản, xem xét các tài khoản đã đóng và đang sử dụng. Từ đó, lựa chọn bên xác nhận thích hợp.

- KTV xác định những thông tin cần được kiểm tra xác nhận hoặc yêu cầu xác nhận và chuẩn bị thư xác nhận theo form mẫu của An Việt. Cần chú ý thiết kế thư

xác nhận, đảm bảo đề đúng địa chỉ của người nhận và địa chỉ của kiểm toán viên để thư phúc đáp sẽ được gửi trực tiếp tới kiểm toán viên.

Hình 2.1. Mẫu thư xác nhận của ANVIET CPA

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA

Nguồn: Giấy tờ ANVIET CPA Sau khi KTV đã soạn thư với các nội dung yêu cầu xác nhận cần thiết, KTV tiến hành gửi thư xác nhận và thu thập thư xác nhận. KTV cần lập file để quản lý thư, cũng như theo dõi thời gian gửi thư và nhận thư để tránh những nhầm lẫn hoặc thất lạc thư trả lời. Đồng thời cũng nhanh chóng nhận biết thư trả lời chậm để có thể gửi thư lần hai hoặc có các thủ tục khác thay thế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán an việt (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)