CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY
1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
Để có các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chúng ta cần xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
1.3.3.1. Về phía ngân hàng
* Chất lượng cán bộ
Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nhất là lĩnh vực ngân hàng thì điều đó càng đúng.
Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn sâu, đồng thời am hiểu các lĩnh vực ngoại ngành, nắm vững pháp luật, làm việc nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt, cần thường xuyên sàng lọc, bồi dưỡng, động viên khen thưởng kịp thời tạo động lực thi đua tăng hiệu quả công việc, tránh được các tổn thất do chủ quan gây nên.
* Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng
Công tác sắp xếp cán bộ, các phòng ban một cách khoa học, linh hoạt và cụ thể hoá trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng là cơ sở tiến hành nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàng cũng như thiết lập quan hệ với cơ quan pháp luật, tài chính, các cơ quan chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho quản lý hiệu quả các
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
khoản tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề khi cần thiết vì hoạt động tín dụng có khả năng rủi ro cao hơn các hoạt động kinh doanh khác.
* Chiến lược tín dụng
Chiến lược tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chiến lược tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền của Ngân hàng và người vay tiền.
* Quy trình tín dụng
Quy trình bắt đầu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, đến khi thu hồi được nợ, tất cả phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Làm tốt công tác này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi vốn và lãi khi đến hạn thanh toán, tạo tiền đề cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh. Trước khi quyết định cho vay cần cân nhắc các mặt sau:
- Sự an toàn của vốn vay và khả năng thanh toán khi đến hạn.
- Sự phù hợp giữa cấp vốn tín dụng với tình hình kinh tế hiện đại.
- Khả năng sinh lời của vốn tín dụng.
Khâu quản lý và giám sát phải được thể hiện thường xuyên kiểm tra trên sổ sách và thực tế triển khai công việc kinh doanh có được thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng và tiến độ không để từ đó giải ngân một cách hợp lý.
Thu nợ và thanh toán nợ là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại vững chắc của Ngân hàng, cho nên phải nhạy bén, kịp thời phát hiện những điều kiện bất lợi xảy ra.
* Kiểm soát nội bộ
Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi hoạt động ngân hàng. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong quy chế tín dụng cũng như quy trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.
* Thông tin tín dụng
Hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng cân xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
1.3.3.2. Về phía khách hàng
* Uy tín, đạo đức của người vay
Đạo đức uy tín là một yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng tín dụng.
Uy tín của khách hàng là tiêu chí đánh giá khả năng sẵn sàng trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng. Nó được thể hiện qua thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, qua các quan hệ tài chính với bạn hàng, khách hàng.
Uy tín của khách hàng luôn tỷ lệ thuận với chất lượng tín dụng.
Đạo đức của khách hàng được thể hiện qua phẩm chất đạo đức và được kiểm nghiệm qua quá khứ, hiện tại, tương lai. Bởi vì khách hàng có thể thay đổi sau khi nhận được khoản vay hay bị tác động của nhân tố nào đó.
Do vậy việc xác định đúng đạo đức người vay cũng rất quan trọng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
* Năng lực, kinh nghiệm quản lý của khách hàng
Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây là cơ sở tạo ra hiệu quả kinh doanh từ đó các cam kết hoàn trả gốc và lãi sẽ được thực hiện và ngược lại.
1.3.3.3. Các nhân tố khác
* Môi trường kinh tế
Tính ổn định của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mà nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát vừa phải, tiền tệ ổn định, tài chính quốc gia lành mạnh thì sẽ tạo điều thuận lợi
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn tới hiệu quả kinh doanh co làm cho các khoản vay được thực hiện tốt làm tăng chất lượng tín dụng và ngược lại khi nền kinh tế không ổn định sẽ gây hiệu quả xấu đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
Và không thể không nói tới yếu tố cạnh tranh của nền kinh tế. Bởi một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao đó có thể tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng theo hai chiều hướng khác nhau.
Thứ nhất làm cho các Ngân hàng Thương mại đổi mới và nâng cao trình độ cán bộ và bổ xung trang thiết bị hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh từ đó làm tăng chất lượng tín dụng.
Thứ hai dưới áp lực của cạnh tranh ngân hàng có thể bỏ qua một số điều kiện tín dụng cần thiết làm cho rủi do tăng lên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
* Môi trường pháp lý
Các doanh nghiệp và ngân hàng cũng vậy đều hoạt động theo khuôn khổ của luật pháp. Vì vậy với môi trường pháp luật ổn định, rõ ràng, đồng bộ, hiệu quả, thì sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc để các doanh nghiệp và ngân hàng có những chiến lược kinh doanh và giải quyết các tranh chấp xảy ra góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Ngược lại pháp luật không ổn định, thiếu đồng bộ sẽ tạo kẽ hở cho kẻ gian lợi dụng gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.
* Thảm hoạ tự nhiên
Mặc dù khoa học ngày một phát triển không ngừng nhưng con người vẫn chưa làm chủ được thiên nhiên. Các thảm hoạ tự nhiên vẫn luôn rình rập con người gây ra những thiệt hại đáng kể cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhất là lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, vận tải. Mặc dù các rủi ro này được chia sẻ từ các Công ty Bảo hiểm hoặc hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng nó vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng thông qua ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại chất lượng tín dụng ngân hàng chịu tác động của nhiều yếu tố từ điều kiện kinh tế, pháp lý, con người, v.v... Do đó muốn nâng cao chất lượng tín dụng phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục.
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế