CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.2. Phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc
2.2.2. Về chất lượng tín dụng
Ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu dư nợ đối với các thành phần kinh tế của Agribank Hà Tây.
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ của các thành phần kinh tế tại Agribank Hà Tây Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2013 2014 2015
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tổng dư nợ 10.153 100 11.998 100 12.914 100
2. DNQD 125 1,23 122 1.01 119 0,09
3. DNNQD 2.909 28,65 2.971 24,76 2.905 22,5
3.1. Dư nợ NH 2.405 82,7 2.457 82,7 2.761,6 95
3.2.Dư nợ TDH 504 17,3 514 17,3 538,8 5
4. Hộ sản xuất 7.119 70,12 8.065 74,23 9.890 76,58
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Qua bảng trên ta thấy dư nợ qua các năm tăng nhanh và liên tục. Năm 2013, tổng dư nợ là 10.153 tỷ đồng thì sang năm 2014 tổng dư nợ đã là 11.998 tỷ đồng. Đến năm 2015, con số này đạt 12.914 tỷ, tăng 2.761 tỷ so với năm 2013. Nhìn vào số liệu trên bảng biểu ta nhận thấy trong những năm vừa qua Agribank hà tây chú trọng phát triển tín dụng hộ sản xuất và cá nhân, tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất cá nhân trong tổng dư nợ năm sau đều cao hơn năm trước, cụ thể năm 2013: 70,12%; năm 2014: 74,23%;
năm 2015 là 76,58%. Đối tượng khách hàng này vốn là đối tượng khách hàng truyền thống của Agribank Hà Tây cả về tính chất đầu tư và địa bàn đầu tư khi mà địa bàn hoạt động của agribank Hà Tây bao trùm cả địa giới hành chính của tỉnh Hà Tây cũ gồm 14 huyện trực thuộc, đồng thời đầu tư mạnh theo hướng tam nông: nông nghiệp – nông dân – nông thôn theo chỉ đạo của chính phủ và của ngân hàng nhà nước.
Tuy nhiên nếu xét riêng về đầu tư thành phần kinh tế doanh nghiệp thì cũng có thế nhận thấy agribank Hà Tây cũng đang dần chú trọng đầu tư cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, điều này thể hiện qua tỷ trọng đầu tư doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng đầu tư thành phần kinh tế doanh nghiệp ngày càng cao qua các năm.
Qua bảng 2.9 ta cũng thấy, tình hình dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn của khu vực kinh tế NQD cũng có sự biến động rõ rệt. Dư nợ ngắn hạn khu vực kinh tế NQD năm 2013 là 2.405 tỷ đồng, năm 2014 là 2.457 tỷ đồng và đến năm 2015 là 2.761,6 tỷ đồng, chiếm 95% dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Ta có thể biểu diễn tình hình dư nợ qua biểu đồ:
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Biểu đồ 2.7: Dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo kỳ hạn
Qua đây ta có thể thấy xu hướng tăng lên của dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh qua các năm. Tuy nhiên, để đánh giá được chất lượng tín dụng của khu vực KTNQD ta cần xem xét đến tình hình thu nợ của Ngân hàng.
Bảng 2.10: Tình hình thu nợ của Agribank Hà Tây từ năm 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. DS cho vay 2.178 3.221 3.541
2. DS thu nợ 1.030 100 1.376 100 2.625 100
2.1. KT QD 50 4.85 26 1.88 29 1,1
2.2. KT NQD 269.86 26.2 374.27 27.2 774 29,5
2.2.1.Thu nợ NH 223.98 83 305.77 81,7 652 84,23
2.2.2. Thu nợ TDH
45.98 17 68.5 18.3 122 15,76
2.3. HSX 710.14 68.95 975.73 70.92 1.822 69,4
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Ta thấy công tác thu nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh qua 3 năm 2013, 2014, 2015 có sự tăng lên. Trong đó thu nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ, điều này khá dễ hiểu do dư nợ trung dài hạn đối với thành phần kinh tế này cũng rất nhỏ.
Nhìn vào bảng 2.5 và bảng 2.10 ta thấy tỷ lệ thu nợ trên doanh số cho vay có sự biến động gẫy khúc, năm 2013 tỷ lệ này đạt 47,3% thì năm 2014 giảm xuống còn 42,7% nhưng đến năm 2015 thì lại tăng lên đến: 74,13%. Điều này là do năm 2015
2013 2014 2015
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
TONG DN DNNQD DU NO NH
DU NO TDH
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Agribank Hà tây đã chủ động thu nợ và không cho vay lại đối với những khách hàng có khả năng tài chính và khả năng thanh toán nợ giảm sút, những khách hàng được nhận định là đang tiềm ẩn rủi ro lớn nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, kiềm chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.
Hiện nay Agribank Hà Tây đã và đang tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mục tiêu đề ra là phát triển kinh tế an toàn về vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý, công tác sử dụng vốn không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Ta biết rằng trong quá trình cho vay Ngân hàng vừa phải đảm bảo hoạt động tín dụng có lãi, vừa phải đảm bảo lợi ích của khách hàng. Điều này rất khó thực hiện đòi hỏi trước khi cho vay phải tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về khách hàng và điều quan trọng là phải xác định được mục đích khách hàng vay vốn là gì? Sử dụng vốn vay như thế nào? Đó là cơ sở để Ngân hàng có thể thu hồi vốn và lãi đúng hạn, còn các tổ chức kinh tế phát triển một cách bền vững. Đây là vấn đề quan trọng mà các ngân hàng cần quan tâm để nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng được thể hiện rõ nhất qua con số nợ quá hạn của Ngân hàng.
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2013-2015 tại Agribank Hà Tây Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Tổng dư nợ cho vay 10,153 11.998 12.914
2 Nợ xấu 347 373 464
3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,41 3,1 3,59
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Nhận xét:
Với những số liệu được trình bày ở bảng 2.11 ta nhận thấy tỷ lệ tổng nợ xấu trên tổng dư nợ các năm 2013 đến 2015 của Agribank Hà Tây là hoàn toàn có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh nền kinh tế đang suy thoái và gặp đầy khó khăn biến động. Nếu đem so sánh chỉ tiêu này với đại đa số các chi nhánh Agribank khác hoặc với đại đa số các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn Hà
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Nội thì có thể nói đạt được những số liệu như vậy là sự thành công của chi nhánh.
Nếu năm 2013 là năm chớm vào của chu kỳ suy thoái nền kinh tế tỷ lệ nợ xấu của của Agribank Hà Tây là 3,41% thì sang đến năm 2014 bằng nhiều các biện pháp khác nhau agribank Hà Tây đã giảm được tỷ lệ nay xuống còn 3,1%
và đến năm 2015 năm được nhận định là chạm đáy của chu kỳ suy thoái nền kinh tế Agribank Hà Tây vẫn vững vàng kiểm soát tỷ lệ này ở mức 3,59% chỉ tăng hơn so với 2014 0,49%, trong khi một loạt các NHTMCP khác vì vấn đề nợ xấu mà phải sáp nhập, hoặc bị mua lại trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận một thực tại, hoạt động tín dụng là gắn liền với rủi ro, nhưng không một ngân hàng nào mong muốn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cao. Kết quả chi tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Agribank Hà Tây trong năm 2013-2015 là có thể chấp nhận được nhưng cũng cần phân tích tìm ra nguyên nhân cụ thể để tiếp tục cải thiện.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và qua thực tế tại Ngân hàng thì nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế đang suy thoái bất động sản sau thời gian tăng trưởng nóng mà không có sự kiểm soát của nhà nước và các cơ quan chức năng, không nghiên cứu kỹ nhu cầu cũng như cung-cầu của thị trường đến thời điểm hiện tại bất động bất động sản giảm 50% giá trị so với lúc đỉnh điểm thậm chí có nơi đến giảm đến 70%. Giá vàng và ngoại tệ cũng không được kiểm soát dẫn tới giá giao dịch ngoài thị trường biền động với biên độ lớn. Với tâm lý lúc mua cùng mua, lúc bán cùng bán (Hiệu ứng bầy đàn) dẫn tới cung vượt cầu, giá lao dốc phi mã dẫn tới nhiều nhà đầu tư trở tay không kịp, đặc biệt là bất động sản khi giá xuống mạnh, thị trường đóng băng, không giao dịch được dẫn tới một lượng tiền rất lớn bị đóng băng không đưa ra lưu thông được kéo theo một loạt các hàng hóa khác như ngành Vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, tiêu dùng… nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng sụt giảm nghiêm trọng làm cho các nhà sản xuất không tiêu thụ được hàng hóa, khác kéo theo sự suy thoái chung của toàn bộ nền kinh tế, công ty và các hộ sản xuất kinh doanh sau một thời gian cố gắng cầm cự, đến thời điểm hiện tại không thể cầm cự được nữa, làm ăn vẫn
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
thua lỗ, mất dần khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn tới bị chuyển nợ quá hạn làm nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên.
Một nguyên nhân nữa của tình trạng này là do một số khách hàng trong quá trình chuyển mình của nền kinh tế và sự thay đổi chủ trương chính sách của nhà nước đã không theo kịp nên làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ ngân hàng. Từ cuối năm 2010 bắt đầu của chu kỳ suy thoái kinh tế của thế giới và đến cuối 2011 đầu 2012 có thể nói đã ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam.
Các khách hàng quá hạn như trên với một số tiền lớn cũng một phần nguyên nhân nữa là do cán bộ tín dụng với trình độ còn yếu kém, khả năng phân tích, thu thập thông tin cũng như theo dõi khoản vay rất hạn chế.
Để thấy rõ hơn chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu ta sẽ so sánh tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại các ngân hàng như sau:
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của các đơn vị khác giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Agribank Bắc Ninh BIDV Hà Tây
2013 2014 2015 2013 2014 2015 1.Tổng dư nợ cho vay 6.253 7.650 8.140 9.768 10.520 11.545
2. Nợ xấu 256 393,9 455,4 420 410,2 491,3
3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,1 5,15 5,59 4,3 3,9 4,26
(Nguồn: Agribank Bắc Ninh và BIDV Hà Tây)
Từ bảng số liệu trên ta thấy cụ thể hơn về việc tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại Agribank Hà Tây qua các năm đều thấp hơn so với các chi nhánh cùng hệ thống và các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cụ thể năm 2013-2014-2015 tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ tại Agribank Hà Tây lần lượt là: 3,41% - 3,1% - 3,59%; Agribank Bắc Ninh là: 4,1% - 5,15% - 5.59%; BIDV Hà Tây là: 4,3% - 3,9% - 4,26%. Điều này là kết quả đáng khích lệ đối với toàn chi nhánh và cũng cho thấy chất lượng tín dụng tại Agribank Hà Tây trong những năm vừa qua là tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh.
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Để đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNQD chúng ta cần phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.13: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
NQH / Năm
2013 2014 2015
Tổng NQH
Tỷ lệ NQH (%)
Tổng NQH
Tỷ lệ NQH (%)
Tổng NQH
Tỷ lệ NQH (%)
Tổng NQH 347 373 464
1.NQH QD 6 0,05 7 0,06 7 0,05
2.NQH NQD 191 1,9 154 1,28 157 1,22
3.NQH Hộ SX 145 1,43 205 1,7 291 2,25
4.NQH cá nhân 5 0,04 8 0,04 9 0,07
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Từ những số liệu được trình bày ở bảng 2.13 ta thấy tổng dư nợ quá hạn của Agribank Hà Tây đều tăng hàng năm đặc biệt năm 2015 tăng đột biến tăng 91 tỷ, đánh dấu sự gia tăng NQH, ta thấy chủ yếu tập chung vào 2 nhóm khách hàng là DNNQD và hộ sản xuất có biến động lớn.
Đối với doanh nghiệp: Tính đến 31/12/2015 có 74/547 doanh nghiệp phát sinh nợ xấu với số tiền 164tỷ, trong đó có 12 doanh nghiệp có phát sinh nợ xấu lớn với số tiền 131 tỷ chiếm ~ 80% tổng nợ xấu doanh nghiệp như Cty TNHH Tùng Hiệp 14,8 tỷ, Cty Mai Minh Việt 6 tỷ, Cty TNHH Smatch door 35,6 tỷ, Cty XD Trường Giang 12,7 tỷ, DNTN Hoa Thịnh 5 tỷ…. Qua số liệu tổng hợp ở trên ta thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm 1/4 tổng dư nợ nhưng dư nợ xấu chiếm trên 35% tổng nợ xấu.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như chiếm quy mô tuyệt đối cả về số lượng khách hàng cũng như dư nợ trong bộ phận khách hàng doanh nghiệp của Agribank Hà Tây thể hiện tại bảng 2.5; mặc dù một số năm gần đây chi nhánh cũng đã chú trọng đầu tư hơn vào đối tượng khách hàng này tuy nhiên do một số nguyên do nhất định như: đại đa số cán bộ tín dụng ở địa bàn các huyện chưa được đào tạo chuyên sâu, kịp thời kỹ năng tiếp cận, đánh giá thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp, thứ hai do đặc thù đầu tư lĩnh vực tam nông là chủ yếu
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
của ngân hàng nông nghiệp, thứ ba địa bàn hoạt động của Agribank Hà Tây chủ yếu là khu vực nông thôn chưa có nhiều điều kiện để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động thương mại phát triển …. Nên việc khai thác đầu tư vào đối tượng khách hàng này vần chưa đạt hiệu quả và mục tiêu như mong muốn
Đối với hộ sản xuất, cá nhân: Tính đến 31/12/2015 toàn chi nhánh có 62.224 HSX&CN trong đó số HSX là 61.109 hộ chiếm 98% tổng số khách hàng với dư nợ xấu 291 tỷ tăng so với năm 2014 là 86 tỷ.Tăng so với năm 2013 là 146 tỷ. Nguyên nhân tăng nợ xấu ngoài khách quan do suy thoái chung của nền kinh tế dẫn tới sản xuất đình đốn thì một nguyên nhân không nhỏ nữa là khách hàng đầu tư dàn chải không kiểm soát được, sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới thất thoát vốn mất khả năng thanh toán.
Một nguyên nhân nữa mà cũng là một nguyên nhân lớn dẫn tới nợ xấu tăng cao của Agribank Hà Tây là do địa bàn hoạt động rộng, địa bàn hoạt động chính của chi nhánh trên địa dư hành chính Tỉnh Hà Tây cũ gồm: Quận Hà Đông và 12 huyện (14 chi nhánh loại 3), có 310 xã phường, diện tích tự nhiên 2.115km2, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại do quy hoạch khu Công nghiệp, cụm dân cư mới; hiện trên địa bàn có 1.300 làng nghề, trong đó có 150 làng nghề truyền thống, hàng ngàn doanh nghiệp và hàng chục ngàn hộ sản xuất kinh doanh. Dân số khoảng 2,5 triệu dân tương đương gần 55.000 hộ gia đình với gần 1,2 triệu lao động, trong đó khu vực nông thôn có 2,15 triệu dân với 47 vạn hộ (chiếm khoảng 85% dân số). Với dân số và địa bàn hoạt đông chủ yếu là nông thôn, nông dân, trình độ dân trí còn hạn chế, không cập nhật và phân tích được thông tin, hầu như không nắm bắt được sự biến động của kinh tế, của môi trường kinh doanh các hộ đều hoạt động theo kiểu tự phát, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống, thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu khoa học kỹ thuật dẫn tới sản phẩm làm ra chất lượng kém mẫu mã cũ kỹ lạc hậu không thể cạnh tranh được với các hàng hóa cùng loại trên thị trường .
Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu cũng từ các làng nghề, các hộ kinh doanh đi lên. Vì vậy mặc dù là doanh nghiệp nhưng cung cách hoạt động vẫn không khác hộ gia đình nhiều, hoạt động nhỏ lẻ, manh mún không chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ, yếu về kỹ năng quản lý điều hành, chậm nâng cao trình
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
độ, áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, không chủ động tìm kiếm thị trường, không đầu tư nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới không chủ động được đầu ra cũng như kế hoạch sản xuất. Toàn bộ đầu ra đều do một số công ty bao tiêu đặt hàng theo mẫu mã chủng loại của đơn vị đặt hàng vì vậy mà các hộ sản xuất, các doanh nghiệp luôn bị động. Không nắm bắt kịp thông tin, chậm chuyển đổi mô hình cũng như đối tượng kinh doanh đến khi nền kinh tế suy thoái, hàng hóa sản xuất ra không bán được, tiền đầu tư chưa thu hôì kịp, dẫn tới tài chính khó khăn, không trả được nợ cho Ngân hàng.
Cũng do cung cách hoạt động như trên, không được đầu tư quan tâm thích đáng của nhà nước, của chính quyền cơ sở vì vậy mà một số làng nghề hầu như chỉ hoạt động nhỏ lẻ cầm chừng hoặc bỏ nghề như Làng lụa Vạn Phúc, làng dệt La Phù, nghề Mây tre đan ở huyện Chương Mỹ, dệt vải ở Mỹ Đức…
Ngoài những nguyên nhân trên còn một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng rất lớn tới các hộ sản xuất trên địa bàn đó là thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Như số liệu tổng hợp ở trên đã biết 85% địa bàn hoạt động của Agribank Hà Tây là nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên các hộ sản xuất ở đây chủ yếu là các làng nghề, trồng trọt và chăn nuôi vì vậy chịu tác động rất lớn của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh.
Từ những nguyên nhân trên dẫn tới nợ quá hạn của Ngân hàng tăng.
Đến 31/12/2015, một số chi nhánh loại 3, đơn vị có tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức bình quân chung toàn chi nhánh, thể hiện ở bảng 2.14:
Bảng 2.14: Một số đơn vị có tỷ lệ nợ xấu cao
TT Tên chi nhánh Tỷ lệ nợ xấu (%)
1 Agribank Xuân Mai 10,3
2 Agribank Chương Mỹ 7,5
3 Agribank Thường Tín 6,3
4 Agribank Phú Xuyên 4,4
5 Hội Sở 4,3
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Ở các chi nhánh trên đa số là nông nghiệp và chăn nuôi và làng nghề như Phú Xuyên chuyên chăn nuôi vịt và làm đồ ghỗ, thủ công mỹ nghệ; Xuân Mai, Chương Mỹ chuyên sản xuất gạch ngói xây dựng, nghề mây tre đan và chăn nuôi
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế