Về cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc

2.2.1. Về cơ cấu tín dụng

Bảng 2.7: Cơ cấu tăng trưởng tín dụng đối với các thành phần kinh tế tại Agribank Hà Tây từ năm 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Mức tăng

dư nợ % Mức tăng

dư nợ % Mức tăng

dư nợ %

Tổng dư nợ tăng trưởng 1.148 100 1.845 100 916 100

1. KT QD 18,36 1,6 13 0.7 0 0

2. KT NQD 309,96 27 370,8 20.1 248 27

2.1. Cho vay NH 276,79 89,3 325,9 87,9 235,7 95

2.2. Cho vay TDH 33,17 10,7 44.9 12,1 12,3 5

3. Hộ sản xuất 819,68 71,4 1.461.2 79.2 668 73

(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)

Qua bảng 2.7 ta thấy tăng trưởng tín dụng hàng năm thường là do tăng trưởng tín dụng của thành phần kinh tế Hộ sản xuất và DNNQD, còn thành phần kinh tế quốc doanh thì không tăng trưởng hoặc tăng không đáng kể.

Theo bảng trên, Dư nợ của Agribank Hà Tây tăng liên tục. Năm 2013 tăng trưởng 1.148 tỷ đồng thì đến năm 2014 con số này là 1.845 tỷ đồng, năm 2014 dư nợ tăng lên 916 tỷ đồng. Trong đó năm 2013 tăng trưởng tín dụng đối với kinh tế quốc doanh đạt 18,36 tỷ đồng chiếm 1,6%; năm 2014 con số này là 13 tỷ đồng chiếm 0,7%;

đến năm 2015 không tăng trưởng. Còn đối với kinh tế ngoài quốc doanh thì dư nợ liên tục tăng lên dần chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng tăng trưởng tín dụng. Năm 2013 tăng trưởng tín dụng ngoài quốc doanh đạt 309,79 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tăng

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế

trưởng tín dụng; năm 2014 là 370,8 tỷ đòng chiếm 20,1% và năm 2015 là 248 tỷ đồng chiếm 27 tổng tăng trưởng tín dụng. Như vậy, hàng năm Agribank chi nhánh Hà Tây đều có mức tăng trưởng tín dụng khá, trong đó có đóng góp không nhỏ của thành phần kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thể hiện qua biểu đồ mô tả sau:

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tín dụng phân theo thành phần kinh tế tại Agribank Hà Tây từ năm 2013-2015

2013 2014 2015

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

TTTD DN TTTD DNQD TTTD DNNQD

(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy tăng trưởng tín dụng đối với cả ba thành phần kinh tế đều thực dương qua các năm. Điều đó thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ Agribank Hà Tây trong việc thực hiện mục tiêu phát triển dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ trên ta dễ dàng nhận thấy tăng trưởng tín dụng nói chung và tăng trưởng tín dụng ngoài quốc năm 2015 có sự sụt giảm rõ rệt so với năm 2014, qua phân tích số liệu, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của thị trường và đồng thời thực tế trực tiếp làm việc tại chi nhánh, hiện tượng này có thể do 2 nguyên nhân sau :

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan nền kinh tế đang trong đà suy thoái sâu và năm 2015 có thể được coi là chạm đáy của chu kỳ suy thoái, điều này khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của người dân giảm mạnh, dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng không đạt được mục tiêu mong muốn của ngân hàng.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan do ban lãnh đạo Agribank Hà Tây đã nhận định được những khó khăn của nền kinh tế, những rủi ro lớn trong quyết định đầu tư thời

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế

điểm này nên mặc dù rất muốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra nhưng vẫn quyết định thận trọng tăng trưởng nhằm đạt được mục tiêu quan trọng hơn là tính an toàn, hiệu quả hoạt động của chi nhánh, đảm bảo chất lượng tín dụng.

Xét riêng tăng trưởng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Agribank Hà Tây, ta thấy tăng trưởng dư nợ ngắn hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh đều tăng lên trong các năm. Năm 2013 tăng trưởng tín dụng ngắn hạn là 276,79 tỷ đồng, chiếm 89,3% tăng trưởng dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2014 tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đạt 325,9 tỷ đồng, chiếm 87,9% và đến năm 2015, con số này là 235,7 tỷ đồng, chiếm 95% tăng trưởng tín dụng ngoài quốc doanh, điều này chứng tỏ Agribank Hà Tây đang chú trọng đầu tư ngắn hạn nhiều hơn trung dài hạn nhằm hạn chế rủi ro. Ta sẽ thấy rõ hơn qua biểu đồ doanh số cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo kì hạn cho vay.

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng DNNQD phân theo kỳ hạn

2013 2014 2015

0 50 100 150 200 250 300 350 400

TTTD DNNQD TT TD NH TT TD TDH

So sánh giữa các năm mới chỉ cho biết mức độ tăng hay giảm về cơ cấu tín dụng của từng năm tại chi nhánh, nhưng để thấy rõ hơn về cơ cấu tín dụng đối với tín dụng DNNQD, bước tiếp theo ta sẽ tiếp tục so sánh với một số Chi nhánh khác cùng hệ thống Agribank Việt Nam và để đánh giá một cách khách quan hơn nữa ta so sánh các chỉ tiêu với NHTM cổ phần trên địa bàn. Đối tượng để so sánh các chỉ tiêu là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Ninh (Agribank Bắc Ninh) và NHTM cổ phần đầu tư và phát triển Chi nhánh Hà Tây (BIDV Hà Tây).

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế

Bảng 2.8: Cơ cấu tăng trưởng tín dụng của các đơn vị khác.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Agribank Bắc Ninh BIDV Hà Tây

2013 2014 2015 2013 2014 2015 1. Tổng tăng trưởng tín dụng 610 850 498 1.285 1.540 1.025

2. KT QD 60 40 16 280 315 223

3. KT NQD 182 250 146 520 610 415

4. Hộ sản xuất 368 560 336 485 615 387

(Nguồn: Agribank Bắc Ninh và BIDV Hà Tây)

Biểu đồ 2.3: So sánh tổng tăng trưởng tín dụng giữa 3 ngân hàng trong 3 năm 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

năm 2013 năm 2014 năm 2015 0

500 1000 1500 2000

Agribank Hà Tây Agribank Bắc Ninh BIDV Hà Tây

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế

Biểu đồ 2.4: So sánh tăng trưởng tín dụng thành phần KTQD giữa 3 ngân hàng trong 3 năm 2013-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.5: So sánh tăng trưởng tín dụng thành phần KTNQD giữa 3 ngân hàng trong 3 năm 2013-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng năm 2013 năm 2014 năm 2015

0 50 100 150 200 250 300 350

Agribank Hà Tây Agribank Bắc Ninh BIDV Hà Tây

năm 2013 năm 2014 năm 2015 0

100 200 300 400 500 600 700

Agribank Hà Tây Agribank Bắc Ninh BIDV Hà Tây

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế

Biểu đồ 2.6: So sánh tăng trưởng tín dụng HSX giữa 3 ngân hàng trong 3 năm 2013-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

So sánh chỉ tiêu tổng tăng trưởng tín dụng năm 2013, 2014, 2015 của Agribank Hà Tây là: 1.148 - 1.845 - 916; của Agribank Bắc Ninh là: 610 - 850 - 498 còn BIDV Hà Tây là: 1.285 - 1.540 - 1.025 . Nhìn chỉ số tổng tăng trưởng tín dụng của 3 Ngân hàng trên ta thấy 3 Ngân hàng đều có tăng trưởng tín dụng thực dương qua các năm. Đặc biệt là Agribank Hà Tây tăng mạnh, đột biến vào năm 2014 cao hơn 679 tỷ so với mức tăng trưởng tín dụng năm 2013. Còn Agribank Bắc Ninh và BIDV Hà Tây tăng đều qua các năm. Tuy nhiên có một điểm chung đó là cả 3 ngân hàng trong năm 2015 đều có mức độ giảm sút rõ rệt về tăng trưởng tín dụng so với năm 2014. Điều này càng chứng tỏ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế năm 2015 ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của ngành ngân hàng nói chung.

Tương tự so sánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo từng thành phần kinh tế ta thấy:

- Với thành phần KTQD tăng trưởng tín dụng thành phần kinh tế này của Agribank Hà Tây qua các năm 2013-2014-2015 lần lượt là: 18,36 - 13 - 0;

Agribank Bắc Ninh qua các năm là: 60 - 40 – 16; BIDV Hà Tây qua các năm là:

280 - 315 - 223. Trong 3 đơn vị thì BIDV là Ngân hàng có tăng trưởng về số tuyệt đối cao nhất ở nhóm đối tượng này, Agribank Hà Tây và Agribank Bắc Ninh thì đang giảm dần dư nợ ở thành phần kinh tế này.

năm 2013 năm 2014 năm 2015 0

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Agribank Hà Tây Agribank Bắc Ninh BIDV Hà Tây

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế

- Với thành phần KTNQD tăng trưởng tín dụng thành phần kinh tế này trong các năm 2013 - 2014 -2015 tại Agribank Hà Tây là: 309,96 - 370,8 - 248;

Agribank Bắc Ninh là: 182 - 250 - 146; BIDV Hà Tây là: 520 - 610 - 415. Qua số liệu trên ta nhận thấy với thành phần KTNQD các ngân hàng đều có sự tăng trưởng dư nợ qua các năm. Tuy nhiên tại Agribank Hà Tây và Agribank Bắc Ninh tăng chưa cao và mức độ tập trung đầu tư cho nhóm đối tượng đầy tiềm năng này còn hạn chế.

- Với thành phần hộ sản suất, tăng trưởng tín dụng thành phần kinh tế này qua các năm 2013 - 2014 - 2015 tại các ngân hàng lần lượt là: Agribank Hà Tây:

819,68 - 1.461,2 - 668; Agribank Bắc Ninh là: 368 - 560 - 336; BIDV Hà Tây là:

485 - 615 - 387. Qua phân tích tăng trưởng tín dụng tại nhóm đối tượng này cho ta thấy đúng theo đặc thù và định hướng phát triển các ngân hàng nông nghiệp vẫn chú trọng cho vay nhiều hơn ở đối tượng khách hàng HSX, BIDV thì tập trung cho vay nhiều ở đối tượng khách hàng DN, các dự án đầu tư. Tăng trưởng tín dụng HSX của Agribank Hà Tây và Bắc Ninh đều tăng qua các năm, nhưng năm 2014 Agribank Hà Tây tăng trưởng tín dụng nhiều ở đối tượng này, tăng 642 tỷ so với năm 2013.

Từ kết quả so sánh với Agribank Thanh Xuân và BIDV Hà Tây ta thấy trong các năm vừa qua các ngân hàng nông nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới nhóm đối tượng DNNQD mà cụ thể được phản ánh về mức tăng trưởng tín dụng và tỷ trọng trên tổng tăng trưởng tín dụng qua các năm tuy rằng chưa được nhiều như ở ngân hàng BIDV.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)