CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.1. Tổng quan về Agribank Hà Tây
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Agribank Hà Tây từ năm 2013-2015
Năm 2015 là năm mà các hoạt động của chi nhánh đều đạt kết quả khá tốt, các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng khá cao so với năm trước.
Kết quả đó khẳng định hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang có những bước tiến vững chắc. Tuy nhiên khi xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của một ngân hàng ta phải xem xét nó trong một khoảng thời gian nhất định để có thể có được cái nhìn tổng quát về hoạt động của ngân hàng.
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng. Nó thu gom toàn bộ số tiền nhàn rỗi từ nhỏ đến lớn của nền kinh tế. Nhờ có hoạt động huy động vốn mà ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác. Với màng lưới rộng lớn được bố trí một cách hợp lý, đội ngũ cán bộ với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo đã thu hút thêm khách hàng ngày càng nhiều. Có thể thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số dư đến Số dư đến Số dư đến Tăng giảm năm
2015 so với 2014 Năm 2015 Tỷ trọng 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Số tuyệt Số tương so với
tổng đối đối (%) nguồn(%)
Tiền gửi không kỳ hạn 1.913 1.707 1.833 126 7,4 9,3
Tiền gửi có kỳ hạn dưới
12 tháng 5.515 10.735 13.785 3.050 28,4 69,9
Tiền gửi có kỳ hạn từ
12 tháng trở lên 5.297 3.425 4.105 680 19,9 20,8
Trong đó ngoại tệ quy
đổi 547 558 570 12 2,2 2,9
Tổng cộng 12.725 15.867 19.723 3.856 24,3 100 Cơ cấu phân theo tính chất nguồn vốn huy động
Tiền gửi dân cư 10.631 13.928 17.659 3.731 26,8 89,5
Tiền gửi kho bạc 455 353 148 - 205 - 58,1 0,75
Tiền gửi TCKT-XH,
UTĐT, khác 1.639 1.586 1.916 330 20,8 9,7
(Nguồn :Phòng kế toán- ngân quỹ Agribank Hà Tây)
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Qua bảng 2.2 có thể thấy NHNo&PTNT CN Hà tây có chiến lược huy động vốn rất hợp lý và theo kịp được với những biến động của thị trường, thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động một cách linh hoạt và phù hợp nhằm ổn định nguồn vốn thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Năm 2014 tổng tiền gửi tăng so với năm 2013 là 3.142 tỷ, năm 2015 tăng 3.856 tỷ so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng 24%. Để đạt được tốc độ như trên NHNo&PTNT CN Hà tây đã đưa ra các sản phẩm mới, các chương trình huy động dự thưởng nhằm thu hút tiền gửi đặc biệt là tiền gửi dân cư vốn có tính ổn định cao và luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, hơn nữa với loại nguồn vốn này NHNo&PTNT Hà Tây luôn chiếm ưu thế huy động trên địa bàn và thực tế nó cũng chiểm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Khoảng thời gian từ 2013-2015 là những năm khó khăn chồng chất khó khăn của nền kinh tế nói chung vốn đang trên đà suy thoái ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ngân hàng, đây cũng là khoảng thời gian ngành ngân hàng nói chung phải đối mặt với những thay đổi liên tục, không ngừng của cơ chế, chính sách điều hành, những vấn đề tiêu cực của nền kinh tế phát sinh trong cơn bão suy thoái của nó …
Đối với Ngân hàng No&PTNT Hà Tây tuy thời kỳ này hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội huy động nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng. Lý do là vì trong thời gian nay một loạt các NHTMCP nhỏ năng lực hoạt động yếu, khả năng thanh khoản kém dẫn đến mất niềm tin của khách hàng, bị buộc phải sáp nhập hoặc phải chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN Việt nam. Điều này khiến cho mặc dù lãi suất huy động của các NHTMCP trên địa luôn cao hơn nhưng người dân vẫn tin tưởng vào khối các NHTM nhà nước trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT CN Hà Tây nói riêng, cụ thể: năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 12.725 tỷ; năm 2014 đạt 15.867 tỷ; đến năm 2015 đạt 19.723 tỷ.
Đi sâu vào cơ cấu nguồn vốn huy động (hình 2.9) ta thấy vốn huy động từ dân cư và có kỳ hạn (chủ yếu là ngắn hạn) chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, đơn cử năm 2015 vốn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng huy động đạt 13.785 tỷ, tăng hơn năm trước 3.050 tỷ chiếm tỷ trọng 69,9%, vốn tiền gửi từ 12 tháng chở lên cũng
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
có số dư lớn đạt 4.105 tỷ, tăng hơn năm trước 680 tỷ. Vốn huy động tiền gửi không kỳ hạn qua các năm khá thấp đến năm 2015 chỉ đạt 1.833 tỷ chiếm tỷ lệ 9,3%/ tổng nguồn, tăng hơn so với năm 2014 là 126 tỷ. Tuy nhiên với nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn cũng đồng nghĩa với tính ổn định thường cao, khiến ngân hàng có thể chủ động trong công tác điều hành tín dụng, mở rộng cho vay, tìm kiếm khách hàng mới và thực tế hàng năm cũng đạt được kết quả rất tốt.
Để đạt được kết quả huy động vốn như trên thì Ngân hàng đã nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới gần gũi hơn với nhu cầu thực tế của người dân, thỏa mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền với rất nhiều sản phẩm như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm học đường, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm dự thưởng…
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn.
Bảng 2.3: Tổng quan tình hình sử dụng vốn qua các năm 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng dư nợ cho vay 10.153 11.998 12.914
Số khách hàng 36.867 47.092 62.771
1 Cho vay ngắn hạn 7.401 8.407 8.940
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 72,9 70,1 69,2
2 Cho vay trung hạn, dài hạn 2.752 3.591 3.974
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 27,1 29,9 30,8
3 Nợ quá hạn 1.045 1.077 1.336
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 10,3 8,98 10,3
4 Nợ xấu 347 374 464
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 3,42 3,12 3,59
(Nguồn: Phòng Tín dụng – NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây)
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ, nợ qúa hạn, nợ xấu khách hàng cá nhân, hộ sản suất các năm 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng dư nợ HSX&Cá nhân 7.119 8.6
05 9.890
1 Dư nợ cá nhân 2.001 2.150 2.550
- Số khách hàng 1.010 1.050 1.115
- Nợ quá hạn 9 12 15
- Nợ xấu 5 8 9
- Tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 0,09 0,1 0,12
- Tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,07 0,09 0,09
2 Dư nợ cho vay HSX 5.118 6.455 7.340
- Số khách hàng 35.309 45.446 61.109
2.1 Cho vay ngắn hạn 3.488 4.359 4.772
- Tỷ trọng/ dư nợ hộ sx (%) 68,2 67,5 65
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 34,4 36,3 37
2.2 Cho vay trung hạn, dài hạn 1.630 2.096 2.568
- Tỷ trọng/ dư nợ hộ sx (%) 31,8 32,5 35
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 16,1 17,5 20
2.3 Nợ qúa hạn 523 536 724
- Tỷ trọng/ dư nợ hộ sx (%) 10,2 8,3 9,9
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 5,2 4,5 5,6
- Tỷ trọng/tổng nợ quá hạn (%) 50,05 49,8 54,2
2.4 Nợ xấu 145 205 291
- Tỷ trọng/ dư nợ hộ sx (%) 2,83 3,18 3,96
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 1,43 1,71 2,25
- Tỷ trọng/tổng nợ xấu (%) 41,8 54,8 62,7
(Nguồn: Phòng Tín dụng – NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây)
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu doanh nghiệp năm 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
A Tổng dư nợ cho vay DN 3.034 3.393 3.024
I Phân theo loại hình DN SL DN SL DN SL DN
- DN Quốc Doanh 13 125 12 122 12 119
- DN ngoài Quốc Doanh 535 2.909 584 2.971 535 2.905 II Phân theo kỳ hạn
1 Cho vay ngắn hạn 2.472 2.458 2.168
- Tỷ trọng/ dư nợ DN (%) 81,5 72,4 71,7
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 24,3 20,5 16,8
2 Cho vay trung hạn, dài hạn 562 935 856
- Tỷ trọng/ dư nợ DN (%) 18,5 27,6 28,3
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 5,5 7,8 6,6
B Nợ quá hạn 513 529 597
- Tỷ trọng/ dư nợ DN (%) 16,9 15,6 19,7
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 5,1 4,4 4,6
- Tỷ trọng/tổng nợ quá hạn (%) 49,1 49,1 44,7
C Nợ xấu 197 161 164
- Tỷ trọng/ dư nợ DN (%) 6,5 4,7 5,4
- Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 1,94 1,34 1,27
- Tỷ trọng/tổng nợ xấu (%) 56,8 43,1 35,3
(Nguồn: Phòng Tín dụng – NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây) Nhận xét:
Với những số liệu được trình bày ở bảng 2.3 ta nhận thấy tỷ lệ tổng nợ quá hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
trên tổng dư nợ năm 2013 và 2015 là cao. Năm 2014 tỷ lệ có giảm so với năm 2013. Nhưng sang năm 2015 lại tăng đột biến lên 10,3%, tăng so với năm 2014 là 259 tỷ. Với những con số trên nợ xấu gia tăng sẽ là không tránh khỏi. Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 tăng từ 3,12% (năm 2014) lên 3,59% và còn có thể tăng hơn nữa.
Nguyên nhân để phát sinh tăng số nợ quá hạn trên ta xem bảng 2.4 và bảng 2.5 nợ quá hạn của hộ sản xuất và nợ quá hạn của doanh nghiệp tăng đột biến. Năm 2015 so với năm 2014, doanh nghiệp tăng 50 tỷ, hộ sản xuất tăng 188 tỷ, cá nhân tăng 3 tỷ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và qua làm thực tế tại Ngân hàng thì nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế vẫn đang suy thoái bất động sản sau thời gian tăng trưởng nóng mà không có sự kiểm soát của nhà nước và các cơ quan chức năng, không nghiên cứu kỹ nhu cầu cũng như cung-cầu của thị trường. Giá vàng và ngoại tệ cũng chưa được kiểm soát tốt nhất dẫn tới giá giao dịch ngoài thị trường biến động với biên độ lớn. Ngoại tệ có lúc lên đến gần 24.000đ/1USD, giá vàng có lúc lên đến gần 50triệu đồng/1lượng(cây). Với tâm lý lúc mua cùng mua, lúc bán cùng bán dẫn tới cung vượt cầu, giá lao dốc phi mã dẫn tới nhiều nhà đầu tư trở tay không kịp, đặc biệt là bất động sản khi giá xuống mạnh, thị trường đóng băng, không giao dịch được dẫn tới một lượng tiền rất lớn bị đóng băng không đưa ra lưu thông được kéo theo một loạt các hàng hóa khác như ngành Vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, tiêu dùng… nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng sụt giảm nghiêm trọng làm cho các nhà sản xuất không tiêu thụ được hàng hóa, mặt khác kéo theo sự suy thoái chung của toàn bộ nền kinh tế, công ty và các hộ sản xuất kinh doanh sau một thời gian cố gắng cầm cự, đến thời điểm hiện tại không thể cầm cự được nữa, làm ăn vẫn thua lỗ, mất dần khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn tới bị chuyển nợ quá hạn làm nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên. Một nguyên nhân nữa của tình trạng này là do một số khách hàng trong quá trình chuyển mình của nền kinh tế và sự thay đổi chủ trương chính sách của nhà nước đã không theo kịp nên làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Để các khách hàng quá hạn như trên với một số tiền lớn cũng một phần nguyên nhân nữa là do cán bộ tín dụng với trình độ còn yếu kém, khả năng phân tích, thu thập thông tin cũng như theo dõi khoản vay rất hạn chế.
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Qua bảng 2.6 ta có thể thấy các chỉ tiêu qua các năm có tăng, có giảm nó phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế của các năm đó cụ thể:
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Huy động vốn 12.725 15.867 19.723
2 Dư nợ cho vay 10.153 11.998 12.914
3 Doanh thu 2.089 2.016 2.020
- Thu từ hoạt động tín dụng 2.030 1.971 1.963
- Thu ngoài tín dụng 59 45 57
4 Chi phí 1.768 1.583 1.594
- Chi cho Nguồn vốn 1.007 1.061 1.043
- Chi lương và phụ cấp lương 175 192 180
- Chi dự phòng rủi ro 79 65 72
- Bảo hiểm tiền gửi 12 18 23
- Chi tài sản 130 131 129
- Chi hoạt động quản lý và công vụ 365 116 146
5 Lợi nhuận trước thuế 321 433 426
6 Lợi nhuận sau thuế 241 325 320
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Tổng doanh thu: Năm 2014 đạt 2.016 tỷ giảm 73 tỷ so năm 2013, năm 2015 đạt 2.020 tỷ chỉ tăng 4 tỷ so với năm 2014. Thu về hoạt động tín dụng liên tục giảm, cụ thể năm 2014 giảm 59 tỷ so với năm 2013, năm 2015 giảm 8 tỷ so với năm 2014. Trong khi đó dư nợ vẫn tăng trưởng, năm 2014 tăng 1.845 tỷ so với năm 2013, năm 2015 tăng 916 tỷ so với năm 2014.
Nguyên nhân trên do Agribank Hà Tây điều chỉnh lãi suất theo yêu cầu của Thống đốc NHNN Việt Nam, đối với NHNo&PTNT CN Hà Tây do đặc thù địa bàn hoạt động chủ yếu là nông nghiệp nông thôn mà đối tượng này được hưởng chế độ ưu đãi về lãi suất vì vậy lãi suất cho vay còn thấp hơn so với mức điều hòa vốn hiện nay là 7,3%/năm trong khi đó lãi suất cho vay ngắn hạn nông nghiệp nông thôn là 7%/năm.
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Mặt khác nền kinh tế trên địa bàn đang có chiều hướng suy thoái, hàng hóa bán ra chưa thu được tiền, một số doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản, ngành bất động sản thì đang bị đóng băng, những nguyên nhân trên ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Hà Tây giai đoạn 2013, 2014. Trước bối cảnh đó lãnh đạo và tất cả cán bộ NHNo&PTNT CN Hà Tây đồng lòng và quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh mà cấp trên giao cho, đẩy mạnh việc tận thu ngoài tín dụng kể cả việc tăng ca sẵn sàng phục vụ tận tình cho đến vị khách hàng cuối cùng, cho thấy kết quả năm 2015 đã đạt được thành quả đáng mừng với doanh thu tăng 4 tỷ, dư nợ tăng 916 tỷ so với năm trước.
Tổng chi phí: Tổng chi phí của NHNo&PTNT CN Hà Tây qua các năm đều tăng lên chủ yếu là chi phí chi trả lãi về nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2015 chi dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao lên đến 72 tỷ, tăng 7 tỷ so với năm 2014. Đây là dấu hiệu của chất lượng tín dụng không tốt.
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của năm 2013 là 241 tỷ đồng, năm 2014 là 218 tỷ đồng giảm so với năm 2013 là 23 tỷ đồng, năm 2015 giảm 8 tỷ so với năm 2014, tuy chỉ đạt được mức lợi nhuận khiêm tốn trên nhưng đó là nỗ lực rất lớn của lãnh đạo chi nhánh và cán bộ tín dụng trong bối cảnh kinh tế suy thoái sâu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến hoạt động ngân hàng, cụ thể là tập chung thu nợ gốc lãi, thu nợ quá hạn và thu được rất nhiều lãi tồn đọng của các năm trước, tập chung xử lý tài sản nợ xấu nợ quá hạn của khách hàng và thành lập tổ thu nợ để thu các món nợ đã xử lý rủi ro.
Nhìn vào bảng 2.6 ta có thể thấy hoạt động của Ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của tín dụng. Lợi nhuận của hoạt động tín dụng luôn luôn chiếm ~ 90% tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy nếu chất lượng tín dụng của Ngân hàng thấp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, các hoạt động khác hầu như không đóng góp mấy về lợi nhuận.
Nguyên nhân của thu ngoài tín dụng thấp là do môi trường kinh doanh của Ngân hàng khoảng trên 90% là địa bàn nông thôn nên nhu cầu sử dụng dịch vụ ngoài tín dụng chưa cao mặc dù cũng đã tăng dần lên nhưng không nhiều. Mỗi chi nhánh loại 3 chỉ có khoảng 20 đến 25 doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng một số dịch vụ như chuyển tiền, trả lương qua tài khoản, làm các dịch vụ bảo lãnh,
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
chứng minh tài chính và dịch vụ Western Union của các gia đình có người đi lao động nước ngoài.
Một nguyên nhân nữa cũng do địa bàn hoạt động rộng (có khách hàng xa trung tâm phòng giao dịch đến 40km như trên huyện Ba Vì), số lượng khách hàng lớn, toàn chi nhánh có 547 doanh nghiệp, 62.224 hộ sản xuất và cá nhân trong đó hộ sản xuất chiếm 61,109 hộ còn lại là khách hàng cá nhân. Mỗi cán bộ tín dụng bình quân quản lý gần 200 khách hàng, trên thực tế cá biệt có cán bộ quản lý tới trên 600 khách hàng, đây là khách hàng của các tổ vay vốn. Số khách hàng tuy đông nhưng dư nợ lại thấp do đây đều là các món nhỏ lẻ dư nợ từ 20 triệu đồng trở xuống. Vì vậy việc quản lý và kiểm tra món vay cũng rất khó khăn dẫn tới khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng Ngân hàng không kịp thời nắm bắt và có hướng tháo gỡ khó khăn cho khách hàng kịp thời.
NHNo&PTNT CN Hà tây cũng là một doanh nghiệp kinh doanh nên cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hiện tượng đổ vỡ domino khiến khách hàng của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới khả năng trả nợ cho ngân hàng giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như hoạt động của ngân hàng. Nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho NHNo&PTNT CN Hà tây là phải khắc phục những tồn tại cũ, trong đó trọng tâm là giảm nợ quá hạn đặt biệt là nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là hai đối tượng khách hàng có dư nợ lớn và dư nợ quá hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn.
Trong đó nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy số lượng chưa nhiều, tỷ trọng dư nợ trên tổng dư nợ chưa lớn nhưng lại chiếm số lượng (đa phần là DN nhỏ và siêu nhỏ) cũng như tỷ trọng dư nợ gần như tuyệt đối trong bộ phận khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Hà Tây. Đối tượng khách hàng này hiện rất tiềm năng cần phải quan tâm đến vấn đề phát triển tín dụng và chất lượng tín dụng.