CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.2. Phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo đánh giá của Ngân hàng
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo đánh giá của Ngân hàng bao gồm: chính sách tín dụng, chất lượng nhân sự, tuân thủ quy trình tín dụng, thẩm định tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ, chính sách mở rộng tín dụng, tổ chức ngân hàng, thông tin tín dụng, trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho hoạt động tín dụng…..
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo đánh giá từ phía Ngân hàng nhưng trong đó chất lượng chất lượng thẩm định, kiểm soát nội bộ và chất lượng nhân sự là những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất. Tác giả xin phân tích rõ hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố này.
2.2.3.1. Ảnh hưởng của chất lượng nhân sự đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Bảng 2.16: Bảng nhân sự tín dụng qua các năm
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng số CBCNV 874 890 900
Trong đó CBTD 546 562 566
Trình độ chuyên môn
- Trên ĐH 16 25 39
- Đại học 656 684 733
- Cao đẳng, trung cấp 173 155 106
(Nguồn :Phòng HC&NS - Agribank Hà Tây)
Theo bảng 2.1 thống kê nhân sự qua các năm của Agribank Hà Tây có thể thấy đến năm 2015 tổng số cán bộ có 900 người trong đó trình độ đại học và sau đại học chiếm đến 86%. Đây là lực lượng nhân sự chủ đạo trong Ngân hàng.
Để một khoản vay có khả năng hoàn trả đúng hạn, làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng thì nhân tố con người là một nhân tố quan trọng bậc nhất. Mà cụ thể ở đây là cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực trình độ để đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thẩm định và cho vay. CBTD là người có nhiều thông tin nhất về khách hàng, có nhiều thời gian nhất để thẩm định khách hàng vì vậy mặc dù không phải là người có tiếng nói quyết định trong quy trình cho vay nhưng lại là người thẩm định đầu tiên và là người đưa ra quyết định đầu tiên là cho vay hay không cho vay. Qua kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong môi trường tín
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
dụng ngân hàng tác giả nhận thấy chất lượng một món vay tốt hay xấu thì có thể được chia tỷ lệ như sau 85% là do CBTD, 10% do CBTĐ và 5% là do Lãnh đạo ngân hàng.
Với một CBTD tốt cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm và có trách nhiệm tâm huyết với công việc thì ngay từ khi tiếp xúc có thể biết được một phần về khách hàng như tình hình kinh tế, tư cách đạo đức tốt hay xấu, có sản xuất kinh doanh thật hay không…
Vì vậy có thể nói yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến việc tồn tại hay phá sản của ngân hàng. Bởi vậy để làm một CBTD rất dễ, nhưng để làm được một CBTD theo đúng nghĩa, một CBTD thật sự thì rất khó. Một CBTD thật sự nếu chỉ nắm vững kiến thứ chuyên môn thì cũng chỉ là một cán bộ hoàn thành công việc còn một CBTD giỏi thì cần phải giỏi kiến thức chuyên môn và phải giỏi cả kiến thức ngoại ngành mà kiến thức ngoại ngành đối với một CBTD không bao giờ là đủ và một yếu tố nữa cũng rất quan trọng đối với CBTD đó là phải có đạo đức nghề nghiệp.
CBTD trong một ngân hàng luôn được coi là mặt trận hàng đầu, là mặt tiền của Ngân hàng vì vậy để có một CBTD giỏi thì ngân hàng cần phải tuyển dụng, đào tạo có thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đạo đức nghề nghiệp, kiến thức ngoại ngành, có những buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp lớn tuổi có kinh nghiệp, với các ngân hàng bạn... Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
2.2.3.2. Ảnh hưởng của chất lượng thẩm định đến chất lượng tín dụng
Công tác thẩm định tín dụng đòi hỏi khả năng nhạy bén và trình độ chuyên môn cao. Thẩm định tín dụng bao gồm rất nhiều khâu và rất nhiều công việc: Thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định khả năng và nguồn trả nợ, lãi vay của khách hàng;
thẩm định tính pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay; thẩm định giá trị tài chính của tài sản đảm bảo nợ vay; thẩm định dự án… Để có định quyết định cho vay thì khâu thẩm định món vay là một khâu vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến 80% việc khoản vay
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
đó có được giải ngân hay không. Thực trạng công tác thẩm định tại Agribank Hà Tây còn nhiều bất cập. Đó là cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm, nhiều cán bộ phòng thẩm định còn chưa tiếp xúc hết các loaị hình khách hàng, phương pháp thu thập, tiếp cận lấy thông tin hạn chế, trình độ phân tích, tổng hợp thông tin thu thập được của cán bộ thẩm định còn chưa cao, trình độ tin học, ngoại ngữ và kiến thức tổng hợp về thị trường chưa nhiều. Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm, tạo ra nguồn thu cho khách hàng và đảm bảo trang trải nợ cho Ngân hàng. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ của khách hàng liên quan tới nhiều vấn đề đòi hỏi ở cán bộ thẩm định khả năng phân tích, tổng hợp và óc phán đoán mới nắm được tình hình. Yêu cầu này thực sự không đơn giản, nhất là đối với sản phẩm mới xuất hiện hoặc chưa có trên thị trường. Về mặt này, việc thẩm định còn quá sơ sài, thiều chính xác, thậm chí mang tính lấy lệ là chủ yếu. Về phương tiện kỹ thuật cũng xảy ra tình trạng tương tự, thực ra cán bộ thẩm định đâu phải là chuyên gia kỹ thuật mà trái lại họ chỉ có chuyên môn về kinh tế, về tài chính. Ở lĩnh vực này, hầu như ngân hàng không có mấy kinh nghiệm, chủ yếu vẫn phải dựa vào phân tích kỹ thuật trong luận chứng kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đưa ra và các tài liệu mang tính lý thuyết chưa theo kịp thực tế. Cán bộ thẩm định không xác định chính xác được tính tiên tiến của kỹ thuật công nghệ áp dụng, chưa xác định được công nghệ, thiết bị, công suất có trong dự án có phù hợp với nhu cầu của thị trường hay không? Có đảm bảo tính đồng bộ không? Có phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam không?(Về thời tiết khí hậu, độ ẩm…) Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng. Về thu thập và xử lý thông tin của khách hàng, cán bộ thẩm định mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra xem xét thong tin của khách hàng trên cơ sở những tài liệu do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn mà chưa chủ động tìm hiểu thông tin khách hàng, kiểm tra tính chính xác của thông tin mà khách hàng cung cấp.
Việc thẩm định dự án là bài toán khó đối với Ngân hàng, khác với phương án vay vốn, dự án là độc lập với khả năng tài chính và những quy định về pháp luật riêng.
Để đọc và hiểu dự án đầu tư không phải cán bộ thẩm định nào cũng thực hiện được.
Dự án có các thông số kỹ thuật mà để hiểu được nó yêu cầu phải đọc được nó, tài chính dự án với giá trị lớn và rất phức tạp, khó khăn trong việc bóc tách và tính toán các chỉ tiêu. Hiện tại ở Agribank Hà Tây chỉ có lãnh đạo phòng thẩm định là người có
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế
kinh nghiệm và thâm niên thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng cần phải bố trí, bổ xung thêm cán bộ thẩm định có trình độ năng lực để đáp ứng được yêu cầu của công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
2.2.3.3. Ảnh hưởng của kiểm tra kiểm soát nội bộ đến chất lượng tín dụng
Kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành bộ máy của Ngân hàng. Nhưng tại Agribank Hà Tây vẫn bộc lộ rất nhiều yếu kém:
Một là, năng lực nhân sự ở phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ còn yếu và thiếu và thực sự chưa được chú trọng và đánh giá cao mặc dù đây là một phòng ban hết sức quan trọng. Với nhân sự chỉ có 10 người trong đó đã có 3 lãnh đạo phòng, 1 trưởng phòng và 2 phó phòng còn lại là 7 nhân viên. Với một địa bàn hoạt đông rộng (toàn bộ tỉnh Hà tây cũ và 3 xã của tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào) với 14 chi nhánh loại 3 nằm cách xa Hội sở của chi nhánh, với gần 63 nghìn khách hàng vay vốn, dư nợ 12,914 tỷ dư nợ và hơn 350 nghìn khách hàng mở tài khoản các loại, với số lượng khách hàng quan hệ tín dụng và các nghiệp vụ khác khổng lồ như vậy thì với nhân sự của phòng như trên là không đáp ứng được công việc.
Hai là, chưa tự xây dựng được chương trình công tác đi kiểm tra ở các phòng ban, các Phòng giao dịch (PGD) của Hội sở chi nhánh và các chi nhánh loại 3. Việc kiểm tra của phòng đối với các phòng ban khác và chi nhánh loại 3 thường được Ban giám đốc lên chương trình và kết hợp với các phòng ban khác đi kiểm tra theo các chuyên đề của ban giám đốc.
Ba là, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ hiên tại mới chỉ thực hiên được chức năng giải quyết các sự việc đã xảy ra chứ chưa giúp được cho Ban giám đốc phòng ngừa, cảnh báo trước được các sự việc. Nói cách khác, kiểm soát nội bộ hiện vẫn chưa làm tốt chức năng ngăn chặn và giám sát mà mới chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý các vấn đề đã phát sinh. Cơ chế kiểm soát quá tập trung vào các cuộc kiểm tra đột xuất, trong khi đáng ra cơ chế kiểm soát thường xuyên cần được xây dựng và thực hiện.