Chương 1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI Ở KHÁNH HÒA & THỰC TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRƯỚC NĂM 1975
1.2. KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA TRƯỚC NĂM 1975
Sau ngày lập tỉnh (1653), các thế hệ cư dân Khánh Hòa đã không ngừng khai phá đất đai, mở mang diện tích trồng trọt, biến vùng đất vốn nhiều núi non, đầm lầy, trở nên trù phú. Nghề nông truyền thống chiếm vị trí chủ đạo cho đến khi thực dân Pháp đặt được ách cai trị nước ta (1884), nhất là sau khi phong trào Cần Vương Khánh Hòa bị dập tắt (1886) thì nền kinh tế ở đây bắt đầu có những biến đổi.
Việc bao chiếm ruộng đất nông nghiệp ở Khánh Hòa được Pháp tiến hành sớm nhất. Cho đến năm 1926, số đất bị chiếm không đã lên đến 17.076 mẫu [79,tr.308]. Các vùng đất màu mỡ ở miền núi phía Tây tỉnh như Đồng Trăng, Đất Sét, Đá Bàn, Dục Mỹ, Hòn Khói trở thành đồn điền cao su, bông vải, thuốc lá của bọn thực dân Pháp. Nghề Muối (Hòn Khói), cát trắng (Thủy triều, Cam Ranh) cũng bắt đầu bị tận thu. Việc cải tiến phương tiện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp Khánh Hòa hầu như không được chú trọng, nông dân nghèo vẫn phải sử dụng phương tiện thô sơ nhất (bờ xe) để tưới nước; máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu ngoại nhập, giá đắt đỏ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kinh tế đồn điền bước đầu đã phá vỡ thế độc canh cây lúa và mở ra cách nhìn mới về thể loại cây trồng trên vùng đất này.
Công nghiệp ở Khánh Hòa không mấy phát triển, đây cũng là tình trạng chung của công nghiệp ở Trung Kỳ [83,tr.52]. Người Pháp chỉ đầu tư những cơ sở sản xuất, sửa chữa nhỏ như nhà máy dệt Oggeri, xưởng sửa chữa cơ khí đề pô xe lửa, Charner, sửa chữa xe hơi Staca…. Người Việt đã mở được 14 xưởng cưa, 6 xưởng đóng tàu thuyền, 6 nhà máy nước đá, 1 cơ sở sản xuất phân bón [179,tr.247].
Những cơ sở công nghiệp này đều có qui mô nhỏ phục vụ sản xuất sinh hoạt tại địa phương.
Hệ thống giao thông trên địa phận Khánh Hòa khá phát triển: năm 1897, đường bộ xuyên Việt đi qua; năm 1913, đường sắt Nha Trang – Sài Gòn hoàn thành [83,tr.45]; các cảng biển Ba Ngòi, Cam Ranh, thương cảng Cầu Đá Nha Trang lần
lượt được xây dựng (1924-1927); tiếp theo là sân bay Nha Trang (1930), ga xe lửa Nha Trang (1935), các đường trục ngang lên Đà Lạt, miền Trung Tây Nguyên....
Mạng lưới giao thông liên hoàn này đã nối liền Khánh Hòa với các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên làm cho việc đi lại trở nên thuận lợi. Tuy vậy, các tài liệu để lại chưa thấy đề cập đến việc nâng cấp các đường liên huyện, liên xã và thôn.
Nha Trang chuyển mình đô thị hóa vào đầu thế kỷ XX, với sự xuất hiện các cơ quan hành chính Tỉnh, Miền, Tòa công sứ Pháp và các công sở. Trong số du khách đến vùng biển Nha Trang tham quan, tắm biển, phần đông là quan chức người Pháp, người Việt. Cảng Cam Ranh, Ba Ngòi, Nha Trang trở thành địa chỉ
quen thuộc của một bộ phận du khách nước ngoài khi đến Đà Lạt nghỉ dưỡng hoặc đi vào các nước Đông Dương. Dịch vụ hàng quán, khách sạn ở Nha Trang bắt đầu xuất hiện (Beau Rivage hotel) [179,tr.280]. Dân số Khánh Hòa ngày càng tăng, năm 1910, cả tỉnh có 11.440 người, năm 1924, riêng Nha Trang có 20.000 người, năm 1944 tăng lên 32.000 người [9,tr.14]. Từ Thị trấn (1924), năm 1944, Nha Trang được nâng lên thành Thị xã.
Cho đến năm 1945, bộ mặt kinh tế Khánh Hòa đã có những thay đổi: đồn điền cao su tăng diện tích, giao thông vận tải và các ngành dịch vụ phát triển, đô thị sầm uất hơn…. Có thể hiểu, phương thức sản xuất mới có tính chất TBCN đã du nhập vào Khánh Hòa. Một góc độ nào đó cho thấy nó đã tác động đến nền kinh tế
cổ truyền, làm cho nền kinh tế ấy trở thành nền kinh tế “thuộc địa, nửa phong kiến”.
Nhưng những chuyển biến kinh tế có được chỉ mang tính cục bộ ở một số ngành.
Hai ngành kinh tế chính trong cơ cấu kinh tế là công - nông nghiệp thì nông nghiệp vẫn lạc hậu về phương thức canh tác và kỹ thuật; công nghiệp nặng hầu như không phát triển.
Cách mạng tháng Tám thành công (1945) nhưng thời gian hòa bình rất ngắn ngủi (63 ngày). Đầu năm 1946, thực dân Pháp tái chiếm Khánh Hòa, bộ máy cai trị của Pháp được lập lại. Ở vùng chiếm đóng, các hoạt động kinh tế của Pháp được tiếp tục duy trì nhưng không mở rộng. Ở vùng miền núi phía Tây rộng lớn, gồm các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã của huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh (hầu
hết đồng bào dân tộc Raglai, Êđê sinh sống), chính quyền cách mạng đã nắm quyền quản lý. Trong điều kiện khó khăn của vùng căn cứ, đồng bào và lực lượng kháng chiến thực hiện phương châm kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh”… tích cực sản xuất, tích trữ lương thực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trở lại xâm lược Việt Nam (1946-1954) trong thế yếu về tài chính lại phải đối phó với tình hình chiến sự ngày càng căng thẳng, ngoài việc dựa vào viện trợ Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh phương châm “lấy chiến tranh, nuôi chiến tranh”, vơ vét là chủ yếu. Do vậy, ảnh hưởng của nền kinh tế thuộc địa giai đoạn này chỉ làm thay đổi phần nào diện mạo ở vùng đô thị.
Từ năm 1954, sau khi thực dân Pháp thất bại, đế quốc Mỹ đã nhảy vào miền Nam Việt Nam. Bằng viện trợ quân sự, kinh tế, thông qua hệ thống cố vấn và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, Mỹ đã âm mưu thực hiện mục tiêu chiến lược biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH đối với khu vực Đông Nam Á [98,tr.67]….
Ở Khánh Hòa, chính quyền thực dân kiểu mới vừa hình thành đã nhanh chóng nắm quyền quản lý đô thị, đồng bằng ven đô, các trục đường giao thông chính và các cơ sở kinh tế trước đây của Pháp. Miền núi, vùng đất rộng lớn phía Tây tỉnh là vùng tự do, ở đó, căn cứ kháng chiến cũ được tiếp tục duy trì. Nông thôn, đồng bằng Khánh Hòa có diện tích hẹp, trải dài theo các trục đường giao thông trên địa phận các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh… tạo thành vành đai ôm lấy núi rừng. Nơi đây không chỉ có mật độ dân số tập trung cao mà còn đóng vai trò quan trọng về kinh tế đã trở thành địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Chính quyền Sài Gòn không từ bất cứ thủ đoạn nào từ kinh tế, chính trị đến quân sự để nắm quyền kiểm soát. Tác động của chiến tranh giữa 2 bên đã tạo nên các mảng màu kinh tế khác nhau ở Khánh Hòa.
Chủ trương của Mỹ là không kìm hãm sự phát triển CNTB mà nắm quyền chi phối sự phát triển đó. Vì thế, chính quyền Sài Gòn áp dụng chương trình viện trợ kinh tế, đầu tư phát triển công nghiệp, cải cách điền địa, hiện đại hóa nông nghiệp… [98,tr.48,] vùng tạm chiếm vào mục tiêu chiến lược. Khi người Mỹ trực
tiếp tham chiến, chương trình này trở thành “quốc sách”.
Để “dọn đường” cho chương trình “bình định nông thôn”, từ giữa năm 1955, chính quyền Sài Gòn bắt đầu thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, coi đó là
“quốc sách”. Với phương châm “thà giết nhầm hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay bắt bớ, tra xét hàng ngàn người dân vô tội, không khí đấu tố bao trùm Khánh Hòa. Ngay từ những ngày đầu thực hiện, nhiều cán bộ kháng chiến bị thủ tiêu, trong số 300 người bị đày ra Côn Đảo, có 80 cán bộ tỉnh. Ở vùng nông thôn chúng thực hiện các loại hình “khu trù mật”, “khu dinh điền”, “ấp chiến lược”, “ấp tân sinh”… với dự kiến của chính quyền Sài Gòn, năm 1961 sẽ lập 281 ấp chiến lược trên tổng số 326 ấp trong chương trình (77 xã). Nơi không dồn dân được thì rào làng, tổ chức canh gác, kiểm soát nghiêm ngặt việc đi lại. Lập ấp chiến lược, địch chỉ quan tâm vấn đề quân sự, coi nhẹ vấn đề đời sống, sản xuất, tâm tư, tình cảm và lòng yêu nước. Vì thế, địch tiến hành lập ấp không dễ dàng mà phải tốn nhiều công sức vì phải làm nhiều lần, làng chiến đấu có nơi hình thành ngay trong ấp, nhân dân còn đào hầm nuôi dấu cán bộ. Đi đôi với chính sách này là việc mua chuộc dân bằng hàng hóa Mỹ, lập tín dụng sản xuất, lập nhà thương, trường học, đưa giống lúa mới về trồng…, vì vậy, tuy bị o ép về tinh thần nhưng đời sống ở nông thôn có phần dễ chịu hơn trước [18,tr.345]. Chương trình bình định nông thôn vẫn được tiến hành mạnh trong những năm tiếp theo nhằm xiết chặt hơn nữa ách kìm kẹp, vô hiệu hóa cơ sở cách mạng, giành đất, giành dân.
Đi đôi với những chính sách trên là việc canh tân hóa nông nghiệp theo hướng TBCN. Dựa vào viện trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã có những nỗ lực lớn trong việc thực hiện chính sách Cải cách điền địa. Chính sách này được chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng từ năm 1955, bằng Đạo dụ số 2 (1955), số 7(1955), số 57(1956). Nội dung các đạo dụ đã làm rõ hơn mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền và quyền lợi địa chủ được hưởng như việc làm các loại khế ước trong trường hợp mướn ruộng, quy định mức tô tá điền phải nộp; truất hữu ruộng (lúa) trên 100 mẫu của địa chủ… Địa chủ ở miền Trung, ngoài số ruộng quy định còn có các loại đất trồng khác và đất hương hỏa (5 mẫu). Tuy vậy, ở Khánh Hòa, vùng Cam Ranh,
Diên Khánh, Ninh Hòa, các tướng lĩnh và địa chủ vẫn nắm giữ trang trại hàng trăm mẫu ruộng [18,tr.216], trong khi, đa số nông dân vẫn thiếu ruộng. Sau Cải cách điền địa, thế lực kinh tế, uy thế chính trị của địa chủ tuy không nguyên vẹn như trước nhưng vẫn mạnh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Cải cách điền địa của chính quyền Ngô Đình Diệm không đạt hiệu quả: bản chất vấn đề không thay đổi (có thể hiểu là giai cấp địa chủ vẫn được dung dưỡng); quá trình trung nông hóa nông dân diễn ra không đáng kể; tầng lớp phú nông yếu ớt. Tuy vậy, Cải cách điền địa đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất TBCN thâm nhập vào nông thôn, với sự xuất hiện tầng lớp phú nông (nhỏ bé) - nhân tố mới trên nền quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại [73,tr.332).
Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ (11.1963), mục đích giành đất, giành dân, củng cố địa vị kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu kế tục. Từ năm 1970, chương trình Cải cách điền địa mới lại ra đời, cùng với luật “Người cày có ruộng” có những cải tiến so với trước. Luật qui định việc truất hữu (có bồi thường) đối với ruộng trên 15 mẫu của địa chủ; hộ nông dân được cấp không tối đa 3 mẫu (Nam Bộ), 1 mẫu (Trung Bộ), xóa bỏ chế độ tá canh. Cải cách điền địa có thêm chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, gọi tắt là Chương trình kiến điền Thượng.
Luật “Người cày có ruộng” nhanh chóng được chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa áp dụng, sau 4 năm thực hiện (1970-1974) đã truất hữu của địa chủ 16.075 thửa ruộng [190,tr.63]. So với luật cũ, luật mới đã đánh mạnh vào sự chiếm dụng đất đai của giai cấp địa chủ, tạo điều kiện cho tầng lớp phú nông-tư sản hình thành. Việc tư hữu hóa tá điền và hình thành tầng lớp phú nông-tư sản báo hiệu sự chuyển hướng kinh tế trong nông thôn, nông nghiệp. Quá trình thực hiện cho thấy, sở hữu đất đai của giai cấp địa chủ ở vùng tạm chiếm tuy có giảm nhưng họ vẫn được chính quyền Sài Gòn sử dụng dưới nhiều hình thức để bám chặt nông thôn, do vậy, tàn tích phong kiến vẫn tồn tại. Ở vùng tranh chấp, do có sự đan xen về chính sách ruộng đất giữa chính quyền cách mạng và chính quyền Sài Gòn nên có nơi phải làm đi làm lại nhiều lần. Trong khi đó, ở vùng giải phóng, việc xóa bỏ sự chiếm hữu ruộng đất
của phong kiến được thực hiện triệt để hơn. Tình trạng này đã đặt ra nhiệm vụ điều chỉnh ruộng đất thêm một lần nữa cho chính quyền cách mạng sau ngày giải phóng (1975).
Chương trình kiến điền Thượng được thực hiện trên 3 lĩnh vực, tính đến cuối năm 1974, lĩnh vực Kiến điền đất tư nhân, đã công nhận ở 5 xã (Êa-Pal, Êa-k’sung, Êa-Trang, Diên Thọ, Ninh Sim) 3.243 ha (số nông dân thụ hưởng là 1.530 ha); lĩnh vực Chứng thư kiến điền (văn bản xác nhận quyền sở hữu đất đai cho từng hộ và
quyền kế thừa), cấp phát 2.490 ha và 1.468 gia đình đồng bào Thượng thuộc 37 buôn, ấp được thiết lập Khu vực sinh sống chính trên số diện tích liên hệ là 18.492 ha [190,tr.65] (quọ̃n Khánh Dương chiờ́m đờ́n ắ tụ̉ng sụ́). Thực chṍt, chớnh quyền Sài Gòn muốn thông qua chương trình này để tăng ảnh hưởng chính trị đối với đồng bào thượng du, nhằm cách ly đồng bào với lực lượng cách mạng. Các việc làm không có gì mới mẻ, ngay cả việc cấp chứng thư cũng chỉ là xác nhận phần đất vốn do ông bà tổ tiên hị khai phá trước đây mà thôi. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, chương trình đã làm rõ hơn sở hữu đất đai, giảm tranh chấp và áp lực của một bộ phận người có thế lực đối với đồng bào, đồng thời, chính quyền Sài Gòn kiểm soát được một phần đất đai vùng miền núi giáp ranh, gây khó khăn cho cách mạng.
Một chương trình khác hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn là hoạt động của mạng lưới Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Ngân hàng Nông thôn (1969-1970). Chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa đã rộng mở, tiếp nhận các chi nhánh Ngân hàng vào làm ăn. Đến trước năm 1975, trên địa bàn tỉnh có mặt 9 chi nhánh Ngân hàng (kể cả Ngân hàng tư nhân). Năm 1970, nông-ngư dân Khánh Hòa đã vay được số tiền 246.745.138 đồng, đến năm 1973, số vay tăng gấp 4 lần, trong số đó, vay đầu tư cho ngư nghiệp được ưu tiên đến 2/3 tổng số tiền vay [190,tr.62].
Mục đích của Ngân hàng là cho vay vốn để cơ giới hóa phương tiện sản xuất trong các ngành nông- lâm - ngư và tiểu công nghệ nông thôn đồng thời gián tiếp là để thương mại hóa các sản phẩm thuộc các ngành trên. Điều kiện thế chấp là có bất
động sản hoặc động sản nên thực tế hộ nông dân thuần túy được vay vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Chân rết ngân hàng chính là các tín dụng, HTX, đại lý vật tư nông nghiệp, đại lý nông sản …. Thông qua các thành phần này giai cấp tư sản nắm được kinh tế nông thôn. Hiện tượng đầu cơ tích trữ, nâng, ép giá của tư thương và tướng lĩnh chính quyền Sài Gòn cũng vì thế mà khá phổ biến ở Khánh Hòa [179,tr.279].
Theo thống kê trong cải tạo công, thương sau ngày giải phóng, toàn tỉnh có 185 hộ tư sản mại bản (phải nộp thuế siêu ngạch), 186 hộ thuộc diện khai trình [175,tr.3].
Điều nhận thấy rõ rệt là dưới tác động của hệ thống Ngân hàng và các chương trình viện trợ khác, cơ sở vật chất trong nông nghiệp và nông thôn Khánh Hòa được tăng cường hơn trước. Năm 1957, Khánh Hòa chỉ có 2 đập nước lớn là Hòa Huỳnh (Ninh Hòa) và Sổ (Vạn Ninh) nhưng tính đến năm 1974, đã có 27 cơ sở
thủy nông (trong đó, số đập nước lớn, nhỏ tăng 10 lần) [190,tr.56]. Trên thị trường xuất hiện các loại máy bơm của Mỹ: Kubota, Yanmar …, một số hộ nông dân giàu đã làm dịch vụ cho thuê trạm bơm. Tuy nhiên, do các công trình thi công không đồng bộ, thiếu kênh mương nên số ruộng thiếu nước còn rất lớn. Để chủ động nguồn nước, nông dân Khánh Hòa vẫn duy trì phương pháp dẫn nước bằng bờ xe.
Ngoài 2 vụ chính, nông dân đã trồng thêm được lúa vụ ba (lúa Đồng Nai). Ở vùng cao nguồn nước khó khăn hơn nên chỉ trồng được một vụ, năng suất lúa ở những vùng này chỉ đạt 1,5 – 2,0 tấn/ ha [179,tr.215]. Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, máy kéo, máy cày…đưa vào Khánh Hòa với tốc độ nhanh hơn từ sau năm 1965.
Riêng máy xay lúa (7-16 mã lực) có tại các nông gia là 197 chiếc và họ bắt đầu mua sắm máy gặt, đập. Những năm 70, kết quả nghiên cứu khoa học đã cho áp dụng nhiều loại giống cây lương thực: lúa Thần nông ngắn ngày IR5,8,20,22; giống IR73-2 kháng rầy; giống Mì H34 (Ấn Độ). Các loại cây ăn trái giống mới như bưởi Thanh Trà, xoài thanh ca, quýt đường… thay thế dần các loại cây ăn trái giống cũ, năm 1974 diện tích trồng đạt 1.576 ha. Loại cây trồng lâu năm (cao su) ngưng trệ
dần, trong khi đó, cây ngắn ngày như dừa, thuốc lá, mía khá ổn định; mía đang có
đà phát triển [190,tr.55]. Tình hình chăn nuôi khá hơn trước về số lượng và chủng loại. Năm 1973, cả tỉnh Khánh Hòa có đàn heo 60.000 con, bò 22.000 con, trâu