Chuyển biến cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Những chuyển biến kinh tế xã hội ở khánh hòa từ năm 1975 đến 2005 (Trang 92 - 104)

Chương 2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1989

2.3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN

2.3.1. Chuyển biến cơ cấu kinh tế

Chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng Toàn quốc lần VI (1986), trước đó, Đại hội Tỉnh Đảng bộ (Phú Khánh) lần thứ 4 (10.1986), cũng là Đại hội cuối cùng của tỉnh hợp nhất đã khai mạc. Ngoài nội dung góp ý kiến Dự thảo Báo cáo chính trị, Đại hội đã đánh giá nghiêm túc những mặt mạnh, yếu của tỉnh trong thời gian 1981- 1985, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về quá trình đổi mới, căn cứ tình hình thực tiễn, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 1986-1990. Một trong những nhiệm vụ lớn mà Đại hội xác định là xây dựng chương trình có mục tiêu về sản xuất nông- công nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu;

lập lại trật tự phân phối lưu thông..., coi đó là biện pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ tình trạng khó khăn, lạm phát [151,tr.32].

Các Hội nghị tiếp theo của Tỉnh ủy Phú Khánh, trực tiếp là Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3 (2.1987) đã bàn bạc cụ thể kế hoạch năm 1987 và kế hoạch thực hiện Ba chương trình mục tiêu (sản xuất lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu) [152,tr.5]. Trên cơ sở cơ cấu kinh tế Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ của tỉnh, cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế được điều chỉnh theo hướng ưu tiên hàng đầu cho phát triển nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp nặng phát triển có chọn lọc, phục vụ đắc lực cho yêu cầu của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Đồng bộ với điều chỉnh cơ cấu kinh tế là điều chỉnh vốn đầu tư, chương trình mục tiêu chiếm 62,3% mức vốn, trong đó nông nghiệp: 40%, công nghiệp: 35,8%. Tập trung cho chương trình này, tỉnh chủ trương thu hẹp các công trình hạng mục lớn, các mặt hàng tiêu dùng từ nguyên liệu địa phương đặc biệt chú ý thúc đẩy [152,tr.8], các hoạt động văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật có nhiệm vụ hỗ trợ.

Trong bối cảnh cụ thể, tập trung sức lực, ý chí của toàn Đảng, toàn dân để

thực hiện tốt các giải pháp đề ra là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, những yếu tố phức tạp của quá trình hợp nhất 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa (1975 - 1989) ngày càng bộc lộ: địa bàn quá rộng, truyền thống lịch sử có nét chung nhưng đời sống văn hóa tinh thần lại có điểm khác…, nhất là vấn đề mất đoàn kết nội bộ nhiều nhiệm kỳ không giải quyết được [154,tr.1].

Việc kéo dài tình trạng mâu thuẩn, cục bộ địa phương sẽ là lực cản của nhu cầu phát triển, đối mới. Theo đề nghị của Tỉnh ủy Phú Khánh, Bộ Chính trị đã có Quyết định 83 (4.3.1989) về việc chia tách tỉnh. Do vậy, bên cạnh việc chỉ đạo toàn dân thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Phú Khánh cũng tập trung chỉ đạo việc thực hiện Quyết định 83 này. Tách tỉnh sẽ có những xáo trộn nhất định, nhất là công tác tổ chức và phải mất một thời gian ổn định nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy hơn tiềm năng và thế mạnh mỗi địa phương, không làm giảm đi truyền thống tốt đẹp vốn có mà nhân dân 2 tỉnh đã xây dựng.

Ngày 1.7.1989, lễ tái lập tỉnh đã tổ chức tại Nha Trang, sự kiện này là cột mốc đánh dấu chuyển biến mới mẻ về KT-XH của 2 tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa trong thời kỳ bước vào công cuộc Đổi mới.

Sau Nghị quyết 10-NQ/TW của BCT về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”(5.4.1988). Tiếp theo là Nghị quyết 09/TU của Tỉnh ủy (6.1988), hướng dẫn việc tổ chức lại sản xuất trong các HTX, xác định vai trò của kinh tế hộ xã viên, khoán gọn đến hộ, nhóm hộ, hình thành mô hình HTX công – nông – thương – tín… Ngành Nông nghiệp có sự chuyển biến rõ nét. Bước chuyển đổi đầu tiên là 117 HTX nông nghiệp ở Khánh Hòa sau khi điều chỉnh đều tiến hành giao ruộng đất, nông cụ từ tập thể hóa cho hộ gia đình tự chủ sản xuất; xóa bỏ chế độ công điểm, HTX từ vai trò điều hành sản xuất chung sang HTX dịch vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển, bộ máy gián tiếp tinh giảm.

Được tự chủ sản xuất, hộ gia đình đã mạnh dạn mua sắm thêm TLSX, mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Ngay từ năm 1986, số máy móc, nông cụ (máy kéo, máy bơm…) đã tăng nhiều, nhất là máy tuốt lúa, tăng gấp 2 lần so với năm 1975 [162,tr.103]. Tình hình chăn nuôi phát triển theo hướng mở rộng khu vực gia đình và tự do lưu thông. Trên địa bàn Khánh Hòa, năm 1989 có 09 máy nghiền thức ăn gia súc, phần nào giúp hộ nông dân chủ động giải quyết nguồn thức ăn. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi vẫn là nghề phụ, theo hình thức chăn nuôi gia đình, quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung vào các loại gia súc, gia cầm, phục vụ nhu cầu tại chỗ, như: gà công nghiệp. Trong thời kỳ còn bao cấp, tuy là tỉnh có số lượng gà

công nghiệp vào loại nhiều nhất nước, nhưng chỉ tập trung ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về giống, thức ăn (Diên Khánh, Cam Ranh, Nha Trang), mỗi trại có

khoảng 5.000 - 10.000 con. Từ năm 1986, tỉnh có phong trào nuôi chim cút khá rầm rộ, nhiều hộ nuôi được 10.000 – 20.000 con, nguồn giống ban đầu do các cơ sở

chăn nuôi ở thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, về sau tự úm. Nhờ chủ động con giống nên số hộ nuôi nhiều hơn, tăng thêm nguồn thực phẩm trên thị trường. Ngược lại, đàn heo giảm đến 11,3% vào năm 1986, do nguồn giống và giá cả thức ăn không ổn định, đến năm 1989, tăng trở lại nhưng chưa đạt mức hồi phục (11,1%).

Đàn bò tăng nhẹ, từ 54.700 con (1986) lên 59.600 con (1989) [162,tr.375], sức kéo nông nghiệp nhìn chung ổn định.

Một trong những nỗ lực của Khánh Hòa trong giai đoạn này là thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp tình hình thực tế. Loại cây trồng lâu năm giảm diện tích khỏ rừ, năm 1989, đạt 4.600 ha nhưng chỉ bằng ẵ năm 1985 [162,tr.334]. Dừa là loại cây trồng truyền thống nhưng do không có nhà máy chế biến tại chỗ, thu mua giá rẻ nên nông dân có tâm lý không muốn mở rộng thêm diện tích. So với cây dừa, sản phẩm điều (đào lộn hột) có “đầu ra”, hơn nữa lại có thị trường xuất khẩu nên năm 1989 trồng được 11.500 ha, tăng so với năm 1985 là 1.000 ha [164,tr.302]. Đối với cây công nghiệp hàng năm, mía là chủ lực. Sản phẩm mía thu hoạch xong bán cho 2 nhà máy đường (Cam Ranh, Ninh Hòa). Tuy nhiên, điều kiện đầu tư cho cây mía trong những năm này còn hạn hẹp (nước tưới, phân bón…), năng suất thấp, đường nấu thủ công, giá thành không cao nên chưa khuyến khích được nông dân yên tâm trồng trọt. Do vậy, diện tích, năng suất, sản lượng có chiều hướng giảm dần. Năm 1989, diện tích trồng chỉ còn 5.800 ha, bằng 1/3 diện tích năm 1986 [162,tr.322]; sản lượng chỉ đạt 90% trong thời gian tương ứng. Cây ăn quả có chiều hướng tăng dần diện tích. Các loại cam, quýt, bưởi, thanh long, sapôchê… vẫn tiếp tục duy trì, cây xoài mở rộng qui mô ở vùng Cam Ranh, Diên Khánh…. Từ khi xoài được khuyến khích xuất khẩu, giống cũ được lai ghép với giống Hòa Lộc, Cát Chu… cho năng suất cao hơn nên diện tích gieo trồng đã có tăng nhưng chưa thật mạnh (khoảng 300 ha). Diện tích trồng lúa có xu hướng giảm dần với tốc độ chậm,

từ 35.700 ha (1986) xuống 35.500 ha (1989) [162,tr.196] (xem bảng 2.3.1).

Bảng 2.3.1. Diện tích một số loại cây trồng (1986-1989) Diện tích Đơn vị tính 1986 1987 1988 1989

Cây lâu năm Ngàn ha 3.5 3.7 4.5 4.6

Cây ăn quả Ngàn ha 7.7 8.2 8.3 8.0

Lúa Ngàn ha 35.7 36.2 35.4 35.5

[Nguồn: 162,tr.196,334]

Riêng đối với cây lương thực, nhờ cải tiến kỹ thuật và chính sách khoán hộ, năng suất lúa tăng nhanh, từ 35,1 tạ/ha (1986) lên 39,0 tạ/ha (1989) [162,tr.206].

Sản lượng lúa vào năm 1989 đạt 138.300 tấn, cao hơn so với những năm trước đó;

tỷ trọng lương thực chiếm 0,72% trong cả nước [164,tr.84]. Các loại cây màu lương thực khác như ngô, sắn phát triển thuận lợi. Nhiều năm liền, ngô giữ diện tích trên dưới 6.000 ha, tính chung màu các loại, sản lượng đạt 16.900 tấn; riêng sắn, sản lượng cao hơn các tỉnh phụ cận (Ninh Thuận, Bình Thuận) cùng thời điểm. Tuy vậy, do dân số địa phương tăng nhanh (trên 2%) nên lương thực bình quân đầu người trên toàn tỉnh đã giảm, năm 1989 còn 175,3 kg (giảm 10kg/ 1988); GDP bình quân đầu người đạt 1,736 triệu đồng. Tình trạng thiếu lương thực cục bộ đã diễn ra, có lúc gần 2 vạn người, chủ yếu ở các huyện miền núi, hộ gia đình đông con [19,tr.135].

Nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là kinh tế hộ gia đình, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành chuyển đổi mô hình HTX thuần nông sang mô hình HTX Công – nông – thương - tín, ngoài hình thức cổ phần của hộ xã viên, các HTX còn bổ sung thêm nguồn vốn vay từ ngân hàng. Năm 1988, 11 HTX của huyện Diên Khánh đã được ngân hàng hỗ trợ vay 2.408 triệu đồng, nâng tổng số vốn kinh doanh của các HTX lên 15.762 triệu đồng [89,tr.22], cao nhất là HTX Diên An (2.982 triệu đồng). Nhờ đó, HTX có nguồn vật tư dồi dào hơn, nhất là phân bón; giá cả trao đổi giữa sản phẩm của hộ nông dân và Nhà nước ổn định, tạo điều kiện cho nông dân tự hạch toán được trước mùa vụ. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều có các HTX thực hiện mô hình mới khá thành công: Ninh Quang 1 (huyện

Ninh Hòa), Vĩnh Trung (Nha Trang)… Bước chuyển đổi tuy chỉ mới bắt đầu nhưng đã tạo nên những thay đổi quan trọng trong nông nghiệp, nông thôn Khánh Hòa.

Tuy nhiên, mô hình trên còn quá mới mẻ nên hiệu quả đạt được chưa đồng đều. Số HTX thích ứng với hoạt động dịch vụ đã tồn tại và phát triển khá; một số khác hoạt động cầm chừng; số không thích ứng đã ngưng hoạt động. Sau một năm hoạt động, toàn tỉnh có 47 HTX yếu kém (trong đó, 09 HTX tổ chức được một số khâu dịch vụ, 38 HTX ngưng hoạt động ngay sau khoán); địa bàn có số HTX yếu kém nhiều nhất là huyện Cam Ranh: 29 HTX (85%) [89,tr.6].

Về lâm nghiệp, từ năm 1986, công tác chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề sử dụng đất rừng chặt chẽ hơn. Sau hàng loạt Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về duy trì và bảo vệ rừng, giao đất giao rừng cho dân quản lý, đặc biệt, Quyết định 327/TC của Chính phủ về phủ xanh đất trống đồi trọc kèm theo hỗ trợ vốn đầu tư, tình hình lâm nghiệp Khánh Hòa chuyển biến hơn. Với số vốn trung ương hỗ trợ năm 1989: 1,15 tỷ đồng, ngành lâm nghiệp Khánh Hòa đầu tư trực tiếp cho trồng rừng, diện tích rừng trồng tập trung đạt 808 ha, chiếm quá nửa diện tích trồng cả giai đoạn 1986-1990 (1668 ha) [164,tr.281]. Tuy vậy, việc giao đất, giao rừng vẫn còn khá hình thức; khâu quản lý còn buông lỏng, hiện tượng chặt phá, khai thác rừng tự do của một số đối tượng chưa được kiềm chế. Do vậy, giá trị kinh tế đạt được của ngành khá thấp. So với năm 1986, sản lượng gỗ khai thác đạt 23.000m3 (bằng 59%); GTSX đạt 31,2 tỷ đồng (chỉ bằng 77%) [162,tr.398,414].

Tuy bước đầu đã có những mặt chuyển biến nhưng so với tiềm năng có được, hoạt động của ngành chưa thật hiệu quả.

Trong xu thế mới, hộ ngư dân tham gia đầu tư cho khai thác, nuôi trồng và

chế biến thủy sản tích cực hơn nên trong 2 năm 1987-1988 có 2,5 vạn tàu thuyền đóng mới, diện tích mặt nước nuôi tôm mở rộng, thêm nhiều cơ sở chế biến gia công và thu mua hàng xuất khẩu. Sản lượng thủy sản năm 1989 đạt 31.730 tấn, tuy chưa lớn nhưng so với năm 1986 đã tăng hơn 2.980 tấn. Nuôi trồng mới chỉ bắt đầu nên sản lượng còn rất thấp, năm 1989 tỷ trọng chỉ chiếm 1% trong tổng sản lượng, thấp hơn cả năm 1986: 0,6% [162,tr.478]. Như vậy cũng có nghĩa là nguồn nguyên

liệu của ngành chế biến thủy sản chưa dồi dào, kế hoạch thực hiện nguồn hàng xuất khẩu chưa chủ động. Đẩy mạnh hơn cho nuôi trồng thủy sản để đáp ứng chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Mặc dù còn có những hạn chế nêu trên, cũng là hạn chế khó tránh khỏi trong những năm đầu đổi mới cơ chế nhưng nhìn chung, ngành nông nghiệp đã thể hiện được bước chuyển dịch cơ cấu. Trong đó, vai trò kinh tế hộ đã góp phần đưa lại tổng GTSX của ngành tăng nhanh hơn trước, từ 571,7 tỷ đồng (1988) lên 792,8 tỷ đồng (1989)[162,tr.142].

Ngành Công nghiệp chuyển hướng phục vụ trực tiếp cho Ba chương trình mục tiêu của tỉnh. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng, năm 1989 đạt 15.206 triệu đồng [6,tr.7]. Các xí nghiệp quốc doanh lớn: Nhà máy cơ khí, đại tu ô tô, Công ty thuốc lá Khánh Hòa; Xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; Nhà máy dệt…

tiếp tục giữ vững và làm nòng cốt. Năm 1988, Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế chính sách đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đi vào cuộc sống, do vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời và tập trung đầu tư nhiều trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông, lâm, hải sản. Một số doanh nghiệp quốc doanh đã có sản phẩm xuất khẩu: Công ty vật liệu may Nha Trang, Công ty may Khánh Hòa.

Tiểu thủ công nghiệp có sự dịch chuyển cơ cấu nội bộ ngành đó là việc xác lập nhóm ngành: nhóm ngành công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị; hóa chất; chế biến lâm, nông, sản, sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may gia công; hình thức sản xuất gia đình, xí nghiệp tư nhân xuất hiện. Hàng hóa phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng phong phú thể loại và tăng về số lượng như vải, xà phòng (5-10%), nông cụ (30%). GTSX toàn ngành Công nghiệp đạt 426.870 triệu đồng [3,tr.7]. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 1986-1989 đạt mức 34%/ năm [45,tr.250]. So với trước, nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ được khai thác và sử dụng tốt hơn.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng một số cơ sở, xí nghiệp do thiếu chủ động trong hạch toán bắt nguồn từ việc chuyển đổi cơ chế chưa thích hợp nên gặp không ít khó khăn, thậm chí phải giải thể. Khó khăn, hạn chế là các hoạt động từ khâu

nguyên liệu đến sản xuất chưa đồng bộ nên máy móc thiết bị có nơi chỉ mới khai thác được 45-50% công suất, hàng hóa sản xuất đạt 30% so với nhu cầu của nhân dân [19,tr.137]. Nhìn chung, tuy hoạt động của bộ phận kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhưng qua điều chỉnh cơ cấu, thành phần và nhất là phương thức hoạt động, bước đầu đã hé mở cách nhìn thực tế hơn.

Ngành Dịch vụ trong cơ chế thị trường có điều kiện phát triển.

Thực hiện xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, Thương nghiệp quốc doanh đã xóa bỏ chế độ tem phiếu, thay vào đó là thực hiện cơ chế kinh tế thị trường. Trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế, năm 1987, Tỉnh tiếp tục chỉ đạo chấn chỉnh lại tổ chức thương nghiệp quốc doanh và phát huy vai trò

HTX mua bán, cải tiến phương thức mua bán phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng [152,tr.10]. Với phương thức mua vào, bán ra theo giá thỏa thuận, năm 1988 ngành đã thu lãi 13, 5 tỷ đồng. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động, do chạy theo lợi nhuận, thiếu nhạy bén và chưa quan tâm đến nguồn hàng nông sản, thực phẩm của địa phương nên phần nào hạn chế việc kích thích người sản xuất trực tiếp. Từ năm 1989, Chính phủ thực hiện Quyết định 373/CP, 374/CP về việc xóa bỏ tình trạng

“ngăn sông, cấm chợ”, hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng. Với sự thay đổi này, bộ phận thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán do chậm thích ứng với cơ chế thị trường đã đứng trước tình trạng thua lỗ, thị trường thu hẹp dần về nông thôn, miền núi. Trong khi đó, các cửa hàng tư nhân xuất hiện và hoạt động khá năng động.

Kinh tế đối ngoại có nhiều khởi sắc, đặc biệt là Hội nghị TW 6 khóa VI (3/1989), đã đánh giá cao vai trò và đề ra chủ trương xóa bỏ bao cấp, thực hiện bù lỗ cho xuất nhập khẩu, mở rộng quyền xuất, nhập khẩu cho các thành phần kinh tế.

Hàng xuất khẩu Khánh Hòa vì thế được đẩy mạnh, nhiều sản phẩm được khai thác từ nguyên liệu địa phương như cà phê, điều, dừa, nhiều nhất vẫn là hàng hải sản.

Năm 1989, các mặt hàng hải sản đạt 358 tấn (năm 1986: 323 tấn) [164,tr.330], chiếm 60% lượng hàng xuất khẩu. Mặt hàng mới được đưa ra thị trường là sứa muối

Một phần của tài liệu Những chuyển biến kinh tế xã hội ở khánh hòa từ năm 1975 đến 2005 (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)