Đời sống vật chất, việc làm

Một phần của tài liệu Những chuyển biến kinh tế xã hội ở khánh hòa từ năm 1975 đến 2005 (Trang 80 - 83)

Chương 2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1989

2.2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN

2.2.2. Chuyển biến trong đời sống xã hội

2.2.2.1. Đời sống vật chất, việc làm

Sau ngày giải phóng, mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách khôi phục và phát triển kinh tế tích cực nhưng đời sống vật chất của cư dân Khánh Hòa trong những năm đầu mới giải phóng (1975-1985) nói chung chậm thay đổi. Giá trị thu nhập của người lao động vào năm 1980 trung bình 392 đồng/ năm (giá thời điểm) [173,tr.9].

Đối với cán bộ, công nhân viên, chủ trương chung của tỉnh là trong điều kiện khó khăn, địa phương không có khả năng hỗ trợ, ngoài giờ hành chính, đoàn thể

phải tạo điều kiện tăng gia sản xuất, làm kinh tế phụ gia đình…. Tuy vậy, đời sống công nhân viên, nhất là công nhân công, nông, lâm trường và giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều người phải bỏ việc để mưu sinh bằng nghề khác. Các mặt hàng định lượng lúc bấy giờ chỉ đáp ứng được ở mức tối thiểu (27%), thủ tục mua bán lại rườm rà: chế độ qui định trong tem phiếu, ghi sổ, chờ duyệt…, mất nhiều thời gian, công sức; hiện tượng chen lấn, bán chợ đen ở các điểm mua bán thường xuyên xảy ra. Thị trường tự do biến động giá có chỉ số chung so với năm 1979 là 37,9% (chủ yếu là biến động giá lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm) [173,tr.9]. Nếu so trước và sau giải phóng thì giá gạo đã tăng từ 79 đồng/kg lên 220 đồng/kg; thịt heo từ 500 đồng/kg lên 1.600 đồng/kg; cá tươi từ 100 đồng/kg lên 800 đồng/kg …[19,tr.11].

Ở nông thôn, quá trình điều chỉnh ruộng đất đã xóa bỏ thành phần kinh tế

bóc lột cũ, chuyển bộ phận lao động này sang tự lao động bằng chính sức lực của mình; nông dân ít hoặc thiếu ruộng đã được điều chỉnh và như vậy, tất cả cư dân nông thôn đều trở thành nông dân với ruộng đất không quá chênh lệch nhau. Nông trường quốc doanh, HTX là mô hình chủ đạo đã được xác lập, cơ cấu các tầng lớp xã hội đơn thuần hơn, nông dân tập thể chiếm tỷ lệ lớn. Nông dân Khánh Hòa có

nhiều nghề phụ truyền thống (đánh bắt, nuôi trồng, thủ công mỹ nghệ, chăn

nuôi…), ngoài sản xuất đồng áng, họ chăm chỉ làm kinh tế phụ, nhiều nhất là chăn nuôi gia đình nhưng do giá đầu vào không ổn định nên thu nhập bình quân mỗi người/ năm chỉ thu từ 7 đến 12 đồng [31,tr.22], đời sống nông dân không mấy được cải thiện. Cư dân ở đô thị trước đây đã sắm được nhiều tiện nghi sang trọng phục vụ sinh hoạt gia đình nhưng ở thời điểm này, việc mua sắm hạn chế hơn do hàng hóa khan hiếm, hàng nội địa chất lượng, mẫu mã kém. Cư dân miền núi khó khăn hơn cả, tình trạng thiếu ăn, thiếu mặc còn khá phổ biến. Tốc độ tăng dân số thời điểm năm 1980 trên toàn tỉnh ở mức 11,6%, thu nhập quốc dân lại chỉ đạt 38%, theo các chuyên gia kinh tế, thông thường tốc độ tăng thu nhập quốc dân phải gấp 4 lần/ tốc độ tăng dân số mới đáp ứng [147,tr.9].

Tuy vậy, nếu so sánh với các tỉnh lân cận thì đời sống của các cư dân Khánh Hòa có phần dễ chịu hơn, một phần nhờ sự điều tiết của nguồn thực phẩm dồi dào từ rừng, biển. Thời kỳ bao cấp áp dụng khá dài (kể từ sau ngày đất nước thống nhất đến những năm đầu đổi mới), ngoại trừ một bộ phận gia đình vốn khá giả trước đây, đại bộ phận nhân dân lao động và cán bộ công chức ở có mức sống đời thường không mấy chênh lệch bởi chế độ lương thực, thực phẩm định lượng qua tem phiếu.

Chế độ phân phối bình quân của HTX và bao cấp của Nhà nước làm giảm đi phân biệt giàu nghèo, đồng thời với tâm lý bình quân nên người dân dễ chấp nhận.

Các chương trình điện, nước, gắn với sinh hoạt cần thiết của cư dân trong tỉnh nhìn chung được chú trọng. Công trình Nhà máy nước sạch công suất 1.200 m3/ngày đêm hoàn thành, đủ phục vụ cho nhân dân thành phố và vùng ven. Nguồn điện thắp sáng được chủ động, ngoài hệ thống lưới điện quốc gia, Khánh Hòa còn có nguồn điện Điêzen dự trữ, năm 1984, bình quân đầu người 14 kwh (1976-1980:

5,6 kw) [31,tr.64]. Chương trình thủy điện cực nhỏ ở các huyện miền núi và động cơ gió hỗ trợ cho cư dân các xã vùng đảo được tỉnh triển khai. Nhờ đó đã góp phần nâng cao mức sống của người dân trong tỉnh.

Nhu cầu xây dựng nhà ở ở Khánh Hòa sau chiến tranh rất lớn. Trong đó, số

đồng bào từ các trại tập trung trở về và bộ phận cán bộ công chức từ miền Bắc vào hay từ căn cứ xuống khá bức xúc. Tình hình nguyên vật liệu trong tỉnh thiếu trầm

trọng. Lúc bấy giờ chỉ có Trung tâm sản xuất gạch ngói Ninh Hòa là lớn nhất nhưng sản xuất theo lối thủ công nên không đáp ứng kịp. Nguồn xi măng hầu như phải trông chờ Trung ương duyệt. Năm 1977, sau khi Ty nhà đất và công trình công cộng thành lập, vấn đề sửa chữa, xây dựng nhà ở được xúc tiến hơn. Trong số hơn 500.000 m2 nhà tiếp quản đã được sửa chữa và đưa vào sử dụng, năm 1980, đã cấp 157.000m2 cho cán bộ công nhân viên [31,tr.16]. Từ khi Nhà máy xi măng Hòn Khói đi vào hoạt động, đã góp phần tháo gỡ hiện tượng khan hiếm vật liệu. Năm 1984, sản xuất nguyên vật liệu tăng mạnh, so với năm 1980, gạch nung tăng 34%, đá chẻ tăng 43,8%, vôi nung tăng 56% [33,tr.62], nhờ đó, số lượng nhà xây mới tăng, tỷ lệ nhà ngói đạt 75% [149,tr.4].

Vấn đề nhà ở tuy đã giải quyết được một bước, nhưng nhìn chung, tốc độ phát triển vẫn còn chậm. Theo kết quả điều tra của tỉnh, trước năm 1990, toàn tỉnh chỉ có 6,4% nhà kiên cố; nhà bán kiên cố chiếm đến 81,1%. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao là nhà ở các huyện đồng bằng: Diên Khánh, Vạn Ninh. Ở miền núi, nhà kiên cố hầu như chưa có (00%); nhà bán kiên cố, nhà khung gỗ chưa vượt con số 50%; nhà tranh tre mái lá ở huyện Khánh Sơn chiếm 14,29%, cao hơn trung bình chung của tỉnh (4,27%). Trong số 16,13% nhà tranh tre ở huyện Khánh Vĩnh, có đến 6,45%

nhà dột nát [36,tr.194]. Nguyên nhân chủ yếu là do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu thị trường quá cao, một phần do hậu quả chiến tranh để lại khá nặng nề, để khắc phục được cần phải có thời gian. Nhà ở cũng là một cơ sở để đánh giá đời sống vật chất của người dân miền núi còn nhiều thiếu thốn, khoảng cách chênh lệch giữa các vùng khá lớn. Về phía cán bộ, công nhân viên, vấn đề nhà ở vẫn rất khó khăn, một số có tâm lý chờ đợi từ chính sách Nhà nước.

Vấn đề lao động, việc làm, một trong những mục tiêu lớn nhằm ổn định tình hình sau ngày giải phóng được chính quyền cách mạng quan tâm đặc biệt. Khi các công sở hoạt động trở lại đã có gần 1.000 viên chức và công nhân được sắp xếp công việc [19,tr.18]. Trong cải tạo công thương, hàng ngàn người buôn bán nhỏ được bố trí sang sản xuất, trong đó có HTX thủ công nghiệp. Theo Báo cáo của Thành ủy Nha Trang, trong vòng 10 năm (1975-1985), thành phố đã chuyển sang

sản xuất 5.000 người, đưa đi vùng kinh tế mới 5 vạn người [142,tr.9]. Tuy nhiên đây mới chỉ là con số khiêm tốn (8%) trong tổng số nhân lực cần sắp xếp việc làm ở vùng đô thị. Mặc dù vậy, năm 1985, lao động trong khu vực nhà nước đã tăng gấp 3,7 lần; lao động khu vực tập thể tăng 5,4 lần [4,tr.1]. So với các ngành khác, nhân lực lao động của ngành thương nghiệp chiếm số lượng đông nhất, gấp 1,1 lần/

ngành giao thông, gấp 6 lần/ ngành du lịch [33,tr.19-21] (Bảng 2.2.2.1).

Bảng 2.2.2.1. Nhân lực phục vụ trong các ngành dịch vụ (1984)

Ngành Trình độ

từ đại học trở lên Trình độ

trung cấp Công nhân

kỹ thuật

TW Địaphương TW Địaphương TW Địaphương

Thương

nghiệp 47 283 119 514 331 1077

Giao thông vận tải

37 67 54 60 464 974

Bưu điện 41 0 45 0 257 0

Phụcvụ cộng

cộng,Du lịch 0 22 0 35 0 179

[Nguồn:33,tr.19-21]

Việc sắp xếp lại ngành nghề và phân bố lực lượng lao động đã góp phần nhanh chóng ổn định đời sống của một bộ phận cư dân trên địa bàn tỉnh, qua đó, xây dựng nếp sống lao động mới XHCN. Tuy vậy, bố trí, sắp xếp nhân lực cũng gặp không ít khó khăn và bất cập: việc di dân lên vùng kinh tế mới là biện pháp phân bố lại lao động, nhưng không mấy thành công; biện pháp chuyển đổi việc làm cho người buôn bán nhỏ sang lao động sản xuất trực tiếp có phần thiếu thuyết phục;

đồng thời với chuyển đổi, việc đào tạo nghề (kể cả nghề nông) chưa được phối hợp đồng bộ; lao động chưa có việc làm ở thành phố, thị xã, thị trấn còn chiếm tỷ lệ lớn [147,tr.17], lao động nông thôn nhàn rỗi còn nhiều. Đội ngũ nhân lực ngành thương nghiệp khá đông nhưng phương thức kinh doanh thụ động, hiệu quả mang lại không tương xứng. Quan niệm về lao động, việc làm lúc bấy giờ được hiểu là lao động ăn lương nhà nước, chính quan niệm này cũng tạo ra áp lực lớn trong tâm lý

của người tìm việc, góp phần làm chậm bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến kinh tế xã hội ở khánh hòa từ năm 1975 đến 2005 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)