Chủ trương đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng của Đảng ủy Công an Trung ương

Một phần của tài liệu Đảng ủy công an trung ương lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng từ năm 1998 đến năm 2008 (Trang 23 - 28)

Chương 1. ĐẢNG ỦY CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỰC LƯỢNG TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2003

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng

1.2.1. Chủ trương đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng của Đảng ủy Công an Trung ương

Cuối những năm 80, đầu những năm 90 (XX), CNXH tạm thời lâm vào thoái trào sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, “nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” [26, tr.640 ]. Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất; đồng thời, thúc đẩy quá trình

19

chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.

Bối cảnh quốc tế nói trên có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam.

Đến năm 1998, công cuộc đổi mới đã tiến hành được hơn 10 năm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; đời sống vật chất của đông đảo nhân dân được cải thiện một bước; giữ vững ổn định chính trị; quốc phòng, an ninh được củng cố. Thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được những tiền đề cần thiết cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam cũng phải đối đầu với nhiều thách thức như “tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu,

"diễn biến hòa bình" do các thế lực thù địch gây ra” [26, tr.15]. Những thách thức, nguy cơ đó “vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào" [26, tr.15]. Trong điều kiện đó, Đảng và nhân dân ta tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ được xác định tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996), đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, bởi trong công tác này vẫn còn nổi lên một số vấn đề nổi cộm: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức lối sống, một số thoái hoá biến chất về chính trị” [24, tr.641 ]; trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có mặt chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Tiếp tục tinh thần Đại hội lần thứ VIII, Hội nghị lần thứ 6 (lần 2), BCHTW ĐCSVN (khoá VIII, 2-1999) tiếp tục đặt ra những vấn đề quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trên tinh thần

"nói đi đôi với làm", nêu gương tốt, ngǎn chặn và đẩy lùi các tiêu cực, trước hết là tệ quan liêu, tham nhũng. Trên cơ sở phân tích sâu sắc công tác xây dựng Đảng thời gian qua, nhằm bảo đảm "Đảng phải mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới" [43], Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ “tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có hiệu quả”. Mang tính chuyên sâu, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) thể hiện quyết tâm và trách nhiệm cao trước toàn Đảng, toàn dân trong vấn đề chống tham nhũng, đem lại luồng gió mới cho cuộc đấu tranh phòng, chống

20

tham nhũng. Đó cũng chính là cơ sở, là nền tảng, dựa trên đó, các cấp, các ngành triển khai những biện pháp cụ thể chống tham nhũng.

Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới, song cũng phải đương đầu với những thách thức to lớn. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Đại hội đại biểu lần thứ IX (2001) của Đảng được tổ chức. Khẳng định mục tiêu tổng quát trong những năm tới là “đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” [24, tr.24], Đại hội xác định mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là “đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ Trung ương đến cơ sở” [24, tr.32]. Đại hội đồng thời chỉ rõ đây là nhiệm vụ hết sức bức thiết, nêu lên định hướng chống tham nhũng: “Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính” [24, tr.34]. Các giải pháp thực hiện là: 1). Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý tài sản công, không để sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng; 2). Tiếp tục xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham nhũng, sách nhiễu; 3). Thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng vốn nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài tài trợ; 4). Các đảng viên và chi bộ đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng và toàn xã hội có trách nhiệm giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, phát hiện, tố cáo, lên án những kẻ tham nhũng; 5). Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, nâng cao đời sống người hưởng lương, chống đặc quyền đặc lợi; 6). Xem xét trách nhiệm hình sự hoặc có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở nơi xảy ra những vụ tham nhũng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhận thức tác hại, sự nghiêm trọng của “căn bệnh” tham nhũng, coi đó như một căn bệnh nguy hiểm, một thứ vi trùng độc hại len lỏi vào cơ thể xã hội, làm cho cơ thể đó mang bệnh, suy

21

yếu, đi tới sự mục rỗng từ bên trong, rồi đổ vỡ nếu thể chế không có sức đề kháng, ngăn chặn và chống lại bằng những giải pháp quyết liệt, triệt để và hữu hiệu. Các biện pháp chống tham nhũng mà Đại hội IX đề ra mang tính đồng bộ, gắn phòng với chống; gắn phát hiện, ngăn ngừa, răn đe với nghiêm khắc xử lý;

đồng thời, có trọng tâm, trọng điểm.

Nhằm làm cho các chủ trương chống tham nhũng của Đảng đạt hiệu quả, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cùng một lúc ban hành ba Pháp lệnh: Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh cán bộ, công chức, trong đó mỗi Pháp lệnh thực hiện những mục tiêu riêng, song sự kết hợp giữa các Pháp lệnh sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực trong đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong xã hội.

Trong ba Pháp lệnh nói trên, Pháp lệnh chống tham nhũng có giá trị trực tiếp trong việc phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý các hành vi tham nhũng.

Để thực hiện tốt hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của Công an trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, ngày 7-5-1998, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ ba đã ra Nghị quyết số 13/NQ/1998/QH10, đổi tên Bộ Nội vụ thành Bộ Công an1.

Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng qua các kỳ đại hội, hội nghị và nhằm thực hiện đồng bộ ba Pháp lệnh, đặc biệt những nội dung chính của Pháp lệnh chống tham nhũng, ngày 12-6-1998, Bộ Công an đã có Kế hoạch số 560/BNV (V19) Về triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ ba pháp lệnh trong lực lượng Công an nhân dân; đồng thời, triển khai Luật khiếu nại, tố cáo. Ngày 10- 4-2002, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 05/2002/CT-BCA (C11) Về việc tăng cường đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và chống tiêu cực trong lực lượng Công an nhân dân. Chỉ thị số 05/2002/CT-BCA tổng kết về cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng CAND, nhận định rằng, cuộc đấu tranh đã thu được một số kết quả, tạo được chuyển biến bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, từng nơi, từng lúc, ở một số khâu công tác, tiêu cực, tham nhũng vẫn còn diễn ra khá phức tạp, có trường hợp rất nghiêm trọng, vì thế,

1 Xem thêm Phụ lục số 1.

22

trong thời gian tới, lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố phải tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ: Một là, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; hai là, sử dụng đồng thời biện pháp đấu tranh và xử lý cán bộ, chiến sỹ Công an tiêu cực, tham nhũng, đảm bảo mọi hành vi tiêu cực, tham nhũng trong Công an phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh; ba là, kiện toàn tổ chức, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng trong nhiệm vụ đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng Công an; bốn là, phát huy vai trò tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh với các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng Công an.

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên và thực hiện đạt được kết quả cao, Chỉ thị số 05/2002/CT-BCA đề ra một hệ thống các giải pháp: Tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng; đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính; khẩn trương sắp xếp lại các doanh nghiệp của Công an; rà soát lại các quy định quản lý cán bộ, chiến sỹ Công an trên cả ba mặt công tác, quan hệ xã hội và sinh hoạt đời sống cho phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm túc quy trình tuyển dụng, đề bạt cán bộ, quy chế tuyển sinh vào các trường CAND; thường xuyên tiến hành thanh tra nhiệm vụ công tác theo chuyên đề ở đơn vị, khâu công tác có nhiều điều kiện nảy sinh tiêu cực, tham nhũng; đổi mới khâu quản lý, xử lý thông tin về tiêu cực, tham nhũng; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra Đảng và tổ chức cán bộ; xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ Công an tiêu cực, tham nhũng; cấp ủy và thủ trưởng Công an các cấp phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo và cấp ủy Đảng cấp trên về kết quả đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ở đơn vị, địa phương;

kiện toàn Ban thường trực chống tham nhũng các cấp Công an; kiện toàn lại hệ thống tổ chức Thanh tra CAND theo hướng tập trung, thống nhất, tăng nhiệm vụ và quyền hạn cho thanh tra; có chính sách khen thưởng kể cả bằng vật chất đối với người có công phát hiện, tích cực đấu tranh làm rõ hành vi tiêu cực, tham nhũng.

Với những nội dung như đã nêu ở trên, những năm 1998-2003, Chỉ thị số 05/2002/CT-BCA là một dấu mốc quan trọng trong hệ thống chủ trương về đấu

23

tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ủy CATW. Chỉ thị không chỉ xác định những nhiệm vụ cấp thiết phòng, chống tham nhũng cần tiến hành, mà những nhiệm vụ được xác định còn có tính đột phá, phù hợp với điều kiện, diễn biến thực tiễn của tình trạng tham nhũng trong lực lượng. Các giải pháp mà Chỉ thị nêu lên đã bao trùm hầu hết các mặt, các nội dung công tác, hoạt động của lực lượng Công an, mang tính đồng bộ, kết hợp, tạo nên sự hoàn chỉnh, mà nếu được thực hiện tốt, sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng CAND lên một bước.

Một phần của tài liệu Đảng ủy công an trung ương lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng từ năm 1998 đến năm 2008 (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)