Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 02/2003/NQĐU (VP) và kiện toàn bộ máy thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Đảng ủy công an trung ương lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng từ năm 1998 đến năm 2008 (Trang 54 - 57)

Chương 2. ĐẢNG ỦY CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỰC LƯỢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2008

2.2. Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng

2.2.1. Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 02/2003/NQĐU (VP) và kiện toàn bộ máy thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng

Sau khi có Nghị quyết số 02/2003/NQĐU (VP), Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 41/KH-BCA (V24), ngày 22-9-2003, cụ thể hoá nội dung Nghị quyết. Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ CATW và lãnh đạo Bộ, cấp uỷ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết 02Kế hoạch 41 của Bộ; đồng thời, triển khai đến các đơn vị Công an cơ sở và 100% đảng viên, cán bộ, chiến sỹ thuộc phạm vi quản lý.

Ngày 1-6-2006, Luật phòng, chống tham nhũng1 có hiệu lực thi hành, được sự chỉ đạo của Đảng ủy CATW, Bộ Công an đã chủ động xây dựng Chương trình hành động của lực lượng CAND thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và tổ chức Hội nghị triển khai quán triệt Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tới cán bộ chủ chốt Công an các đơn vị, địa phương; đồng thời, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện đến 100% các đơn vị cơ sở. Chỉ đạo tổ chức cho đại diện lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng lãng phí. Tiếp đó, Đảng uỷ CATW đã xây dựng kế hoạch, tổ chức cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trực thuộc Bộ Công an nghiên cứu, học tập Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X); đồng thời, chỉ đạo các Đảng bộ trong lực lượng CAND tổ chức quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết.

1 Ngày 29 -11-2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội (khoá XI), đã thông qua Luật phòng, chống tham nhũng. Luật chủ trương đẩy mạnh phòng, ngừa tham nhũng, chủ động ngăn chặn ngay từ đầu nguy cơ tham nhũng, từng bước hạn chế và đẩy lùi những nguy cơ đó.

50

Việc tổ chức triển khai, quán triệt các nghị quyết của Đảng và pháp luật, chủ trương của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng của lực lượng CAND được đánh giá là nghiêm túc, có hiệu quả, đã tạo chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hầu hết các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên lực lượng CAND, nhất là cấp uỷ, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp về công tác phòng, chống tham nhũng trong CAND, tạo tiền đề để triển khai các công tác khác, nhằm thực hiện phòng, chống tham nhũng trong lực lượng một cách hiệu quả.

Qua 5 năm (1998-2003) thực hiện mô hình tổ chức và hoạt động của Ban Thường trực chống tham nhũng1 trong lực lượng CAND, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, cũng bộc lộ những tồn tại, khuyết điểm như chất lượng, hiệu quả của Ban Thường trực còn hạn chế. Để chấn chỉnh thiếu sót, tồn tại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chống tham nhũng ở công an các cấp, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định thành lập BCĐ chống tham nhũng; bổ sung Cơ quan công tác chính trị tham gia thành viên BCĐ chống tham nhũng các cấp; thành lập và bổ sung thành viên BCĐ chống tham nhũng của Bộ ở các đơn vị V11, V15 và V26; ban hành Quy chế và tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân2, theo hướng tăng cường trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong lực lượng CAND.

Với nhiệm vụ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, BCĐ phòng, chống tham nhũng của Bộ đồng thời có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lực lượng CAND, bổ sung Vụ Tài chính (đối với Bộ) và PH12 hoặc PV22 (đối với Công an địa phương) tham gia thành viên BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí các cấp. Bộ trưởng Bộ Công an cũng ban hành hàng loạt quyết định3, tiếp tục bổ sung và quy định một cách rõ ràng, cụ thể quy chế tổ chức, hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng

1 Theo Quyết định số 473/1998/QĐ-BCA (V24), ngày 01-8-1998 của Bộ trưởng Bộ Công an.

2Theo Quyết định số 907/2004/QĐ-BCA (V24), ngày 13/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an.

3Quyết định số 711/2007/QĐ-BCA (V24), ngày 02/7/2007 của Bộ trưởng Về Quy chế tổ chức và hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lực lượng Công an nhân dân; Quyết định số 723/2007/QĐ-BCA (V24), ngày 02/7/2007 của Bộ trưởng Về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Bộ Công an.

51

phí; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo hướng tăng trách nhiệm và phân công cá nhân phụ trách từng lĩnh vực; duy trì hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng của Bộ và của Công an các đơn vị, địa phương; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng cả trong Công an và ngoài xã hội. Điều đáng lưu ý là để công tác phòng, chống tham nhũng thật sự hiệu quả, phát huy được vai trò của các cơ quan liên quan tham gia vào cuộc đấu tranh đầy khó khăn này, ngày 18-3-2008, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 298/2008/QĐ-BCA (V24), Quy định thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của lực lượng Công an nhân dân.

Bên cạnh đó, Đảng ủy CATW cũng chỉ đạo các cấp chấp hành nghiêm chỉnh quy định báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Chính phủ, BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Thanh tra Chính phủ. Đặc biệt, với Quyết định số 1448/2008/QĐ-BCA (X13) được Bộ trưởng ban hành ngày 28-8-2008, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Văn phòng BCĐ phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lực lượng CAND, thì bộ máy thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lực lượng đã được kiện toàn thêm một bước. Từ thời điểm này, Văn phòng BCĐ phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lực lượng CAND là cơ quan chuyên trách, có chức năng tham mưu, giúp việc BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Bộ Công an.

Việc thành lập và đưa hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lực lượng CAND đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả là một cố gắng lớn, thể hiện trách nhiệm cao của Đảng uỷ CATW và lãnh đạo Bộ, cấp uỷ và thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong nội bộ. Mô hình tổ chức và hoạt động của BCĐ ngày càng được củng cố, kiện toàn; hoạt động của BCĐ được duy trì thường xuyên ở Bộ và Công an nhiều đơn vị, địa phương; trách nhiệm của các thành viên BCĐ được đề cao. Hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong CAND đã đạt kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công

52

tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lực lượng CAND.

Thanh tra Công an các cấp đã phát huy tốt vai trò thường trực, chủ động tham mưu, phục vụ cho BCĐ duy trì hoạt động; đồng thời, trực tiếp thực hiện nhiều nhiệm vụ công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng đạt kết quả; chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan chức năng: Kiểm tra Đảng, Tổ chức cán bộ, Cơ quan chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong nội bộ.

Bên cạnh đó, hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng trong CAND còn bộc lộ một số thiếu sót, tồn tại, như: Chất lượng, hiệu quả hoạt động của BCĐ ở Công an một số đơn vị, địa phương chưa cao, chưa rõ nét; một số thành viên BCĐ chưa dành nhiều thời gian cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; lực lượng nòng cốt, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng là Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương chưa được củng cố, kiện toàn đủ mạnh; sự phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng trong việc nắm tình hình, trao đổi thông tin có liên quan đến tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an chưa chặt chẽ, kịp thời; không thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo vụ, việc về tham nhũng, lãng phí lên BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Bộ; một số báo cáo còn thiếu tính khách quan.

Một phần của tài liệu Đảng ủy công an trung ương lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng từ năm 1998 đến năm 2008 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)