Chương 2. ĐẢNG ỦY CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỰC LƯỢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2008
2.1. Yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân trước tình hình mới và chủ trương đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng của Đảng ủy Công an Trung ương
2.1.2. Chủ trương đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng của Đảng ủy Công an Trung ương
Trong những năm đầu đổi mới, mặc dù công tác đấu tranh chống tham nhũng được đẩy mạnh, nhưng tình trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, có lúc, có nơi "diễn ra nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn có hiệu quả" [24, tr.22]. Vì thế, Đại hội X của Đảng (2006) chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, "toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí"
[27, tr.128]; coi "đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội" [27, tr.286-287]. Mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là: 1). Ngăn chặn, hạn chế, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tạo bước chuyển biến rõ rệt để củng cố lòng tin, xây dựng sự đồng thuận; 2). Giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trung thành, tận tụy, kỷ cương, liêm chính [27, tr.287].
Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả, Đại hội X xác định phải xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng:
- Về nhận thức, phải giáo dục cán bộ, nhân dân nhận thức đúng đắn yêu cầu bức xúc của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, làm cho
“các cấp ủy và tổ chức đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" [27, tr.287].
- Về cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói riêng.
46
- Về thành lập các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các cấp và tăng cường bộ máy kiểm tra, kỷ luật của Đảng, cần thành lập “các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả" [27, tr.288-289]; đồng thời, tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng [27, tr.288].
- Về phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, cần xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những vụ việc đã được phát hiện; xử lý thích đáng, đúng pháp luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nơi xảy ra tham nhũng.
- Một số công tác khác, phải triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở; tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức;
có quy định về kiểm soát, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức [27, tr.288- 289]; tập trung chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong một số lĩnh vực trọng điểm; gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí với công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền;
đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Trước tình trạng tham nhũng trở thành “vấn nạn”, trở thành nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sự tồn vong của chế độ, Đại hội X đã nêu cao “quyết tâm chính trị” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với đấu tranh phòng, chống lãng phí, nhấn mạnh tính đồng bộ trong hệ thống các giải pháp chống tham nhũng, lãng phí. Các giải pháp mà Đại hội X đưa ra nếu được thực hiện tốt có tác dụng huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Các mục tiêu mà từng giải pháp cụ thể hướng tới đặt trong mục tiêu tổng quát chống tham nhũng được xác định cho thấy sự cương quyết, quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng của Đảng. Những quan điểm, giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà Đại hội X đưa ra sát hợp thực tiễn, nhằm trúng và đúng những yêu cầu nóng bỏng về đấu tranh chống tham nhũng đặt ra; đồng thời, nắm bắt chính xác những khâu, những nội dung trọng yếu, cần thiết trong đấu tranh chống tham nhũng cần đặc biệt quan tâm.
47
Sau Đại hội X, Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng (khoá X, 7- 2006) tiếp tục quan điểm phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bởi vì, tuy cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã đạt được một số kết quả nhất định, song còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Nghị quyết của Hội nghị Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục khẳng định quyết tâm “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt” [27, tr.301], nhằm đạt mục tiêu “giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính” [27, tr.301]. Hội nghị cũng cụ thể hóa thêm một bước những giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà Đại hội X đề ra, tập trung vào việc phát huy vai trò của tổ chức Đảng và đảng viên; hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng. Đặc biệt, Hội nghị nhấn mạnh hai nội dung mới trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Một là, xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; hai là, tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.
Với những nội dung mới, đặc biệt trên quan điểm coi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh của toàn xã hội, có sự tham gia, giám sát tích cực của đông đảo nhân dân, phát huy mạnh mẽ vai trò của nhân dân, Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) là bước đột phá mạnh mẽ trong tư duy của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Những quan điểm của Hội nghị có giá trị định hướng quan trọng cho các ban, ngành trong việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng.
Quán triệt, vận dụng các quan điểm, chủ trương của Đại hội X, Hội nghị Trung ương 3 (khoá X) về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, ngày 21-8- 2003, Đảng ủy CATW ban hành Nghị quyết số 02/2003/NQĐU (VP) Về lãnh
48
đạo công tác đấu tranh chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân từ 2003 đến 2007. Nghị quyết xác định mục tiêu: “Chủ động phòng ngừa nhằm hạn chế, ngăn chặn tham nhũng trong Công an, làm giảm sai phạm của cán bộ, chiến sỹ trong lĩnh vực điều tra, xử lý tội phạm, thi hành án phạt tù, quản lý và xử lý vi phạm hành chính về an ninh, trật tự; quản lý tài chính và tài sản” [5, tr.36], góp phần xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, trấn áp các loại tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và giữ gìn tốt trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, đối ngoại của đất nước.
Với mục tiêu, yêu cầu trên, Nghị quyết đã đưa biện pháp thực hiện:
Thứ nhất, tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng cải cách hành chính và cải cách tư pháp gắn với yêu cầu chống tham nhũng.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ Công an trong sạch, vững mạnh.
Thứ ba, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và đề cao trách nhiệm của thủ trưởng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng.
Thứ tư, tích cực đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc tham nhũng trong lực lượng CAND.
Thứ năm, củng cố lực lượng, cơ chế tham mưu, chỉ đạo, giám sát bảo đảm điều kiện cần thiết cho công tác đấu tranh chống tham nhũng trong Công an.
Thứ sáu, quản lý chặt chẽ, bảo đảm kinh phí, phương tiện được cấp phát.
Nghị quyết số 02/2003/NQĐU (VP) cũng nhấn mạnh công tác cán bộ là biện pháp trọng tâm, hàng đầu, có ý nghĩa quyết định. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng chỉ rõ tầm quan trọng, sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ như: Đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên đề; hoàn thiện cơ chế thông tin, báo cáo và xử lý thông tin về công tác đấu tranh chống tham nhũng; coi trọng việc rút kinh nghiệm từ các vụ tham nhũng; bảo đảm kinh phí, trang bị vật chất cần thiết cho công tác đấu tranh chống tham nhũng.
49
Cùng với việc đề ra Nghị quyết số 02/2003/NQĐU (VP), Đảng ủy CATW đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tham nhũng trong nội bộ CAND và công tác điều tra tội phạm về tham nhũng ngoài xã hội.