Chương 2. ĐẢNG ỦY CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỰC LƯỢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2008
2.2. Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng
2.2.3. Chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng
* Phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác kiểm tra, thanh tra hành chính
Công tác kiểm tra, thanh tra hành chính là một trong những biện pháp chủ động phòng ngừa và phát hiện tham nhũng, nên trong những năm 2003-2008, Đảng ủy CATW đã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hành chính, tập trung kiểm tra, thanh tra vào những lĩnh vực có điều kiện tham nhũng như:
Công tác quản lý xuất, nhập cảnh; chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả của lực lượng CSKT; tổ chức và hoạt động của lực lượng CSGT đường bộ; xử lý vi phạm hành chính và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CSKV, Công an phụ trách xã; đầu tư xây dựng cơ bản tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
mua sắm vật tư, phương tiện hàng hóa phục vụ công tác; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CSND; tiếp nhận, quản lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hiện pháp luật về công tác quản lý, giáo dục phạm nhân và đặc xá; việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy,… Ngoài tiến hành thanh tra hành chính theo chuyên đề diện rộng do Bộ hướng dẫn, Công an các đơn vị, địa phương còn chủ động thanh tra một số lĩnh vực công tác có điều kiện thực hiện hành vi tham nhũng như: Thanh tra công tác xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực ANTT; thực hiện quy trình đăng ký, quản lý phương tiện giao thông; công tác quản lý, sử dụng kinh phí Bộ cấp và kinh phí do địa phương hỗ trợ… Trong 5 năm (2003-2008), Công an các đơn vị, địa phương đã
62
tiến hành 1.643 cuộc thanh tra, đã phát hiện 39 vụ, việc với 104 cán bộ, chiến sỹ sai phạm có liên quan đến tham nhũng, kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh thiếu sót, tồn tại trong phòng ngừa tham nhũng.
Năm 2006, Đảng ủy CATW tiến hành thanh tra hành chính về công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại 4 đơn vị, địa phương (trại giam Ngọc Lý, An Phước, Tân Lập thuộc V26 và Trại tạm giam Công an tỉnh Tuyên Quang) và đã phát hiện những sai phạm, thiếu sót, tồn tại trong các khâu công tác từ khi lập dự án, thi công đến việc kiểm tra, giám sát… Đảng ủy CATW chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị, địa phương được thanh tra kiểm điểm làm rõ nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện dự án để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, đề nghị giảm quyết toán một số công trình với tổng số tiền 2,09 tỷ đồng [7, tr.13].
Năm 2007, qua thanh tra dự án đầu tư và xây dựng công trình nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam thuộc Bộ Công an theo Nghị quyết 08 của BCT và Quyết định số 611 của Thủ tướng Chính phủ tại Công an tỉnh Lai Châu, trại giam số 5, số 6, trại giam Phước Hòa và Xuyên Mộc. Kết quả là đã kiến nghị giảm quyết toán của các nhà thầu với tổng số tiền hơn 1 tỷ 870 triệu đồng và yêu cầu khắc phục một số hạng mục công trình chưa đảm bảo kỹ thuật theo đúng thiết kế được duyệt [7, tr.13]. Ngoài ra, Công an các đơn vị, địa phương còn chủ động tiến hành thanh tra hành chính trên một số lĩnh vực công tác như:
Công tác xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực ANTT; thực hiện quy trình đăng ký, quản lý phương tiện giao thông; công tác quản lý, sử dụng kinh phí Bộ Công an cấp… Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi tài sản trị giá 539.164.000 đồng, xử lý kỷ luật 11 cán bộ, chiến sỹ Công an tham nhũng [7, tr.13].
Một số địa phương đã triển khai có hiệu quả công tác thanh tra hành chính như Công an tỉnh Quảng Trị. Qua thanh tra hành chính, thông qua quá trình tự kiểm điểm đã phát hiện 6 vụ việc với 7 cán bộ, chiến sỹ có sai phạm liên quan đến tham nhũng, thu hồi số tiền 188.899.000 đồng [7, tr.13]. Thanh tra tại Công an Thành phố Buôn Mê Thuột đã phát hiện một số cán bộ, chiến sỹ đội CSĐT tội phạm về ma túy làm sai lệch hồ sơ vụ án, thu giữ tiền, vàng là vật chứng, nhưng không đưa vào biên bản, hồ sơ vụ việc,… Đoàn Thanh tra Công
63
an tỉnh đã kiến nghị thu hồi số tiền 33 triệu đồng chi sai nguyên tắc và 10.990.000 đồng của một điều tra viên thu giữ của đối tượng, nhưng không báo cáo chỉ huy đơn vị để tiêu dùng cá nhân và kiến nghị Giám đốc Công an tỉnh xử lý kỷ luật nghiêm cán bộ tham nhũng [7, tr.14].
Qua thanh tra hành chính chuyên đề quản lý, sử dụng nhà đất tại trường Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện, làm rõ sai phạm của lãnh đạo và một số cán bộ nhà trường trong việc quản lý đất đai, lập quỹ trái quy định, thu, chi sai nguyên tắc về tài chính. Đã thu hồi 1,1 tỷ đồng và xử lý những cán bộ, chiến sỹ có sai phạm. Qua thanh tra hành chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp nhà tạm giữ đã phát hiện vi phạm với số tiền 266.511.000 đồng (đã thu hồi số tiền trên) [7, tr.14].
Cấp ủy các cấp đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tập trung kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra việc quản lý đất dự án; công tác tài chính; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung kiểm tra một số đơn vị, lĩnh vực công tác có điều kiện thực hiện hành vi tham nhũng để phòng ngừa, chấn chỉnh, phát hiện và xử lý vi phạm. Trong 5 năm (2003- 2008), Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp đã tiến hành 2.018 cuộc kiểm tra đối với 4.605 tổ chức cơ sở Đảng; kiểm tra 654 đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Kết quả là đã phát hiện 31 vụ, việc với 60 đảng viên sai phạm [7, tr.14].
Công tác kiểm tra của lãnh đạo, chỉ huy đối với đơn vị và cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công tác chuyên môn được tiến hành thường xuyên theo chương trình, kế hoạch. Trong những năm 2003-2008, Công an các đơn vị, địa phương đã tiến hành 1.940 cuộc kiểm tra của lãnh đạo, chỉ huy đối với 3.584 đơn vị thuộc quyền. Kết quả đã phát hiện 45 vụ, việc với 411 cán bộ, chiến sỹ có sai phạm liên quan đến tham nhũng [7, tr.15].
* Phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông qua công tác kiểm tra đặc biệt
64
Nhẳm đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động TTKSGT, Đảng ủy CATW đã chỉ đạo Bộ Công an ban hành Đề án tổ chức công tác phòng ngừa sai phạm trong hoạt động TTKSGT (Đề án 1323); đồng thời, ban hành nhiều văn bản1 chỉ đạo phòng, chống tiêu cực trong công tác này. Đây là bước đi hết sức quan trọng và cần thiết, vì lĩnh vực tuần tra, kiểm soát giao thông là một trong những lĩnh vực có điều kiện nảy sinh mầm mống tham nhũng. Trong lực lượng Công an, đây cũng là lĩnh vực từ trước đến nay luôn bị khiếu kiện, gây nhiều bức xúc nhất vì các hành vi lạm quyền để trục lợi. Bên cạnh đó, Đảng ủy CATW cũng chỉ đạo thành lập và duy trì hoạt động 3 đường dây điện thoại nóng của Bộ và đường dây điện thoại nóng của Công an các tỉnh, thành phố để tiếp nhận thông tin phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của CSGT. Từ ngày thiết lập đường dây điện thoại nóng tháng 11- 2005 đến tháng 6-2008, đường dây này đã tiếp nhận 326 tin (trong đó Thanh tra Bộ 183 tin, Tổng cục Cảnh sát 143 tin), phản ánh về sai phạm, tiêu cực của CSGT, liên quan đến hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước [7, tr.15].
Đối với những địa phương có nhiều tin phản ánh bức xúc, Thanh tra Bộ đã trực tiếp tổ chức KTĐB, kết quả các đợt kiểm tra, đã phát hiện CSGT các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Hà Nội và Hải Phòng vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ về quy trình TTKSGT và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động TTKS của CSGT đường bộ, nhận tiền trong thi hành công vụ. Đã chỉ đạo xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sỹ có sai phạm và trách nhiệm liên đới của lãnh đạo, chỉ huy. Ngoài ra, Công an các tỉnh, thành phố cũng đã tiếp nhận 2.368 tin; xác minh, kết luận 1.877 tin. Kết quả tin phản ánh đúng và có đúng 715; phản ánh sai 648; không có cơ sở kết luận 514 tin [7, tr.15] .
Trong 5 năm (2003-2008), Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức 5.705 cuộc KTĐB. Kết quả đã phát hiện 243 vụ, việc với 440 cán bộ, chiến sỹ
1Chỉ thị số 02/2006/CT-BCA (V11), ngày 26/11/2006 của Bộ trưởng Về việc tiếp tục tiến hành các biện pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động TTKSGT; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động KTĐB phòng, chống ngừa tiêu cực trong hoạt động TTKSGT; Quy định Về việc tiếp nhận, xử lý tin phản ánh tiêu cực của CSGT quan đường dây điện thoại nóng Bộ Công an.
65
vi phạm quy trình TTKSGT, trong đó có nhiều trường hợp nhận tiền hối lộ trong khi làm nhiệm vụ TTKS [7, tr.15].
* Phát hiện hành vi tham nhũng qua giải quyết tố cáo tham nhũng
Từ tháng 6-2003 đến tháng 6-2008, Công an các cấp nhận được tổng số 2.633 đơn tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết, trong đó có 1.935 đơn tố cáo cán bộ, chiến sỹ Công an tham nhũng và 698 đơn tố cáo hành vi có dấu hiệu tham nhũng, so với 5 năm trước (1998-2003) giảm 1.167 đơn (2633/3800). Đảng ủy CATW đã chỉ đạo thanh tra, xác minh làm rõ 2.440 đơn (đạt tỷ lệ 92,67%), trong đó kết luận tố cáo đúng 281 đơn; tố cáo có phần đúng 323 đơn (tỷ lệ tố cáo đúng và có phần đúng đạt 24,75%); tố cáo sai 1.081 đơn; tố cáo không có cơ sở kết luận 755 đơn. Qua đó, đã phát hiện 230 vụ, việc với 475 cán bộ, chiến sỹ có sai phạm tham nhũng và 110 vụ, việc 155 cán bộ, chiến sỹ có dấu hiệu tham nhũng [7, tr.16].
Đáng chú ý là qua công tác điều tra, giải quyết án và các vụ, việc về ANTT, đã phát hiện 27 vụ, việc với 61 cán bộ, chiến sỹ vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng; qua công tác quản lý cán bộ đã phát hiện 64 vụ, việc với 109 cán bộ, chiến sỹ có sai phạm [7, tr.16]. Qua công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình ở cơ sở đã phát hiện được một số cán bộ, chiến sĩ có hành vi liên quan đến tham nhũng [7, tr.16]. Nhìn chung, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn tố cáo đã góp phần củng cố, kiện toàn về tổ chức, ổn định tình hình nội bộ ở một số đơn vị, địa phương (Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai, Học viện Cảnh sát,…).
* Xử lý hành vi tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an
Từ tháng 6-2003 đến tháng 6-2008, Công an các cấp đã ra quyết định xử lý kỷ luật hành chính 1.266 cán bộ, chiến sỹ (trong đó 931 cán bộ, chiến sỹ Công an có sai phạm do tham nhũng và 335 cán bộ, chiến sỹ có dấu hiệu tham nhũng)1, bằng các hình thức: Khiển trách 392; cảnh cáo 392; hạ bậc lương 48;
giáng cấp bậc hàm 170; giáng chức 11; giáng chức và giáng cấp bậc hàm 18;
cách chức 42; cách chức và giáng cấp bậc hàm 14; tước danh hiệu CAND 179,
1 So với 5 năm trước (1998-2003), giảm 1.112 trường hợp (1112/2378 = 46,76%).
66
trong đó chuyển xử lý hình sự 19 vụ với 41 đối tượng, thu hồi tiền, tài sản trị giá 4 tỷ 367 triệu đồng. Đáng chú ý là số cán bộ là lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp sai phạm chiếm tỷ lệ 49,61% (628/1266) so với tổng số cán bộ, chiến sỹ sai phạm bị xử lý [7, tr.16]. Đây là một hiện thực đáng báo động, nó cho thấy tình trạng tham nhũng trong lực lượng CAND có những đặc thù riêng, diễn biến phức tạp và cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở đây quả thật không hề dễ dàng.
Đã xử lý kỷ luật 55 cán bộ Công an đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy về trách nhiệm liên đới để xảy ra vụ, việc liên quan đến tham nhũng ở đơn vị được giao phụ trách bằng các hình thức như khiển trách 35; cảnh cáo 17;
cách chức 3 [7, tr.17].
Có thể khẳng định rằng, công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng CAND trong những năm qua đã được Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ, cấp ủy, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương coi trọng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các mặt công tác phòng ngừa và đấu tranh. Đặc biệt, việc Đảng ủy CATW ban hành Nghị quyết chuyên đề số 02 Về lãnh đạo công tác đấu tranh chống tham nhũng trong lực lượng CAND là hoàn toàn đúng đắn và kịp thời, huy động được sức mạnh của cấp ủy đảng, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp và đông đảo đảng viên, cán bộ, chiến sỹ Công an tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh đầy khó khăn, thử thách và vô cùng phức tạp này.
BCĐ chống tham nhũng các cấp trong CAND thường xuyên được Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo duy trì hoạt động thường xuyên. Lực lượng thanh tra; tổ chức cán bộ;
kiểm tra Đảng … tiếp tục được củng cố, kiện toàn một bước; lực lượng Thanh tra Công an các cấp, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, trong quá trình 5 năm (2003-2008) Đảng ủy CATW chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng vẫn tồn tại một số nhược điểm, hạn chế như:
Thứ nhất, sự chỉ đạo triển khai, quán triệt, thực hiện Nghị quyết 02 của Đảng ủy CATW và Kế hoạch số 41 ở một số tổ chức cơ sở Đảng, đơn vị Công
67
an, nhất là cấp cơ sở chưa sâu, chưa tạo ra ý thức tự giác của đảng viên, cán bộ, chiến sỹ Công an trong công tác phòng, chống tham nhũng. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02 ở Công an nhiều đơn vị, địa phương nhìn chung chưa sát, biện pháp chưa cụ thể và nhiều lúc chưa phù hợp với thực tế của từng đơn vị, địa phương, từng lĩnh vực, địa bàn công tác.
Thứ hai, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc thực hiện Nghị quyết 02 chưa thể hiện rõ nét trong các văn bản và trong khâu tổ chức thực hiện, nhất là một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Các biện pháp nắm tình hình, thông tin về tham nhũng còn hạn chế; việc phát hiện hành vi tham nhũng tuy đã được quan tâm chỉ đạo phát hiện, xử lý, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh, chưa đủ sức răn đe. Số vụ, việc về tham nhũng được phát hiện, xử lý trong 5 năm (2003-2008) mới chỉ phản ánh được một phần tình hình tham nhũng trên thực tế.
Thứ ba, hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Công an các đơn vị, địa phương chưa thực sự hiệu quả. Lực lượng nòng cốt đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong CAND là Thanh tra Công an các cấp chưa được củng cố, kiện toàn đủ mạnh để đối phó với những thách thức, khó khăn của cuộc đấu tranh mang tính đặc thù trong lực lượng.
Thứ tư, sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức cán bộ, kiểm tra Đảng, thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ và các cơ quan, đơn vị chức năng khác… trong việc nắm tình hình, phát hiện và giải quyết những trường hợp đảng viên, cán bộ, chiến sỹ có hành vi tham nhũng và có dấu hiệu tham nhũng chưa thường xuyên, chưa thực sự chặt chẽ và nhiều lúc, nhiều nơi còn chồng chéo, sơ hở.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên trước hết thuộc về trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, thủ trưởng Công an các cấp đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Trong nhiều nội dung chống tham nhũng, các cấp ủy Đảng, thủ trưởng Công an các cấp trong CAND còn chưa thực sự có quyết tâm cao, chưa kiên quyết trong hành động. Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả thi đua của Công an đơn vị, địa phương chủ yếu căn cứ vào số cán bộ, chiến sỹ của đơn vị,