Chương 2. ĐẢNG ỦY CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỰC LƯỢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2008
2.1. Yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân trước tình hình mới và chủ trương đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng của Đảng ủy Công an Trung ương
2.1.1. Đặc điểm của giai đoạn và yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân
Bước sang thế kỷ XXI, trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Thế giới tiếp tục đẩy mạnh như vũ bão cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với sự bùng nổ của thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Điều này tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm chuyển biến nhanh chóng, sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của mọi quốc gia.
Bên cạnh đó, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn.
Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Đồng thời, nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phải phối hợp giải quyết. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự
43
hợp tác đa phương, đó là: Khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; tình trạng môi trường tự nhiên bị huỷ hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế… Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định
Những nét mới ấy trong tình hình thế giới và khu vực tác động mạnh mẽ đến tình hình trong nước. Trước mắt nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn. Những thành tựu to lớn và rất quan trọng của những năm đổi mới làm cho thế và lực của đất nước được nâng cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để nước ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường - phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng từng chỉ ra - tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hoà bình" do các thế lực thù địch gây ra - đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Điều cần nhấn mạnh là “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả” [24, tr.23], đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân. Việt Nam vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của CNXH chưa được khắc phục. “Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", gây bạo loạn, lật đổ, sử dụng các
44
chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [24, tr.23].
Trước tình hình ấy, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. Nếu như thế kỷ XX là thế kỷ đấu tranh oanh liệt và chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, thì thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới. Đặc điểm của tình hình mới với thuận lợi xen lẫn khó khăn, phức tạp đặt ra yêu cầu cấp bách về xây dựng bộ máy Công an chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lúc này, lĩnh vực an ninh, quốc phòng có 4 nhiệm vụ to lớn, quan trọng: 1). Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; 2). Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; 3). Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hoá - tư tưởng và an ninh xã hội;
4). Giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ [24, tr.214].
Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Đảng chủ trương kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân; nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu để lực lượng vũ trang thực sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn được nhân dân tin cậy.
Để thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng CAND trong giai đoạn mới, trước hết, công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng cần phải được chú trọng, thực hiện nghiêm minh, nhằm làm trong sạch bộ máy, từ đó tạo thêm sức mạnh mới cho lực lượng CAND trong cuộc đấu tranh
45
quyết liệt, khó khăn, góp phần to lớn vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.