Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng

Một phần của tài liệu Đảng ủy công an trung ương lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng từ năm 1998 đến năm 2008 (Trang 28 - 47)

Chương 1. ĐẢNG ỦY CÔNG AN TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LỰC LƯỢNG TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2003

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng

1.2.2. Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

* Đẩy mạnh giáo dục chính trị - tư tưởng phục vụ yêu cầu phòng ngừa tham nhũng

Xác định giáo dục chính trị - tư tưởng là biện pháp quan trọng, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sỹ, nhất là trong bối cảnh tác động tiêu cực của cơ chế thị trường vào đội ngũ, cán bộ, chiến sỹ Công an đang có chiều hướng gia tăng, Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo Công an các cấp chú trọng đến công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, gắn công tác chính trị - tư tưởng với việc đấu tranh đẩy lùi tham nhũng. Nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng là nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân cho cán bộ, chiến sỹ; đồng thời, giáo dục phẩm chất, đạo đức, tác phong người cán bộ Công an Việt Nam XHCN. Nhiều Chỉ thị, Nghị quyết đã được Bộ Công an ban hành và chỉ đạo thực hiện để tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng với phương châm: Cụ thể, kịp thời, chính xác, phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và phòng chống, tham nhũng trong lực lượng CAND, chủ động nắm vững mọi diễn biến tư tưởng cán bộ, chiến sỹ, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt; đồng thời, phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc ngay từ khi mới phát sinh… Đây chính

24

là những định hướng cơ bản để các đơn vị, địa phương làm tốt công tác chính trị - tư tưởng gắn với phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.

Nhằm đổi mới nội dung, hình thức phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc, Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức các hội thi CSKV giỏi, CSGT giỏi, CSĐT giỏi, bí thư chi bộ giỏi... Các hội thi đã thực sự thu hút số đông cán bộ đảng viên, đoàn viên tham gia. Nhiều đơn vị, địa phương đã có những sáng tạo lồng ghép nội dung đấu tranh chống tham nhũng và xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh vào nội dung các cuộc thi. Bên cạnh đó, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm 55 năm CAND học tập 6 điều Bác Hồ dạy, phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho một số đơn vị tập thể và cá nhân.

Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương đã tạo ra cách tuyên truyền mới, có hiệu quả hơn. Nhiều bài báo, chương trình truyền hình đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong quần chúng, làm cho người dân hiểu Công an, tin Công an và giúp đỡ Công an hoàn thành nhiệm vụ, giúp phát hiện các hành vi tham nhũng trong lực lượng.

Tuy công tác giáo dục chính trị, nhìn chung trong thời gian này đã được các cấp Công an chú ý thực hiện, song vẫn còn mang tính hình thức, thiếu cụ thể, nhất là việc tổ chức học tập chính trị, giáo dục truyền thống. Còn không ít cấp ủy và lãnh đạo một số đơn vị chưa nắm bắt kịp thời những diễn biến tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ, chưa giải quyết thấu đáo các vấn đề về tư tưởng nảy sinh ngay từ cơ sở; tính chủ động trong công tác tư tưởng còn yếu, nhiều biểu hiện vi phạm chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, chưa chú ý giáo dục cá biệt đối với những cán bộ, chiến sỹ có biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng, sinh hoạt không bình thường, chất lượng công tác sút kém; đặc biệt, chưa chú ý rút kinh nghiệm những trường hợp sai phạm để giáo dục cán bộ, chiến sỹ thấy rõ tác hại, hậu quả của hành vi tham nhũng đối với gia đình, bản thân và xã hội, để từ đó họ cảnh giác trước sự lôi kéo, mua chuộc, tác động của đối tượng xấu. Việc

25

quán triệt 19 điều đảng viên không được làm và 11 điều cán bộ, chiến sỹ Công an không được làm còn hình thức; có đơn vị còn coi nhẹ công tác giáo dục chính trị - tư tưởng thường xuyên, chủ quan cho rằng với sự bùng nổ của thông tin và tiến bộ của khoa học, trình độ văn hóa, nghiệp vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an được nâng cao như hiện nay, thì việc giáo dục chính trị - tư tưởng thường xuyên thông qua sinh hoạt chi bộ, đơn vị là không cần thiết… Điều đó dẫn đến việc tổ chức các sinh hoạt tập thể như sinh hoạt chi bộ, chuyên môn định kỳ trở nên chiếu lệ, hình thức; không nắm được vướng mắc trong tư tưởng đảng viên để kịp thời phòng ngừa và đấu tranh chống những tư tưởng tiêu cực.

* Từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, tiến hành cải cách hành chính, cải cách tư pháp gắn với yêu cầu phòng ngừa tham nhũng

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 (ban hành theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg, ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Công an đã xây dựng Kế hoạch số 892/KH- BCA-(X13), ngày 11-6-2002, Về thực hiện cải cách hành chính trong lực lượng CAND đến năm 2005 với mục tiêu tiến hành đồng bộ từ xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ ANTT, đến kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CAND cách mạng chính quy, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cải cách hành chính trong lực lượng CAND được Bộ Công an chỉ đạo phải được tiến hành đồng thời với cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-BCT, ngày 2-1-2002 của BCT về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

Trong 5 năm (1998-2003), Bộ Công an đã trình Quốc hội, UBTV Quốc hội ban hành 3 Luật, 5 Pháp lệnh, 2 Nghị quyết, 2 Quyết định; tham mưu cho Chính phủ ban hành 45 Nghị định, 14 Chỉ thị, 16 Quyết định, 2 Nghị quyết, 1 Kế hoạch, 2 Hiệp định; Bộ Công an đã trực tiếp ban hành 140 Quyết định, 20 Chỉ thị, 46 Thông tư trên các lĩnh vực công tác bảo vệ an ninh trật tự, chủ động và tích cực phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng. Đã ban hành Kế hoạch số 116/KH-BCA (V19), ngày 25-1-2002, triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của

26

BCT Về cải cách tư pháp trong toàn lực lượng Công an nhân dân và dự thảo các văn bản như: Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra hình sự, Nghị định ban hành quy chế điều tra viên, Thông tư hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan, sai do cơ quan điều tra gây ra, Báo cáo tổng kết việc thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự…

Việc xây dựng các quy trình, quy chế công tác đều theo hướng chặt chẽ về nguyên tắc, nhưng đơn giản về thủ tục, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về ANTT, khắc phục sơ hở thiếu sót, đồng thời là cơ sở để giám sát, quản lý cán bộ, chiến sỹ Công an không lợi dụng gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, vụ lợi bất chính.

Trên lĩnh vực quản lý tài chính và hậu cần, Bộ Công an cũng đã tập trung ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về chế độ quản lý và chi tiêu, nhằm xây dựng định mức chi tiêu hợp lý, chế độ quản lý tài chính, tài sản chặt chẽ, công bằng, tiết kiệm; sắp xếp lại và sáp nhập các doanh nghiệp trong CAND theo hướng giảm đầu mối, bảo đảm tập trung phục vụ công tác, chiến đấu.

Những thủ tục hành chính, các loại phí và lệ phí được Bộ Công an chỉ đạo phải tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại nơi giải quyết công việc với dân để mọi người biết, chấp hành và thực hiện quyền giám sát đối với cán bộ, chiến sỹ Công an khi thực thi nhiệm vụ. Bộ Công an đã tổ chức các Đoàn kiểm tra thực hiện 12 quy chế dân chủ ở các đơn vị, địa phương và một số lĩnh vực công tác trong nội bộ ngành Công an, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ trong lực lượng CAND. Qua kiểm tra đã đánh giá, bố trí lại cán bộ, sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý công tác chuyên môn nghiệp vụ, công tác XDLL, hậu cần, nâng cao hiệu quả công tác và phòng ngừa tham nhũng. Trong 5 năm (1998-2003), đã kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy chế 1.347 lượt; bổ sung sửa đổi 669 quy trình, quy chế, xây dựng mới 1.191; có 1.602 quy trình, quy chế được thực hiện ở Công an các cấp trong thời gian này [5, tr.6].

27

Riêng về lĩnh vực chống tham nhũng trong lực lượng CAND, nhiều văn bản1 chỉ đạo của Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an về công tác thanh tra, công tác cán bộ, thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện Pháp lệnh Chống tham nhũng trong Công an. Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an các tỉnh, thành phố cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Chống tham nhũng và cụ thể hóa các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng ở các đơn vị, địa phương cho phù hợp với thực tiễn.

Tuy nhiên, cải cách hành chính và cải cách tư pháp trong CAND cũng còn hạn chế, chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và việc làm, nhằm gắn bó chặt chẽ cải cách hành chính với yêu cầu phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng. Trên tất cả 4 nội dung cơ bản của cải cách hành chính như cải cách thể chế, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ và cải cách tài chính công đều còn những mặt thiếu sót, bất cập. Đội ngũ cán bộ mặc dù đã được củng cố và nâng cao chất lượng, nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ. Thói quen hách dịch, xa rời quần chúng vẫn tồn tại khá phổ biến ở một số khâu công tác, một số bộ phận trực tiếp giải quyết công việc với nhân dân. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong việc giải quyết công việc còn nhiều khuyết điểm, gây nên sự chậm trễ và là sơ hở để cho một số cán bộ, chiến sỹ Công an lợi dụng thực hiện hành vi tham nhũng.

* Công tác tổ chức cán bộ, công tác Đảng phục vụ yêu cầu phòng ngừa tham nhũng

Thực hiện Pháp lệnh Chống tham nhũng, Pháp lệnh Cán bộ, công chức, quán triệt các kết luận của Hội nghị TW 6 (khóa IX) về công tác tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã chỉ đạo tiến hành kê khai tài sản với diện quy định đối tượng kê khai rộng hơn so với Pháp lệnh Chống tham nhũng, đã ban hành nhiều quy định, quy chế thực hiện các khâu công tác cán bộ, bổ sung, sửa đổi nhiều chế độ, chính sách cán bộ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ mới.

1Các văn bản như: Quy định 520 về Quy chế thanh tra giải quyết các vụ tham nhũng, Thông tư 1025 và Thông tư 15 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 64 và Nghị định 13 của Chính phủ thực hiện Pháp lệnh Chống tham nhũng, Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí..

28

Đảng ủy CATW đã chỉ đạo Bộ Công an đã triển khai tổng kết công tác tổ chức cán bộ theo Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng, rút ra được những kinh nghiệm, giải pháp thiết thực nhằm kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đã tiến hành rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy lực lượng CAND theo hướng tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, hướng về cơ sở; nghiên cứu đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 37, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tăng cường hiệu lực, phân cấp mạnh cho cơ sở.

Đảng ủy CATW chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng việc bổ nhiệm có thời hạn và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, thực hiện luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết số 11 của BCT, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy theo tiêu chuẩn chức danh, nâng cao một bước quan trọng về chất lượng đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Đảng ủy CATW cũng chỉ đạo sát sao việc cải tiến việc tuyển chọn cán bộ, tuyển sinh vào các Trường CAND theo hướng đảm bảo nâng cao chất lượng chung của toàn lực lượng; đồng thời, nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các chế độ chính sách theo hướng ưu tiên, có chế độ đãi ngộ (trong điều kiện cho phép) đối với lực lượng trực tiếp chiến đấu, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, hải đảo, với con liệt sỹ, thương binh nặng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng, chống tham nhũng.

Nhiều quy trình, quy chế công tác đã được Đảng ủy CATW chỉ đạo Bộ Công an tiến hành sơ kết như: Quy chế dân chủ ở các đơn vị CAND, quy chế làm việc của các cấp ủy đảng và lãnh đạo các đơn vị… Đảng ủy CATW cũng chỉ đạo nghiêm túc chấn chỉnh thực hiện điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ để thực hiện thống nhất theo nếp sống và làm việc của lực lượng vũ trang; chỉ đạo triển khai thực hiện và sơ kết 7 quy chế, quy định mới về công tác cán bộ trong CAND (quản lý cán bộ chiến sỹ, xử lý kỷ luật, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, nhận xét, đánh giá cán bộ, điều động cán bộ, luân chuyển cán bộ), quy định 11 điều cán bộ, chiến sỹ Công an không được làm, quy định về tuyển sinh, tuyển dụng, thi đua, khen thưởng; về kê khai tài sản, về chế độ học tập lý luận chính trị đối với các chức danh cán bộ Công an. Đã điều chuyển 1.508 cán bộ

29

chiến sỹ, tập trung ở các lực lượng như: CSGT 381 đ/c, CSHS 109 đ/c, CSĐT 107 đ/c, CSTG 65 đ/c, CSKT 53 đ/c… Địa phương điều chuyển cán bộ nhiều nhất là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nam, Quảng Ninh [5, tr.7]… Việc điều chuyển cán bộ bước đầu đã có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sai phạm, phòng ngừa tham nhũng.

Đảng ủy CATW đã triển khai có kết quả trong toàn lực lượng CAND đợt sinh hoạt chính trị xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2), gắn với việc kiểm tra thực hiện Kế hoạch số 01- 02 của Ban Bí thư, rút ra những bài học sâu sắc trong công tác quản lý cán bộ qua những sai phạm nghiêm trọng của một bộ phận cán bộ có liên quan đến các vụ án lớn. Trong quá trình kiểm điểm, những vấn đề thiếu sót, nhược điểm qua đơn thư hoặc qua kiểm tra, thanh tra phát hiện của tập thể, cá nhân (từ lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và tương đương trở lên) do Đảng ủy CATW chỉ đạo, đã được giải trình và kiểm điểm nghiêm túc. Các cơ quan chức năng đã tiến hành thẩm tra, kết luận 75/79 trường hợp trong Đảng bộ CATW và 8/15 vụ việc đối với các Đảng ủy Công an địa phương, tiếp tục chỉ đạo giải quyết kiên quyết, dứt điểm những vấn đề đã kiểm điểm. Kết quả triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) trong Đảng bộ CATW đã được Tổ công tác của Trung ương kiểm tra, đánh giá, kết luận rất tốt.

Công tác kiểm tra Đảng trong 5 năm (1998-2003) đã được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc chủ động phòng ngừa và đấu tranh phát hiện xử lý sai phạm của Đảng viên và tổ chức Đảng trong công tác, hạn chế các hành vi tham nhũng. Cấp ủy và UBKT các cấp đã tăng cường kiểm tra việc học tập, chấp hành Chỉ thị, Nghị quyết, kiểm tra về công tác xây dựng Đảng, chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy và UBKT, kiểm tra công tác cán bộ; kiểm tra việc thực hiện 19 điều đảng viên không được làm và 11 điều cán bộ, chiến sỹ Công an không được làm… Qua kiểm tra, đã thi hành kỷ luật 409 đảng viên và khiển trách 1 tổ chức Đảng. Trong số đảng viên thuộc Đảng bộ CATW bị thi hành kỷ luật có 3 đ/c là Ủy viên Đảng ủy CATW, 5 đ/c là Ủy viên Đảng ủy cấp trên cơ sở, 27 đ/c là Ủy

Một phần của tài liệu Đảng ủy công an trung ương lãnh đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lực lượng từ năm 1998 đến năm 2008 (Trang 28 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)