Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Ý Yên

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện ý yên ( nam định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013 (Trang 53 - 59)

Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH) LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM

2.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 2006 đến năm 2013

2.2.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Ý Yên

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn và toàn diện. Kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một

số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức tiếp tục đổi mới.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Kinh tế nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần; sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy được nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị nhiều mặt hàng còn thấp.

Trước những thuận lợi và khó khăn đó, tháng 4/ 2006, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X đã được triệu tập tại Hà Nội. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X đã khẳng định “phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn trong quá trình CNH – HĐH đất nước, đồng thời chủ trương đẩy mạnh hơn nữa CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” [27, tr.29].

Đẩy mạnh hơn nữa CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân,... Đại hội X và XI đã chỉ rõ phương hướng cụ thể 5 năm 2006 – 2013 là: Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn công nghiệp chế biến với thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương; phát triển đồng bộ nuôi trồng và đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị.

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 5/8/2008 “về nông nghiệp, nông thôn và nông dân” đã xác định: giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Để làm được điều đó, trước hết phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011), vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH cũng được Đảng nhấn mạnh: khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp với quy mô và điều kiện của từng vùng.

Gắn kết hài hòa lợi ích của người sản xuất, người chế biến, người tiêu thụ, giữa việc áp dụng khoa học và công nghệ với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đổi mới và xây dựng mô hình kinh tế HTX phù hợp với cơ chế thị trường.

Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc đảm bảo lợi ích của người trồng lúa với địa phương trồng lúa [28, tr.114]

Những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng và Nhà nước không chỉ đảm bảo cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hòa giữa công nghiệp và nông thôn, giữa thành thị và nông thôn, giữa kinh tế với xã hội, an ninh, quốc phòng.

Đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi để cho Đảng bộ tỉnh Nam Định nói chung và Đảng bộ huyện Ý Yên nói riêng có thể đưa ra những chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm từ 2006 đến 2013 một cách đúng đắn nhất.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2005), XVIII (2010), trên cơ sở kế thừa những chủ trương mà Trung ương Đảng đã đề ra đối với kinh tế nông nghiệp, Đại hội đã tổng kết và đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI và chỉ ra những thuận lợi và khó khăn về phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong những năm đầu thế kỷ XXI đó là: nền kinh tế

trong toàn tỉnh đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và vượt hầu hết các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nguồn vốn để phát triển kinh tế còn hạn hẹp, ảnh hưởng nặng của thiên tai, dịch bệnh. Do vậy chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Từ đó đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong những năm 2006 đến 2013 nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn, vững chắc hơn. Đại hội xác định phương hướng: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác mọi nguồn lực, đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp,..” [14; tr.20].

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh: Phát triển toàn diện nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa…. Phải thực sự coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn [14; tr22].

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch để hình thành vùng sản xuất tập trung. Phấn đấu đến năm 2013 đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng /ha canh tác.

Trong Đại hội, Đảng bộ tỉnh cũng nêu rõ chủ trương đối với việc đẩy mạnh và phát triển kinh tế nông nghiệp, đó là: xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các môn hình và phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục phát triển chăn nuôi, coi chăn nuôi là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp” đồng thời chú trọng đến công tác xây dựng Nông thôn mới trên dịa bàn tỉnh [14, tr.25].

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh đã nhanh chóng được triển khai, phổ biến sâu rộng đến các huyện. Dưới tinh thần của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ các huyện

sẽ chủ động đưa ra những chủ trương riêng để có thể khai thác một cách tối đa nhất những tiềm năng của huyện mình sao cho đạt được thành tựu cao nhất đối với các ngành kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng

2.2.1.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên tại Đại hội Đảng biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI (năm 2005) và XXII (năm 2010)

Qua 5 năm thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế nông nghiệp, bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ huyện đã nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Thuận lợi: Đảng bộ huyện có sự vận dụng sáng tạo và đúng đắn những chủ trương và chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của huyện. Điều này có ý nghĩa vô cùng thuận lợi và tác động tích cực cho sự phát triển của toàn huyện. Trình độ nhận thức của người dân ngày càng cao nên quá trình ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất thuận lợi hơn giai đoạn trước. Thêm vào đó, những kết quả của 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005 và gần 20 năm đổi mới tạo ra được những tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân toàn huyện phát huy hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo

Khó khăn: Thực hiện CNH trong điều kiện xuất phát điểm thấp, nhận thức của một bộ phận quần chúng nhân dân về những chủ trương của Đảng còn chưa cao nhất là chưa mạnh dạn sử dụng những giống cây trồng vật nuôi mới mang lại giá trị năng suất cao. Hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai. Giao thông nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân đang là vấn đề nan giải, tiếp tục chịu tác động mặt trái của cơ chế thị trường.

Đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó, Đảng bộ huyện trên cơ sở vận dụng sáng tạo, linh hoạt những chủ trương của Đảng và Nhà nước tại Đại hội Đảng biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI (tháng 10/ 2005) và lần thứ XXII (tháng 10/ 2010), đã đưa ra các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải

pháp chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế huyện phát triển, trong đó quan trọng nhất là những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp.

Phương hướng: Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong huyện phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp với tình hình mới. Tiếp tục xây dựng hệ thống các công trình thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng nông nghiệp để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, chuyển một bộ phận đáng kể lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, tăng hiệu suất sử dụng lao động ở nông thôn. Đặc biệt chú trọng đến đến công tác xây dựng nông thôn mới [18, tr.21 - 22].

Mục tiêu: Tốc độ phát triển kinh tế đạt 11%, Nông – lâm – thuỷ sản chiếm 30% tỷ trọng ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế đến năm 2010, đến 2013 đạt 15% [18, tr.20].

Nhiệm vụ: Làm tốt quy hoạch vùng sản xuất, khai thác triệt để 3 loại quỹ đất (đất vùng màu, đất vùng trũng và đất vùng cao). Phát triển toàn diện trên cả 3 lĩnh vực: nông - lâm - thuỷ sản. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện liên kết 4 nhà, từng bước gắn liền sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh sản xuất vụ Đông, mở rộng sản phẩm nông sản hàng hóa. Tất cả các xã, các thị trấn, thị tứ đều phải phát động phong trào xây dựng cánh đồng có giá trị thu nhập từ 50 triệu đồng/ha trở lên trong năm. Tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, phấn đấu đến năm 2013 giá trị sản xuất trên ha canh tác đạt 55 triệu đồng/năm. Liên tục phát động trồng cây nhân dân, trồng cây xanh ở các khu, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp [18, tr.23].

Tăng số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Tiếp tục tăng tỷ lệ lợn siêu nạc, tăng cường đầu tư phát triển đàn nái ngoại, lợn đực giống, cải

tạo đàn bò nội, phát triển chăn nuôi trâu bò thịt ở các hộ gia đình, nhất là những nơi ven sông Đào, sông Đáy, đất cao. Thực hiện tốt pháp lệnh thú y, chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, phát hiện xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan.

Khai thác tốt hơn diện tích mặt nước để nuôi thuỷ sản. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, mở rộng trang trại trong sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế tiên tiến, khuyến khích nông dân sản xuất giỏi.

Nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, úng, lũ gây ra. Tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai, quan tâm chỉ đạo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Phấn đấu giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản tăng 3,5%/ năm [18, tr.23-24].

Điểm mới trong giai đoạn này so với giai đoạn 2001-2005 đó là: Đảng bộ huyện đã đưa ra chủ trương và quan tâm đặc biệt đến vấn đề đào tạo chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp, hướng nghiệp, chuyển đổi nghề cho nông dân sang các ngành kinh tế khác như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện ý yên ( nam định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)