1.1. Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng bộ
1.1.2 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ
Từ cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đến Thu – Đông 1947
Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong bối cảnh lịch sử nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới tuyên bố độc lập, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó lại phải đối đầu với kẻ thù có quân đội xâm lược nhà nghề, trang bị vũ khí hiện đại.
Từ rất sớm Đảng xác định phải sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng dân quân du kích, thực hiện vũ trang toàn dân để chống lại thực dân Pháp xâm lược. Từ quan điểm cơ bản đó, Đảng đề ra đường lối xây dựng lực lượng vũ trang với nội dung cốt lõi là: “Động viên và tổ chức toàn dân, xây dựng lực lượng chính trị rộng rãi của quần chúng đồng thời xây dựng lực lượng lượng vũ trang nhân dân bao gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc” [39, tr.
120].
Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Lực lượng vũ trang ở các địa phương cũng tăng cường đáng kể. Tuy nhiên, nước Việt Nam là nước nhỏ, kĩ thuật lạc hậu; Dân quân du kích, tự vệ đông đảo và được tổ chức rộng khắp nhưng chất lượng còn thấp, trang bị chủ yếu bằng vũ khí thô sơ. Dù vậy, đáp lại Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương Đảng và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân nhân khắp nơi hăng hái tham gia cách mạng, hàng triệu người tham gia các đoàn thể cứu quốc.
Nhiều đội du kích nổi tiếng toàn quốc xuất hiện như: Đội du kích Cao Phạ của
31
đồng bào Mèo ơ Tây Bắc, đội du kích làng Xi Tơ ở Tây Nguyên, đội du kích thiếu niên Đình Bảng ở Bắc Ninh…
Lực lượng dân quân du kích là bộ phận hết sức quan trọng để tiến hành chiến tranh du kích. Chính vì vậy, khi mới bắt đầu vào cuộc kháng chiến, Đảng đã đề ra chủ trương trong chiến đấu là: “chiến thuật căn bản là du kích vận động chiến…Du kích vận động chiến phải là cách đánh của toàn dân, không phải của riêng bộ đội. Nên phải phát động phong trào dân quân và võ trang toàn dân” [26, tr. 197]. Đồng thời, trong những Nhiệm vụ cần kíp, Đảng đã đề ra chiến lược chiến thuật: “Dùng những đội dân quân du kích thật gan dạ và khôn khéo, quấy nhiễu, du kích đánh tỉa làm cho địch hao mòn” [26, tr. 183].
Trung tuần tháng 11 năm 1947, Bộ Quốc phòng ra huấn lệnh “Phát động chiến tranh du kích - nhiệm vụ quân sự căn bản trong giai đoạn này” [26, tr.
334]. Bản huấn lệnh chỉ ra những việc cần làm ngay khi địch tấn công lên Việt Bắc.
Để chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Quân dân Việt Nam đã tích cực phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, biến hậu phương địch thành tiền phương ta. Hội nghị cán bộ trung ương lần thứ IV (miền bắc Đông Dương) đã có đường lối phát triển chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng dân quân du kích :
- Đánh mạnh ở hậu phương địch, nếu ta có cơ sở. Gây cơ sở ở những nơi chưa có.
- Củng cố và phát triển phong trào du kích ở dọc đường giao thông đi đôi với tác chiến.
- Củng cố và phát triển du kích vùng quốc dân thiểu số Bắc Bộ và Trung Bộ.
32
- Đại đội độc lập giúp du kích trở nên những bộ đội địa phương.
- Lập nhiều làng chiến đấu ở đồng bằng, khu chiến đấu ở miền núi, theo những nguyên tắc: bảo vệ tài sản tính mạng dân, có chỗ rút lui, tương trợ không cô độc, có thể dùng để tác chiến được thật sự (chứ không phải chỉ có danh nghĩa).
- Gây cǎn cứ du kích.
- Dân quân du kích tham gia sinh sản để tự cung” [26, tr. 97].
Dân quân du kích có hai hạng:
- Dân quân tự vệ có nhiệm vụ canh gác, phòng gian trong địa phương, vận tải, tiếp tế, tải thương…để giúp du kích địa phương.
- Du kích địa phương có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ làng mạc, tài sản, tính mạng của dân, độc lập tác chiến và phối hợp với Vệ quốc đoàn.
Trong giai đoạn này Hải Dương phần lớn do ta làm chủ. Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các huyện xây dựng lực lượng trong đó tập trung xây dựng lực lượng dân quân du kích.
Đầu năm 1947, theo chỉ thị của Tỉnh uỷ, các địa phương khẩn trương rút kinh nghiệm những ngày đầu chiến đấu để củng cố tinh thần cán bộ, bộ đội, dân quân và nhân dân. Tại Kính Chủ ( huyện Kinh Môn ), huyện uỷ triệu tập hội nghị cán bộ các cơ quan huyện và cán bộ chủ chốt các xã để học tập lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Thường vụ Trung ương Đảng. Hội nghị đã chỉ rõ: tổ chức lực lượng du kích, đẩy mạnh công tác chuẩn bị kháng chiến. Phát triển Đảng phải chú ý tập trung vào lực lượng dân quân du kích.
Thi hành Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12 tháng 2 năm 1947 về việc kiện toàn lực lượng dân quân du kích, tháng 2 năm 1947 Bộ Quốc phòng ra thông tư tổ chức mọi công dân từ 18 đến 45 tuổi vào dân quân, đồng
33
thời quy định nhiệm vụ của dân quân tự vệ và các đội du kích địa phương.
Tháng 4 năm 1947, Trung ương Đảng ra nghị quyết: “Mỗi làng, mỗi địa phương phải phái ngay đồng chí hoặc cán bộ cứu quốc có năng lực ra đảm nhiệm công việc phát triển dân quân” [26, tr. 117]. Thực hiện chủ trương trên, Tỉnh uỷ ra nghị quyết về tăng cường chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích và tự vệ.
Tháng 4 năm 1947, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II họp tại Triều Dương xã Hoà Bình họp rút kinh nghiệm và nhận định: “ Vừa đánh vừa bảo toàn lực lượng và phát triển lực lượng. Phải xây dựng ba đại đội mạnh, tiến lên thành tiểu đoàn bộ đội tỉnh. Mỗi huyện xây dựng một đại đội, các xã phải phát triển mạnh lực lượng dân quân du kích và lập đơn vị du kích tập trung; đẩy mạnh huấn luyện quân sự, thực hiện học quân sự ngay trong tác chiến...xây dựng tinh thần sẵn sàn chiến đấu; khuyến khích các gia đình có điều kiện đứng ra đỡ đầu lực lượng dân quân du kích” [53, tr. 166].
Cuối năm 1947, trước tình hình âm mưu của địch, Đảng bộ tỉnh Hải Dương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, họp tại đình Xuyên Hử ( thôn Đông Cao, xã Xuyên Hử, Ninh Giang ). Đại hội khẳng định: “Đánh mạnh để chuyển sang giai đoạn thứ hai, phát triển chiến tranh du kích, xúc tiến việc luyện quân tập công, rút kinh nghiệm những cuộc chiến đấu năm 1947, tập dược đánh những trận vận động tiêu diệt địch...tiếp tục xây dựng khối đoàn kết toàn dân kháng chiến,...phát triển phải đi đôi với củng cố, nhất là trong lực lượng vũ trang và đồng bào vùng công giáo, chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ người công giáo” [53, tr. 178-179].
Như vậy, từ sau Cách mạng Tháng Tám, trước tình hình cụ thể của cuộc kháng chiến, yêu cầu phải phát huy sức mạnh toàn diện, Đảng có những chủ trương thích hợp đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng dân quân du kích.
34
Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã quán triệt đề ra chủ trương phù hợp hoàn cảnh, nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh đáp ứng được yêu cầu của cuộc kháng chiến.
Từ cuối năm 1947 đến cuối năm 1950
Từ đầu năm 1948, trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến, Đảng chủ trương phát triển mạnh lực lượng dân quân du kích. Tháng 1/1948 Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng, chủ trương: “ Một mặt phát triển dân quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là vùng địch kiểm soát, đồng thời tùy theo tình thế tập trung đánh vận động tiêu diệt địch, quét những đồn lẻ của giặc, bắt địch thu hẹp địa bàn lại…
Từ những đánh giá sát thực âm mưu thủ đoạn của địch, Hội nghị Trung ương Đảng (15-1-1948) đề ra nhiệm vụ cụ thể cho quân dân cả nước. Về chính trị, phải củng cố khối đoàn kết toàn dân, phá chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt”, phá hội tề, trừ diệt bọn tay sai, tuyên truyền địch vận. Về kinh tế, phá kinh tế tài chính địch, thực hiện tăng gia sản xuất tự cấp, tự túc. Về quân sự, phá vỡ cuộc tiến công mùa đông của địch, phát triển lực lượng dân quân, tiến hành chiến tranh du kích khắp nơi, quét sạch những đồn lẻ, đột kích vào thành phố, thu hẹp địa bàn của địch.
Để thúc đẩy phong trào đấu tranh của lực lượng dân quân du kích, tháng 4/1948 theo Chỉ thị của ban Thường vụ Trung ương Đảng, Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ hai được triệu tập. Nghị quyết Hội nghị nêu lên nhiệm vụ quan trọng năm 1948 là: “Phát động mạnh mẽ du kích chiến tranh…lập làng chiến đấu ở đồng bằng…phát triển chiến tranh du kích trong tất cả các giới và khắp các địa phương…tổ chức du kích bí mật, tình báo, liên lạc, giao thông nhân dân. Gây cơ sở du kích trong vùng địch kiểm soát và gây du kích
35
chiến nơi đã có cơ sở…Về tác chiến bặc biệt chú trọng vũ trang tuyên truyền, phát triển địa lôi, đánh bằng vũ khí thô sơ”.
Để gây dựng lực lượng du kích trong vùng tạm chiếm, Hội nghị chủ trương:
1. Ở những nơi Pháp chiếm được…mà trước đây không chuẩn bị tổ chức du kích bí mật, phải cấp tốc tìm các manh mối để gây dựng tổ chức bí mật.
2. Tìm những người tản cư có tinh thần, huấn luyện cho họ để gây tổ chức du kích bí mật.
3. Ít nhất mỗi xã phải có một tổ du kích bí mật.
4. Ở những nơi không tìm được người tản cư đưa về phải dùng các tổ chức bí mật xã lân cận, những người có họ hàng xa ở vùng chiếm đóng, trao cho họ nhiệm vụ giúp tổ chức bí mật.
5. Những nơi có tổ chức bí mật rồi, đem một số có tinh thần nhất ra vùng ta kiểm soát để đặc biệt huấn luyện.
6. Phải giữ gìn các tổ chức bí mật ấy…giao công tác hợp với năng lực của họ và huấn luyện công tác bí mật của họ.
Cần phải tổ chức rộng rãi các bậc phụ lão, phụ nữ, thiếu nhi vào du kích. Ở miền bị chiếm nên tổ chức cả những người có thể giúp cho đội du kích ( ông lang, người tàn tật, người bần cùng)
Trong thư gửi Hội nghị, Hồ Chí Minh căn dặn:
1. Thiết thực tổ chức và huấn luyện dân quân du kích từng làng, lấy dân quân du kích làng làm nền tảng, đồng thời phải kiện toàn các đội du kích thoát ly.
36
2. Làm cho mỗi đội viên hiểu rõ và tin tưởng vài lực lượng của ta, tin tưởng vào vũ khi thô sơ của ta.
3. Phối hợp thật chặt chẽ với Vệ quốc quân.
4. Làm cho đội viên hiểu rõ các nhiệm vụ vẻ vang của họ.
5. Làm cho họ hiểu rõ chiến thuật du kích là: Phải luôn luôn giữ quyền chủ động, phải tìm địch mà đánh, phải luôn luôn quấy rối phá hoại địch, phải cộng những thắng lợi nhỏ thành những thắng lợi to.
6. Phải thực hành tự cấp, tự túc bằng cách thiết thực, bằng tăng gia sản xuất
7. Phải thực hành những điều đó bằng cách thi đua, làng này thi đua với làng khác, huyện, tỉnh, khu này thi đua với huyện, tỉnh khu khác....Với kế hoạch rõ ràng và thiết thực của Hội nghị, với lòng hăng hái của toàn thể dân quân du kích, với sự giúp đỡ của đồng bào, tôi chắc chắn rằng dân quân du kích sẽ làm tròn nhiệm vụ vẻ vang là: giết nhiều giặc, cướp nhiều sung, để giúp cho trường kỳ kháng chiến mau thắng lợi, thống nhất và độc lập tự do mau thành công”[59, tr. 416].
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ V (8-8-1948) xác định Nhiệm vụ chiến lược và chiến lược lúc này là lúc: “Thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, đẩy địch vào thế đóng giữ” và “Phát triển du kích sau lưng địch, hoạt động du kích một cách tích cực hơn trong vùng địch kiểm soát, ngay trong các thành phố tạm bị chiếm. Học đánh vận động bằng tiểu đoàn tập trung rồi tiến lên thực hiện đánh vận động bằng trung đoàn dã chiến. Đột kích quét cứ điểm nhỏ, chế vũ khí mới để đánh pháo đài (cứ điểm) nhỏ và tiến lên có thể đánh chiến thị trấn. Ra sức chặn đánh các đường giao thông tiếp tế của địch cả trên bộ, dưới thủy và trên không. Mở rộng vũ trang tuyên truyền và địch vận”. [31, tr. 166].
37
Theo chủ trương trên, từ giữa năm 1948, một phần ba bộ đội chủ lực đã được phân tán thành các đội độc lập để đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, trong đó nhiệm vụ chủ yếu vẫn là tuyên truyền, kết hợp tác chiến với vận động nhân dân. Phong trào du kích đã diễn ra vô cùng phong phú, ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng làm cơ sở để tiến chiến tranh chính quy.
Trước tình hình phát triển của chiến tranh, căn cứ vào tình hình thực tế của chiến trường, tháng 4-1949 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương, tiếp đó tháng 8-1949 Trung ương Đảng lại ra chỉ thị về việc xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân du kích. Chỉ thị xác định:
“Xây dựng bộ đội địa phương là một công tác then chốt để đẩy mạnh chiến tranh…”chỉ thị còn nhắc nhở các địa phương “ phải động viên nhân dân nuôi dưỡng bộ đội, gia nhập bộ đội…”
Ngày 18 tháng 8 năm 1949, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về xây dựng bộ đội địa phương. Từ ngày 1 đến ngày 24 tháng 9 năm 1949 tại Hội nghị Đèo Voi về xây dựng lực lượng vũ trang, tỉnh Hải Dương tiếp tục đề ra chủ trương “ Tích cực xây dựng, tổ chức lực lượng” [32, tr. 270].
Thực hiện kháng chiến toàn dân, phát triển mạnh mẽ phong trào đấu tranh của dân quân du kích nhằm đẩy mạnh chiến ranh du kích, tiến dần lên chiến tranh chính quy là sự chỉ đạo chiến lược chiến tranh đúng đắn của Trung ương Đảng và Chính phủ, nhằm đưa kháng chiến tiến lên mạnh mẽ trong những năm 1948 – 1949 và năm 1950.
Thấy được sự phát triển to lớn của phong trào cách mạng và cụ thể là sự trưởng thành của lực lượng vũ trang, trong đó có dân quân du kích, để tạo điều kiện hơn nữa cho cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL ngày 02/02/1950 quyết định tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân để tiến tới tổng phản công.
38
Hội nghị lần thứ 3 Trung ương Đảng lần thứ 3 được tổ chức từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 1950. Hội nghị xác định “cần chiếm ưu thế về quân sự trên chiến trường chính (Bắc Bộ) trong khi các chiến trường khác ta đủ sức kiềm chế địch. Ưu thế quân sự đó phải được giữ vững và phát triển để tiếp tục phản công cho đến toàn thắng”. Về phương châm chiến lược quân sự, Hội nghị quyết định “vận động chiến đóng vai trò chủ yếu, du kích chiến và trận địa chiến đóng vai trò hỗ trợ” [33, tr. 197].
Bước sang Thu Đông 1950, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến, Đảng và Chính phủ quyết định mở Chiến dịch Biên Giới vào tháng 9/1950 nhằm mục đích: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giảo phóng một phần vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đánh thông đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa.
Trước hoàn cảnh đó, Hội nghị toàn quốc lần thứ tư (5/1950- 6/1950) đã họp và chủ trương: phải kiện toàn và phát triển lực lượng dân quân, các đội du kích để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu sắp tới, đồng thời “dựa vào sự phát triển của du kích chiến tranh trong mỗi địa phương và những thắng lợi của vận động chiến, xây dựng những căn cứ địa du kích sau lưng địch để tạo những khu vực hậu phương nhỏ trong những miền bị tạm chiếm, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, các cơ quan chỉ đạo hoạt động”.
Thực hiện chủ trương của Trung ương, ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 120/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, quyết định tổ chức lại các chiến khu trong cả nước. Theo đó, sát nhập Chiến khu 2, Chiến khu 3 thành Liên khu 3 gồm thành phố Hải Phòng và các tỉnh Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình. Bộ chỉ huy Liên khu, đồng chí Hoàng Sâm giữ