Xây dựng tổ chức và phát triển lực lượng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (Trang 41 - 47)

1.2. Chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích

1.2.1. Xây dựng tổ chức và phát triển lực lượng

Thi hành sắc lệnh ngày 27 – 2 – 1947 của Chính phủ về việc thống nhất lực lượng dân quân, du kích và bộ đội địa phương trong toàn quốc, ngày 27 -3 -

41

1947, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Ban chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương chính thức được thành lập ( tức Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ). Đồng chí Đặng Tính làm tỉnh đội trưởng, đồng chí Tô Thiện làm chính trị viên Tỉnh đội.

Sau đó các cơ quan huyện đội, xã đội, thôn đội lần lượt được thành lập.

Tháng 11 – 1947, Uỷ ban Hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã hợp nhất thành Uỷ ban Kháng chiến Hành chính để tập trung chỉ đạo công cuộc kháng chiến trong toàn tỉnh. Các cơ quan từ Tỉnh đội đến xã đội đều nằm trong hệ thống Uỷ ban Kháng chiến Hành chính các cấp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp bộ Đảng. Ngoài việc lãnh đạo trực tiếp, Đảng bộ các cấp còn tăng cường cấp uỷ, đảng viên cho lực lượng vũ trang. Các đơn vị chủ lực, thoát ly đều tăng cường công tác chính trị.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ II họp tại Triều Dương xã Hoà Bình đã căn cứ vào tình hình chung và hoàn cảnh cụ thể của địa phương đề ra nhiệm vụ trước mắt trong đó có nhiệm vụ về công tác quân sự, xác định:

Phương châm chung là đánh lâu dài, vừa đánh vừa bảo toàn lực lượng và phát triển lực lượng. Phải xây dựng ba đại đội mạnh, tiến lên thành tiểu đoàn bộ đội tỉnh. Mỗi huyện xây dựng một đại đội, các xã phải phát triển mạnh lực lượng dân quân du kích và lập đơn vị du kích tập trung, đẩy mạnh huấn luyện quân sự, thực hiện học quân sự ngay trong tác chiến. Về tác chiến, đẩy mạnh lối đánh du kích nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, chủ động khống chế lực lượng địch, không cho chúng lấm chiếm ra vùng tự do của ta, tạo điều kiện tiến lên đánh vận động. Đẩy mạnh công tác “phá hoại” đường giao thông, công sở và nhà ở thị xã, thị trấn ven đường giao thông nhằm ngăn chặn bước tiến và nơi trú quân của địch, tích cực tập luyện quân sự, xây dựng tinh thần sẵn sàng chiến đấu, khuyến kích gia đình có điều kiện đứng ra đỡ đầu lực lượng dân quân du kích.

42

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, các đoàn thể như: Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ và lực lượng vũ trang được các cấp uỷ Đảng chăm lo xây dựng cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng vũ trang Hải Dương ngày càng phát triển, trong đó có trung đội nữ du kích Mê Linh. Ngoài ra, mỗi huyện còn có một trung đội du kích thoát ly, nhiều xã có du kích bán thoát ly hoạt động tại địa bàn của mình.

Thực hiện sắc lệnh trên và chấp hành thông tư của Bộ Quốc phòng (2- 1947) tất cả các xã lần lượt chuyển tự vệ thành dân quân du kích. Nam nữ công dân tuổi từ 18 đến 45 đều được xét và tổ chức vào dân quân. Lực lượng dân quân ngày càng lớn mạnh, phát triển trên hàng chục vạn người. Ở một số xã trong huyện Nam Sách còn thành lập đội lão dân quân, như Hợp Tiến, An Bình, Đồng Lạc…Các xã chọn những người trung kiên vào các trung đội du kích. Các xã Ái Quốc, Nam Đồng, Đồng Lạc…vừa xây dựng lực lượng du kích công khai, vừa xây dựng lực lượng du kích bí mật để diệt ác, trừ gian, bảo vệ cán bộ. Trung đội cảnh vệ huyện được chuyển thành đơn vị tự vệ chiến đấu (du kích tập trung ). Ở Vĩnh Bảo, Ninh Giang còn thành lập các đội “Lão dân quân”, “Thiếu niên dân quân” và hội “mẹ chiến sĩ”…chọn những người trung kiên, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và thường là đảng viên, thành lập các trung đội du kích. Các đại đội cảnh vệ cấp huyện lúc này được chuyển thành các đơn vị tự vê chiến đấu, hoặc du kích tập trung (đây là tiên thân của bộ đội huyện ). Tuỳ theo tình hình và khả năng đóng góp của các địa phương, mỗi huyện tổ chức thành một đại đội hay một trung đội du kích tập trung, trung bình mỗi huyện có một đại đội, nhưng vũ khí chỉ đủ trang bị cho một trung đội; có huyện 5 trung đội như Kim Thành, nhưng cũng có huyện chỉ có 1 trung đội như Cẩm Giàng.

Ở các xã lực lượng vũ trang phát triển không thống nhất, có nơi thành lập bảo an, có nơi thành lập tự vệ, lại có nơi tự vệ khu… Sau khi Tỉnh đội và các huyện đội được thành lập, Tỉnh đội đã quyết định thành lập xã đội và các lực

43

lượng vũ trang, bán vũ trang. Xã lấy tên là du kích và dân quân, về số lượng thì không quy định mà tuỳ theo khả năng phát triển của từng địa phương. Như vậy huyện có đơn vị du kích tập trung, xã có du kích xã, còn dân quân thì thôn, xóm nào cũng có từ một tiểu đội trở lên. Đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang.

Các tiểu khu thành lập đại đội, trung đội du kích bán thoát ly, phát triển lực lượng du kích xã tạo thành một mạng lưới hoạt động mạnh.

Dân quân du kích trực thuộc sự chỉ đạo của Uỷ ban kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của cơ sở Đảng, của Huyện uỷ và chi uỷ các cấp. Đây là lực lượng chủ yếu của tỉnh tham gia kháng chiến. Lực lượng này đảm nhiệm đủ các mặt công tác: xây dựng làng kháng chiến, tuần tra canh gác, đánh địch, phá hoại giao thông địch, tiếp tế, vận tải, cứu thương, tải thương, và còn là lực lượng dự bị, sẵn sàng bổ sung cho các đơn vị bộ đội chủ lực và là lực lượng đi đầu trong phong trào tăng gia để tự cấp tự túc.

Sau hai năm chuyển về Quảng Yên, tháng 12-1948, Hải Dương tiếp nhận trở lại 2 huyện Nam Sách, Kinh Môn. Cùng với sự thay đổi về địa bàn hoạt động, về mặt tổ chức kháng chiến, về lực lượng tham gia kháng chiến cũng có sự thay đổi. Ngày 1-12-1948, hợp nhất ba ban địch vận của 3 cơ quan trước đây thành một ban địch vận do Tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo. Trung đoàn 64 ( chủ lực ) của khu rút đi, trung đoàn 42 về thay. Nhiều đại đội của tỉnh và hàng trăm dân quân du kích được tuyển lựa và bổ sung cho bộ đội chủ lực, hàng trăm cán bộ, kể cả cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện cũng điều đi bổ sung cho cấp trên.

Sự thay đổi địa bàn hoạt động là vấn đề phức tạp vì vậy thay đổi các đơn vị đứng chân, thay đổi số lớn cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt cũng phức tạp và khó khăn cho phong trào kháng chiến ở địa phương. Sau khi phân tích tình hình, ngày 14-1-1949 Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ sáu và cuối tháng 1-1949, Tỉnh uỷ họp hội nghị mở rộng bàn kế hoạch về lực lượng: Trọng

44

tâm công tác thời kỳ này là tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là xây dựng bộ đội tỉnh, huyện; biên chế gọn nhẹ, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, củng cố và phát triển công tác Mặt trận, công tác đoàn thể.

Thực hiện sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc “ thành lập bộ đội địa phương” ( tháng 4-1949 ) và chỉ thị về việc “ xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân” [32, tr. 209] của Thường vụ Trung ương Đảng ( tháng 8- 1949 ), Hải Dương đổi tên các đơn vị du kích tập trung của tỉnh, huyện thành các đơn vị bộ đội địa phương, đồng thời tích cực vận động thanh niên tòng quân. Đó là các đại đội: Bạch Đằng, 126, 29, Quốc Tuấn và 1 trung đội; riêng lực lượng dân quân du kích có 69.044 người.

Cuối tháng 12 năm 1949, các huyện uỷ trong tỉnh đều tổ chức nhận định tình hình, chủ trương đưa dân về làng, củng cố cơ sở, có cơ sở bí mật, cơ sở công khai, trấn áp bọn phản động. Cơ quan tiểu đoàn bộ được xây dựng củng cố. Các bộ phận thông tin, trinh sát, quân y, trợ lý tham mưu, chính trị, hậu cần được tổ chức. Tiểu đội du kích Bạch Đằng được củng cố, một số phụ trách việc cứu thương ở đại đội, một số phụ trách việc tăng gia sản xuất, quân báo.

Tỉnh triệu tập Hội nghị củng cố dân quân tự vệ ( 13/1/1949 ). Sau Hội nghị, lực lượng dân quân tự vệ được phát triển. Du kích được tổ chức theo các giới như lão du kích, nữ du kích, thiếu niên du kích…Du kích được chấn chỉnh và phát triển. Riêng nam phần phát triển tới 5050 tân binh.

Tiêu biểu cho tấm gương chiến đấu giết giặc, thể hiện ý chí quật cường của tỉnh Hải Dương có thiếu niên 15 tuổi Nguyễn Đăng Lành (Nam Hưng-Nam Sách), nhà nghèo được Uỷ ban và xã đội giao cho em làm liên lạc. Một trận địch càn vào làng, em vội đưa cán bộ xuống hầm bí mật và ngụy trang chu đáo.

Nhưng chưa kịp xuống hầm thì địch ập tới, em phải ẩn xuống ao bèo tây. Địch bắt được em, qua bọn chỉ điểm, chúng biết em là liên lạc của du kích, chúng

45

đánh đập em hết sức tàn nhẫn, bắt em chỉ hầm cán bộ. Nhưng được Đảng giáo dục nên em chỉ một mực ( không biết )! Địch lùa bắt nhân dân ra gốc cây quéo đầu làng, bắt Lành đi chỉ điểm du kích, bộ đội, em lại lắc đầu không biết và dứt khoát nói “không có ai làm cán bộ, du kích” . Trước thái độ hiên ngang của em, bọn địch điên cuồng dùng súng đánh em tới tấp, chúng đánh em gẫy cả xương sườn, dập cả gan, phổi, nhưng em vẫn nghiến răng chịu đựng không khai. Em hy sinh để lại trong lòng mỗi người dân địa phương sự khâm phục và lòng tiếc thương.

Trước sự hy sinh anh dũng của em, năm 1997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định truy tặng em danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Cái chết anh dũng của Lành như tiếp thêm sức mạnh cho du kích khu I và nhân dân Trần Xá, quyết tâm chiến đấu trả thù cho em.

Về xây dựng lực lượng, Tỉnh uỷ Hải Dương quyết định thành lập Tiểu đoàn Quốc Tuấn (tháng 4 năm 1950) làm nòng cốt cho chiến tranh du kích ở các địa phương. Lúc này, ở Hải Dương, các huyện được chia thành cụm, mỗi cụm xây dựng từ một đến hai thôn, xã có phong trào du kích kháng chiến để làm bàn đạp tiến sang các xã thôn khác. Các địa phương đều chủ động tìm cách gài cán bộ vào nắm các ban tề, đưa du kích vào nắm hương dũng, vận động binh lính địch làm nhân mối, nội ứng cho ta trong các trận đánh đồn, trừng trị, tiêu diệt những tên việt gian đầu sỏ gian ác.

Với vai trò tham mưu cho Tỉnh uỷ về quân sự, Liên chi bộ Tỉnh đội phân tích tình hình thực tế của địa phương: Có kế hoạch mở đất nhưng lại coi nhẹ việc giữ đất, coi nhẹ việc chống càn nặng về xây dựng lực lượng tập trung, chưa coi trọng việc củng cố quân dân du kích, chưa coi trọng phong trào đấu tranh du kích, có tư tưởng đánh lớn, phần nào còn chủ quan mất cảnh giác, chưa thực sự coi trọng phong trào thị xã. Từ đó Liên chi bộ và Ban chỉ

46

huy Tỉnh đội tham mưu Tỉnh uỷ phương châm, phương hướng hoạt động trong thời gian tới:“Tác chiến phải đi đôi với xây dựng lực lượng; xây dựng lực lượng tập trung phải đi đôi với xây dựng củng cố bộ đội địa phương và dân quân du kích. Mọi hoạt động đều nhằm vào việc duy trì, phục hồi cơ sở đặc biệt (tức là cơ sở đường 5 và thị xã Hải Dương); phát triển thôn trang chiến, xây dựng và mở rộng khu du kích; củng cố và giữ vững khu A (Nam Kim Thành) và khu B (Tây Nam Ninh Giang, Nam Thanh Miện), khu C (Bắc Thanh Miện, Nam Bình Giang). Khu C’ (Kẻ Sặt) và khu D (vị trí Gừng, Lam Sơn, Thanh Miện).

Cùng với đẩy mạnh đánh địch, phát triển dân quân du kích, củng cố các đơn vị bộ đội địa phương, công tác phát triển Đảng và củng cố các cơ sở đảng cũng được Liên chi bộ Tỉnh đội và Ban chỉ huy Tỉnh đội quan tâm chú trọng phát triển. Đến cuối năm 1950, lực lượng du kích tập trung của toàn tỉnh tăng lên đáng kể, trong đó số lượng đội viên là đảng viên chiếm tỷ lệ cao. Liên chi bộ Tỉnh đội chỉ đạo các chi bộ giữ nghiêm nề nếp sinh hoạt, đề cao trách nhiệm chiến đấu và kỷ luật chiến trường, làm tốt công tác huấn luyện dân quân du kích và vận động quần chúng hướng về kháng chiến, ủng hộ kháng chiến.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)