Chương 2:TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN
2.2. Chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích địa phương
2.2.2 Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, trang bị huấn luyện
Nhu cầu tác chiến đòi hỏi phải thành lập trung đội công binh và trung đội trợ chiến gồm những chiến sĩ có khả năng và có lòng gan dạ. Khẩu hiệu mà tỉnh đề ra: “Bộ đội địa phương, dân quân du kích làm chủ thôn quê”. Các huyện trong tỉnh tăng cường xây dựng lực lượng, củng cố các đường giao thông, chủ động trong vấn đề gây và củng cố cơ sở.
2.2.2 Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, trang bị huấn luyện
Thực hiện nghị quyết hội nghị Rồi Son của Tỉnh uỷ, toàn tỉnh khẩn trương triển khai đợt hoạt động “lương-giáo đoàn kết” nhằm vạch trần thủ đoạn của bọn phản động, kiên quyết trấn áp và trừng trị bạn ngoan cố dùng thần quyền giáo lý khống chế quần chúng giáo dân. Kiên trì vận động giáo dân không mắc mưu, không theo giặc, đồng thời động viên giáo dân nêu cao
67
lòng yêu nước, ra sức tham gia kháng chiến. Dân quân du kích đã tấn công vào các vùng Công giáo tập trung để vũ trang tuyên truyền và đánh địch. Để đối phó với “âm mưu lập dõng võ trang dọc đường 17”. Tháng 4 năm 1951, Liên khu uỷ Khu III ra chỉ thị “ Tích cực chống càn quét” đã vạch rõ: Đối với những nơi địch đã phát súng thì phải đưa ra những đồng chí có năng lực và không lộ ra nắm lấy sự chỉ huy, đối với những nơi chưa phát sung, tổ chức Đảng và chính quyền địa phương phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy rõ âm mưu “dùng người Việt trị người Việt của địch” rằng “địch phát súng bừa bãi chứng tỏ sự suy yếu chứ không phải vì địch mạnh”, Tỉnh uỷ nhắc nhở các địa phương không được nóng vội hành động mà phải giáo dục nhân dân cẩn thận, có kế hoạch đối phó. Khi cơ sở nhân dân đã phá thì nhiệm vụ của ta phải dấy lên phong trào vũ trang đấu tranh, khi có điều kiện. Tỉnh uỷ giao cho Tỉnh đội và Tỉnh Hội phụ nữ nghiên cứu phát triển rộng rãi, tổ chứ chặt chẽ từ thôn đến xã, có hệ thống theo dõi chặt chẽ từ tỉnh xuống huyện. Quán triệt tư tưởng đó nên nhân dân đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân viên không sợ nguy hiểm, lăn lộn với phong trào, giữ vững mạch máu giao thông liên lạc từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.
Nhiều đơn vị bộ đội huyện, dân quân du kích các xã ven đường quốc lộ như xã Ái Quốc (Nam Sách), Quyết Thắng (Thanh Hà), Thạch Khôi, Nghĩa Hưng (Gia Lộc), Dân Chủ (Tứ Kỳ) đã bảo vệ an toàn việc đưa đón, giao nhận tài liệu trong mọi tình huống.
Ngày 1 đến ngày 4 tháng 7 năm 1952, thực dân Pháp đã đưa tay sai của chúng về hoạt động, thành lập quận hành chính Hệ Vĩnh và điên cuồng đánh phá rất nham hiểm. Chúng cho lập nhà thuốc, lập trường học gài giáo viên làm chỉ điểm, dò xét tình hình qua học sinh, lập sổ gia đình, khôi phục chức kỳ hào cũ, chiêu dân lập tề; chúng xuống các thôn, la cà vào từng nhà, nhận làm con nuôi, anh nuôi…mua chuộc các em nhỏ theo kiểu “về nhà hỏi
68
trẻ”…thực hiện 3 cùng ( cùng ăn, cùng ở, cùng làm ); chúng treo giải, nếu ai vận động 1 du kích về nhận thẻ tề thì thưởng 300 đồng, 1 cán bộ: 500 đồng.
Đồng thời chúng vờ tôn trọng tín ngưỡng của dân, cho sửa chữa đình chùa, nhà thờ, tổ chức hội cờ bạc, rượu chè…thu hút thanh niên; chúng tiến hành công tác dân vận, nhóm rửa mặt, cắt tóc trẻ em…dạy các em ca hát, hiếu dụ
“Đã là nông dân phải bám đồng ruộng, bà con chạy mãi lấy gì mà ăn, cứ về nhận thẻ làm ăn, không ai làm gì hết”.
Như vậy , chúng vừa làm mị dân với nhiều thủ đoạn vừa thực hiện khủng bố trắng. Hàng ngày chúng đi chơi trong dân, khi về chúng cài lại những tên chỉ điểm, bí mật ở trong nhà dân chui vào bụi rậm ven đường…, nghe ngóng theo dõi; bắt cán bộ, du kích từ hầm lên, chúng gọi là “ bắt cá ngóc”; một số tên vờ làm ướt át, lấm láp bùn đất, nói với dân “ chúng con là bộ đội từ hầm lên, xin bà con cho ăn” nếu gia đình nào tưởng là bộ đội thật cưu mang là chúng đánh và bắt cả nhà.
Với tinh thần cảnh giác của đồng bào, dần dần các thủ đoạn mị dân, lừa dân của địch ít hiệu quả, chúng thực hiện khủng bố trắng. Ở Tân Hưng, chúng bắt 240 người, chôn sống một số người để hở từ cổ trở lên, lấy cuốc vạc đầu, chúng buộc đá vào thanh niên, cho ca nô dìm chết 151 người, bắt bỏ tù 128 người; bắt dân chặt cây, bạt đường, với lý do không cho du kích ẩn nấp, khống chế nhân dân từng ngày gạo, để không còn lực lượng tiếp tế cho dân quân du kích.
Lúc này trong cán bộ, đảng viên xuất hiện khuynh hướng cầu an (có xã có 2 chi uỷ viên, 5 tổ trưởng Đảng và 36 đảng viên đầu hàng địch) [51, tr.
205]. Ngược lại, củng có nơi nôn nóng, cơ sở không còn vẫn manh động bắn giết những tên phản động, địch viện cớ đó trả thù điên cuồng, khủng bố trắng.
69
Ngày 19 tháng 4 năm 1952 Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “Về kế hoạch chấn chỉnh, củng cố, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân” [29, tr. 436]
khẳng định: Nhiệm vụ của bộ đội địa phương và dân quân du kích, tự vệ bí mật rất gian khổ khó khăn vì hoạt động trong những điều kiện gay go và phức tạp. Vì vậy, phải tăng cường giáo dục chính trị, tăng cường lãnh đạo của Đảng. Chọn người phải cẩn thận, tổ chức phải gọn và nhẹ. Giáo dục phải chú trọng công tác dân vận, kỷ luật dân vận, làm cho mỗi một người cán bộ và chiến sĩ là một người tuyên truyền, tổ chức quần chúng, lãnh đạo đấu tranh.
Tránh tình trạng tách rời lực lượng bán vũ trang, thoát ly sinh hoạt các đoàn thể quần chúng; khiến cho họ không còn là nòng cốt trong cơ sở chính trị nữa.
Đồng thời phải tăng cường huấn luyện về chiến thuật, kỹ thuật, và biết cách giữ bí mật…, chúng ta cần chú trọng củng cố và tăng cường dân quân du kích xã. Lập ở mỗi huyện một trung đội tuyên truyền vũ trang, thành phần của đội này gồm các cán bộ quân dân chính Đảng và một số bộ đội địa phương.
Nhiệm vụ của đội là đi sâu vào các thôn xóm tuyên truyền, giáo dục quân chúng, chắp nối và gây lại cơ sở đã bị đứt lien lạc, trừng trị những tên tay sai của giặc có nhiều tội ác.
Hội nghị còn nghiêm khắc phê phán những tư tưởng hữu khuynh, sợ địch như chạy dài, không dám trở về hoạt động vùng địch, không dám phá tề hoặc ra trình diện với tề…Những biểu hiện của tư tưởng chủ quan khinh địch như hoạt động lộ liễu, công khai, quan hệ bừa bãi với tề…những biểu hiện thoái hoá về mặt phẩm chất đạo đức như tham ô, hủ hoá, buôn lậu…Để khắc phục thực trạng trên, phải dựa vào cơ sở nâng cao ý thức Đảng, ý thức giai cấp, quan điểm quần chúng cho toàn Đảng bộ mà tiến hành đấu tranh tư tưởng; phải nắm vững quyền lãnh đạo tập trung của các cấp uỷ Đảng mà khuyến khích tính chủ động của mỗi cá nhân; phải thực hiện dân chủ đi đôi
70
với đề cao kỷ luật; biết động viên lòng quả cảm, hy sinh của cán bộ đảng viên, đồng thời coi trọng việc bảo vệ cán bộ.
Tiêu biểu cho tinh thần của dân quan du kích đó là tấm gương của chị Mạc Thị Bưởi (người làng Mộc Lĩnh xã Nam Tân – Nam Sách). Ngày 18 tháng 4 năm 1951 địch bắt và tra tấn chị, biết không khuất phục được chị, chiều ngày 23 thang 4 năm 1951, chúng dùng dao cắt vú chị, sau đó cắt tiết chị và ném xác xuống ao khi chị tròn 24 tuổi đời. Địch tưởng sẽ khủng bố được tinh thần nhân dân, nhưng ngược lại tấm gương dũng cảm của chị Bưởi đã cố vũ nhân dân anh dũng kháng chiến. Một trung đội nữ du kích xã được thành lập, mang tên Mạc Thị Bưởi. Ngày 2 - 9 – 1955, Mạc Thị Bưởi được Hội đồng Chính phủ truy tặng danh hiệu anh hung lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng hai [50, tr. 111].
Nhằm tiếp tục đấy mạnh phong trào du kích chiến tranh và học tập gương hy sinh anh dũng của nữ anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi, Tỉnh uỷ Hải Dương đã phát động phong trào "Nữ du kích thành Đông". Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, huyện Thanh Miện chỉ đạo tập trung 24 nữ là đội viên du kích của một số xã lên thành lập đơn vị nữ du kích tập trung, lấy tên là "Du kích Hoàng Ngân". Ngày 01-03-1953, đội du kích Hoàng Ngân huyện Thanh Miện đã hoá trang tập kích tại chợ Chương diệt nhiều tên địch. Chiến công của du kích Hoàng Ngân đã cố vũ cho phong trào nữ du kích trong tỉnh phát triến mạnh mẽ và trở thành cao trào, góp phần đưa phong trào du kích toàn tỉnh phát triến rầm rộ.
Ngày 5 tháng 8 năm 1951, địch dùng 8000 quân mở cuộc hành quân mang tên Mi-ra-ban, đánh phá vùng tiếp giáp Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang. Chúng lại tiếp tục mở cuộc hành quân Va-ti-ráp-bờ-lơ ngày 25 tháng 8 năm 1951 đánh phá khu tiếp giáp Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc…, chúng lấy hàng
71
chục tấn thóc của dân để lấp đường cho xe chạy, chúng phá hết cay ăn quả, mổ giết trâu, chúng bắt đồng bào ta nộp tiền nuôi lính (riêng một xã Yết Kiêu - Gia Lộc) đã phải nộp tới 2.250.000 đồng tiền Đông Dương). Để chống địch cướp bóc, nhân dân Thanh Hà huấn luyện được trâu, bò, lợn… xuống hầm khi có báo động địch đến. Có nơi đắp ụ đất, bên trong có lớp rào, lớp rơm trộn bùn, trong cùng để thóc, địc đốt không cháy, phá thì mất thời gian. Nhờ sáng tạo này, ta giữ được của cải, đảm bảo đời sống, phục vụ kháng chiến.
Từ năm 1952 địch liên tục mở các cuộc tấn công càn quét Hải Dương, do vậy vấn đề xây dựng, củng cố lực lượng, phát triển du kích, căn cứ du kích, giáo dục tư tưởng chính trị, trang bị cho dân quân du kích ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Tỉnh đã tổ chức ổn định tinh thần tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, dân quân du kích nhằm giải quyết những tư tưởng sai lầm như: sợ đi sâu và ở vùng tạm chiếm, tư tưởng sợ càn, sợ tăng, sợ phi pháo, tư tưởng nghỉ ngơi. Để tổ chức thực hiện, tỉnh đã tổ chức hội nghi chi bộ đơn vị để xác định kết quả trận càn làm cho toàn thể lực lượng tin vào thắng lợi của ta vừa qua, đồng thời kiểm đi rút kinh nghiệm. Tổ chức hội nghị các tổ 3 người để kiểm điểm nhằm giải quyết những thắc mắc, những tư tưởng sai lầm của từng cá nhân (lấy quần chúng tự giải quyết là chính). Các Chi uỷ, cán bộ tổ chức kiểm điểm ưu khuết điểm trong lãnh đạo, đồng thời tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ để anh em học tập. Đối với dân quân du kích, mở các lớp bồi dưỡng xã, thôn đội, đưa du kích ra hoạt động ngoài căn cứ theo chỉ thị của khu, bồi dưỡng các kỹ năng đánh trận, giáo dục nghĩa vụ tòng quân cho du kích, học tập kinh nghiệm chống càn của các huyện. Về hoạt động, đặt kế hoạch hoạt động cho xã, có theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các xã khó khăn về hoạt động, có kiểm tra kết quả từng thời kỳ ngắn.
72
- Chấn chỉnh và kiện toàn tổ chức: Tiểu đoàn đề nghị điều một số cán bộ chuyên môn cho các đơn vị như thư ký tác chiến, y tá, cứu thương, quân báo; bổ sung quân số và trang bị vũ khí cho đủ; chấn chỉnh các đơn vị, đặt chương trình hoạt động thời gian 10 ngày một, chấn chỉnh lại tổ 3 người, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí tổ trưởng, xây dựng nề nếp sinh hoạt hang ngày cho dân quân du kích.
- Tuyên truyền phát triển Đảng, tổ chức kiểm tra chất lượng dân quân du kích, phân công phụ trách giáo dục tuyên truyền, kết nạp đảng viên mới.
Chủ trương của Tỉnh uỷ có tác dụng lớn trong việc củng cố dân quân du kích trên cả phương diện chính trị, tư tưởng, tổ chức. Tuy nhiên hạn chế của chủ trương là chưa đề ra một kế hoạch để bộ đội địa phương giúp đỡ lực lượng dân quân du kích địa phương.
Tháng 4 năm 1952, Tỉnh tiến hành kiểm tra các tổ du kích ở thôn xóm về tổ chức, kế hoạch tác chiến, bổ sung vũ khí. Bộ đội chủ lực cũng như bộ đội địa phương, dân quân du kích được bổ sung quân số, điều chỉnh cán bộ, huấn luyện tân binh, đưa một số đơn vị non yếu đi chỉnh huấn.
Vừa xây dựng lực lượng, ta vừa chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho bộ đội và dân quân du kích. Những người được cử đi học nhiệm vụ và tư tưởng quyết tâm bảo vệ dân, đồng thời còn được học quyết tâm thư về tuyên truyền cho dân quân du kích. Dân quân du kích thực hiện giao kèo hứa với tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhờ vậy, lực lượng dân quân du kích được chấn chỉnh lại, tinh thần tư tưởng dân quân du kích được ổn định, việc tuần phòng, rào làng canh gác được thực hiện trở lại, nhất là vấn đề bảo vệ nhân dân thu hoạch vụ chiêm. Mặc dù kẻ địch đe doạ, ngăn cản sản xuất nhưng quân và dân trong tỉnh vẫn khắc phục khó khăn,vừa đấu tranh với địch đế bảo vệ mùa màng, vừa tranh thủ tăng gia phát triến sản xuất nông nghiệp.
73
Vụ mùa năm 1952, diện tích lúa ở Hải Dương nhiều hơn diện tích lúa mùa năm 1947 là 8.000 mẫu Bắc Bộ. Riêng huyện Bình Giang đã phục hồi được 1.265 mẫu trong tống số 3.111 mẫu Bắc Bộ bị bỏ hoang. Năm 1953 toàn tỉnh vỡ hoang được 5.000 mẫu Bắc Bộ, cấy được 72.941 mẫu lúa chiêm, 98.707 mẫu lúa mùa, trồng 4.236 mẫu hoa màu.
Đi đôi với mở rộng diện tích canh tác, Đảng bộ Hải Dương còn tăng cường lãnh đạo các cơ sở tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh, làm thuỷ lợi,...
Chỉ tính riêng năm 1953, toàn tỉnh đã nạo vét được 365 con kênh, mương dài 137.536 m. Nhờ các biện pháp trên, năng suất lúa vụ chiêm năm 1953 đạt 70- 80 kg/sào. Năm 1952, nhân dân toàn tỉnh nộp cho Nhà nước 9.304.726 kg thóc thuế nông nghiệp. Năm 1953 nộp 3.750.326 kg thóc và thu thêm được 533.988 kg thóc phụ thu thuế nông nghiệp.
Những kết quả chỉnh huấn của bộ đội địa phương và dân quân du kích được thông báo cho các đơn vị ở lại hoạt động. Vì vậy kích thích các đơn vị ở lại tích cực hoạt động chống càn quét, củng cố vùng du kích, lực lượng ổn định trở lại, quân số được bổ sung, tinh thần chiến đấu được nâng cao.
Tháng 7 năm 1953, Tỉnh mở hội nghị bàn kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển dân quân du kích, đẩy mạnh hoạt động của dân quân du kích, kiện toàn bộ máy dân quân du kích từ tỉnh đến xã. Kế hoạch củng cố dân quân du kích được chia làm ba bước:
Bước 1: Giáo dục vai trò, nhiệm vụ của dân quân du kích Bước 2: Chấn chỉnh biên chế tổ chức
Bước 3: Huấn luyện quân sự cho dân quân du kích bao gồm các kỹ năng như kỹ thuật bắn, đánh mìn, lựu đạn, chống càn.
Kết quả: Qua ba đợt củng cố dân quân du kích, hàng ngũ được chấn chỉnh, tinh thần, chất lượng chiến đấu được tăng lên. Nhân dân và lực lượng
74
vũ trang thấy rõ trách nhiệm và vai trò của dân quân du kích. Trong đợt củng cố dân quân du kích lần này, các cấp uỷ Đảng đã lãnh đạo các nghành, các giới tham gia. Các huyện thực hiện hiệu quả như Nam Sách, Kinh Môn, Tứ Kỳ. Những nơi cơ sở non như Gia Lộc, Cẩm Giàng chỉ làm được việc kiện toàn tổ chức, còn công tác huyện luyện còn lẻ tẻ. Lúc này toàn tỉnh có 5.875 du kích, 12.172 dân quân. Qua đợt củng cố, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh.
Sau đợt củng cố chấn chỉnh lực lượng, tỉnh mở Hội nghị chiến sĩ thi đua.
Trong hàng ngũ dân quân du kích xuất sắc lựa chọn ra 66 chiến sĩ thi đua, 11 chiến sĩ đi dự hội nghị chiến sĩ thi đua toàn quốc. Việc lựa chọn chiến sĩ thi đua từ cơ sở càng động viên khích lệ tinh thần các chiến sĩ dân quân du kích.
đã có hàng nghìn thanh niên trong tỉnh xung phong tòng quân, hàng vạn nhân công tích cực phá đường, đắp ụ, tiếp vận, tải thương,... Nhiều huyện vượt chỉ tiêu tuyển quân. Hàng nghìn gia đình che giấu, nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội, chăm sóc thương binh, hàng vạn tấn thóc được huy động cung cấp cho chiến trường. Với khấu hiệu "tất cả cho tiên tuyến, tất cả đễ chiến thắng", quân và dân Hải Dương rầm rộ khí thế giết giặc lập công. Các cấp bộ đảng, chính quyền địa phương kể cả vùng địch hậu ra vùng tự do đều giáo dục, tổ chức quần chúng nhân dân dồn sức mình cho chiến thắng Đông Xuân 1953 - 1954.
Việc đóng góp sức người, sức của cho Chiến dịch Điện Biên Phủ càng bừng lên sôi nổi ở hầu khắp các địa phương. Hàng nghìn nam nữ thanh niên xung phong lên đường vào bộ đội làm dân công hoả tuyến tải lương, tải đạn ra mặt trận. Hàng nghìn tấn lương thực được gửi ra tiền tuyến lớn. Với khấu hiệu:
Tất cả cho Điện Biên Phủ chiến thắng, nhân dân Hải Dương đã huy động nhân tài, vật lực, ngoài gạo, thóc còn hàng trăm kilôgam đậu, lạc, vừng, hàng nghìn bánh thuốc, hàng chục tấn đường gửi lên góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.