Chương 2:TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN
2.1. Yêu cầu mới và chủ trương mới của Đảng bộ
2.1.2. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ
Trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến, Đảng đã có những chủ trương đúng đắn, kịp thời để đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và hoàn thiện các lực lượng vũ trang. Một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết nhất trong hoàn cảnh lúc bấy giờ đó là thực hiện đẩy mạnh phong trào đấu tranh của lực lượng dân quân du kích nhằm phát triển cao hơn phương thức chiến tranh du kích. Khi đã nhận định rõ tình hình thực tế của lực lượng dân quân du kích, Đảng đã sáng suốt đề ra những chủ trương và biện pháp để đẩy mạnh chiến tranh du kích cho giai đoạn cách mạng mới.
Nghị quyết của Hội nghị toàn quốc lần thứ ba về việc chuyển mạnh sang tổng phản công (21-1 đến 3-2-1950) đã xúc tiến việc chuẩn bị để chuyển
57
sang tổng phản công và đề ra nhiệm vụ quân sự trước mắt trong đó có chỉ đạo xây dựng lực lượng:
- Xúc tiến việc khuếch trương bộ đội chủ lực, tăng cường trang bị, cải thiện cấp dưỡng, huấn luyện ráo riết về kỹ thuật, chiến thuật, tổ chức các trung đoàn mạnh tiến tới đại đoàn, binh đoàn.
- Khuếch trương và tăng cường chất lượng của bộ đội địa phương, đủ thay thế bộ đội chủ lực trên những vùng lớn rộng, để bổ sung nhanh chóng cho bộ đội chủ lực một khi cần thiết.
- Phát triển dân quân xã, tăng cường các lực lượng dân quân du kích xã, huấn luyện cho dân quân về tác chiến cũng như về công tác hậu phương…
Từ ngày 11 đến ngày 19- 2- 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp tại Tuyên Quang. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “nhiệm vụ cấp bách nhất là phải đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó” [50, tr. 143].
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (trung tuần tháng 3 năm 1951) đề ra phương châm tác chiến “ Riêng Liên khu III, phải đặc biệt chú trọng phát triển chiến tranh du kích đến cao độ”; Về xây dựng phải “ củng cố và gia cường quân đội chủ lực, củng cố bộ đội địa phương và dân quân du kích” [50, tr. 154].
Theo phương hướng của Đại hội II, Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng (27- 9 đến 5- 10- 1951) đã đề ra ba nhiệm vụ lớn để đưa kháng chiến đến thắng lợi và kiến quốc thành công, trong đó khẳng định:
“Củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân, giáo dục tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân bằng cách chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng căn cứ địa
58
và củng cố hậu phương để phục vụ tiền tuyến, phục vụ kháng chiến”. [50, tr.
212-214].
Trong Chỉ thị của ban Bí thư ngày 26 tháng 1 năm 1952 khẳng định:
“ phát triển và củng cố các vùng du kích cà căn cứ du kích, tích cực chuẩn bị chống giặc càn quét” [27, tr. 15] khẳng định củng cố dân quân du kích phải căn cứ vào các điều kiện: Công tác và cơ sở quần chúng; tổ chức Đảng và lực lượng của Đảng; lực lượng vũa trang của địa phương ( bộ đội địa phương và dân quân du kích ); cơ sở chính quyền; lực lượng tương đối yếu của địch;
điều kiện địa dư và thóc gạo. Nếu nhận định khách quân và chủ quan về sáu điều kiện trên thì phải gấp rút xây dựng củng cố lực lượng. Đảng đã đề ra phương châm:
1. Phát triển và củng cố phải gắn liền với nhau…
2. Đối với những khu du kích chưa có điều kiện củng cố và xét thấy sau một thời gian cố gắng cũng không đạt được thì cần chú ý mấy vấn đề sau:
a) Cơ sở Đảng, chính quyền, tổ chức quần chúng và du kích không được tuỳ tiện để bộc lộ, phải hết sức giữ bí mật…
b) Đối với những hội tề ta đã nắm được thì không nên phá. Những hội tề nào chưa nắm được thì phải tìm mọi cách thuyết phục mà nắm lấy.
c) Thuyết phục, giáo dục quần chúng, nhẫn nại tạm thời chịu sự thống khố và chuẩn bị đối phó với những hành động phá hoại của địch…
d) Chú ý tăng cường công tác gia đình thân thích ngụy binh…
3. Xây dựng dân quân du kích và bộ đội địa phương cũng là một vấn đề mấu chốt của kế hoạch giữ vững và củng cố vùng du kích, căn cứ du kích…
Tháng 2 năm 1952 trong nghị quyết của Đảng khẳng định: “Hiện nay trong vùng du kích địch ra sức tàn phá cơ sở chính trị và kinh tế của ta, chúng ta cần đặc biệt chú trọng củng cố và tăng cường dân quân du kích, đặc
59
biệt là du kích xã” [27, tr. 468]. Các cấp uỷ Đảng và các cơ quan quân sự địa phương phải hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo chiến tranh du kích, trong việc chỉ đạo xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Các cấp uỷ phải chấm dứt lối khoán trắng và cũng tránh lối bao biện, các cơ quan quân sự phải chấm dứt lối chỉ đạo cục bộ, tách chiến tranh du kích với toàn cuộc đấu tranh của nhân dân trong địa phương.
Ở xã, phải phát huy tự động tính của chi bộ trong việc lãnh đạo dân quân du kích đánh giặc bảo vệ thôn xóm.
Ở vùng tạm bị chiếm các chi bộ có trách nhiệm trực tiếp xây dựng du kích bí mật và tự vệ bí mật.
Tháng 6 năm 1952 Trung ương Đảng đã khẳng định: “Việc thực hiện chiến tranh du kích không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng du kích mà là nhiệm vụ của toàn dân trong xã, thôn. Tổ chức dân quân du kích là một nhánh để thúc đẩy toàn dân đấu tranh với giặc” [27, tr. 509].
Ngày 19 tháng 4 năm 1954 Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “ Về kế hoạch chấn chỉnh, củng cố, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân” [29, Tr. 436]
khẳng định sự cần thiết đẩy mạnh củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.
Sự chỉ đạo của nghị quyết góp phần xây dựng lập trường và đạo đức cách mạng, rèn luyện tinh thần cảnh giác chống lại chính sách của địch “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Hải Dương nói riêng, sẵn sàng đứng lên kháng chiến chống lại quân thù.
Ở Hải Dương, trong giai đoạn này địch tăng cường thu thuế và kiểm soát chặt chẽ dân chúng, củng cố chính quyền bù nhìn, làm hàng rào bắt lính, thu nạp tay sai, đưa đi huấn luyện và đào tạo…Mở rộng chiếm đóng theo
60
“Vết dầu loang” ở các huyện Bình Giang, Gia Lộc, tích cực xua giãn lực lượng ta để bảo vệ giao thông chiến lược.
Kế hoạch bình định mới của địch với ưu thế về lực lượng cộng thêm các hành động khủng bố hết sức tàn bạo, gây cho nhân dân ta rất nhiều khó khăn. Phần lớn tỉnh Hải Dương bị địch chiếm đóng, cơ sở của ta phần nhiều bị đảo lộn hoặc tan vỡ. Nhiều cán bộ đảng viên, bộ đội, du kích hy sinh. Tình trạng chạy dài nằm im khá phổ biến…Địa bàn hoạt động của ta bị thu hẹp, phong trào đấu tranh có những lúc lắng hẳn xuống. Trước tình hình khó khăn mới, một vài đồng chí lãnh đạo chủ chốt có chủ trương thành lập 2 bộ phận, bộ phận lớn của Tỉnh uỷ, Uỷ ban kháng chiến tạm lánh sang Đèo Voi (Quảng Yên), bộ phận gọn nhẹ nằm tại nội tỉnh trực tiếp chỉ đạo kháng chiến.
Quán triệt những chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đảng bộ tỉnh Hải Dương dựa vào tình hình thực tế của địa phương đề ra các chủ trương, biện pháp và chỉ đạo thực hiện theo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng để giải phóng quê hương và góp phần làm nên thắng lợi chung của đất nước.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về việc “Củng cố, xây dựng lực lượng kháng chiến để chống lại kế hoạch bình định đồng bằng của Rơ ve”. Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã quán triệt sâu sắc tình hình và nhiệm vụ mới của cuộc kháng chiến và quán triệt tư tưởng “Chuẩn bị tổng phản công”
của Trung ương Đảng, cuối tháng 3-1950 Đảng bộ Kinh Môn đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ hai tại thôn Thượng Trà, xã Tân Dân. Tại đây, Đại hội đã phân tích âm mưu, thủ đoạn của địch và đề ra những nhiệm vụ trọng yếu trước mắt của Đảng bộ là:
61
- Xây dựng lực lượng vũ trang ( bộ đội huyện, dân quân du kích xã ) đủ mạnh để đánh địch.
- Đẩy mạnh chiến tranh du kích lên cao độ, tiến tới lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích của xã phải chủ động đánh địch ở địa phương của mình.
- Đi đôi với phá hoại hàng ngũ địch là việc xây dựng lực lượng chuẩn bị cho tổng phản công, với khẩu hiệu “toàn dân luyện tập quân sự, thực hiện nghĩa vụ tòng quân”
- Dân quân du kích các xã phải tích cực rèn luyện, học tập chiến kỹ thuật phối hợp với bộ đội đánh địch mọi lúc, mọi nơi và bằng các hình thức phục kích, tập kích, độn thổ, công đồn, binh địch vận nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo toàn lực lượng ta.
Hội nghị Rồi Son được tiến hành từ ngày 1 đến 10 tháng 8-1950 thuộc xã Rồi Son xã Thanh Cường thuộc khu du kích Hà Đông ( Thanh Hà ), đây là hội nghị quân sự của Tỉnh uỷ. Hội nghị đã bàn và quyết định nhiều vấn đề cụ thể trong chỉ đạo và lãnh đạo phong trào kháng chiến, đặc biệt chú trọng vào công tác quân sự, công tác xây dựng khu căn cúa du kích, xây dựng dân quân du kích, xây dựng các đơn vị bộ đội địa phương. Như vậy, sau hội nghị đèo Vòi, hội nghị ở Rồi Son đã đánh dấu bước trưởng thành của Tỉnh uỷ, chuyển hướng chỉ đạo cuộc kháng chiến của quân và dân trong tỉnh một cách đúng đắn và kịp thời.
Để tăng cường sự lãnh đạo trong nhiệm vụ quân sự, nắm chắc lực lượng vũ trang, hội nghị đã quyết định vấn đề then chốt là xây dựng ngay những căn cứ du kích với nội địa với kế hoạch mang mật danh A, B, C, D, E, H…gọi là kế hoạch “mở đất”. Kế hoạch này gồm hai phần chủ yếu: phần tác chiến và phần xây dựng.
62
- A: Khu Hà Đông ( Thanh Hà ) là khu du kích mạnh nhất - B: Khu tây nam Ninh Giang và nam Thanh Miện
- C: Bắc Thanh Miện, nam Bình Giang
- C’: Khu bắc Bình Giang, Gừng, Đọ (đường 20 ) - D: Khu nam Tứ Kỳ
- D’: Khu cầu Ràm - E: Khu đông đường 17
- H: Khu bắc Ninh Giang, nam Gia Lộc
Về phương châm và hình thức tác chiến giữa chủ lực và địa phương như sau: “với bộ đội địa phương chủ yếu là đánh càn trong khu vực bị vây quét, với mức tối đa là chặn đánh 300 địch, trường hợp quá 300 thì không đánh mà phải triệt để giải tán tránh địch, chọn vũ khí, trú hầm. Với bộ đội chủ lực, chủ yếu thoát khỏi vòng vây, nghiên cứu tập kích, phục kích đánh địch ngoài khu vực vây quét để phối hợp” [42, tr. 150].
Với lực lượng bán vũ trang, mỗi xã kiện toàn tối thiểu một tiểu đội du kích bán thoát ly, làm nhiệm vụ phát triển “thôn trang chiến” và “liên hoàn chiến”…
Hội nghị mở rộng Tỉnh uỷ Hải Dương ngày 10 tháng 12 năm 1950 cũng chỉ rõ: ta nặng về xây dựng lực lượng tập trung, chưa coi trọng việc củng cố dân quân du kích, chưa coi trọng phong trào đấu tranh du kích có tư tưởng đánh to, ăn lớn, phần nào còn chủ quan mất cảnh giác, chưa thực sự coi trọng phong trào thị xã. Vì vậy, Hội nghị ở Hải Dương đã chỉ rõ: “Tác chiến phải đi đôi với xây dựng lực lượng; xây dựng lực lượng tập trung phải đi đôi với xây dựng, củng cố bộ đội địa phương và dân quân du kích”. [ 8, tr. 265]
63
Sau hai trận càn Mêduy (Méduse- Con sứa) (19-4 đến 5-5-1951) và Reptin (5 đến 10-5-1951), ngày 22-5-1951, Tỉnh uỷ họp nhận định tình hình và quyết định chuyển hướng đấu tranh trong đó lấy củng cố và phát triển cơ sở là chính và đấu tranh chính trị là chủ yếu, chuẩn bị điều kiện sẵn sàng tiến lên lấy vũ trang là chủ yếu. Ngày 22 tháng 5 năm 1951, Tỉnh uỷ Hải Dương họp tại khu B, nhận định tình hình: Địch tiếp tục càn quét, lực lượng ta bị tổn thất, nhân dân bị kiệt quệ về kinh tế, hoang mang dao động về tinh thần, địa bàn và căn cứ du kích bị thu hẹp. Từ nhận định trên, Tỉnh uỷ xác định nhiệm vụ: Lấy củng cố phát triển cơ sở là chính, lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu, chuẩn bị điều kiện sẵn sàng chuyển lên đấu tranh vũ trang, phát động “một tháng hoạt động mạnh” nhằm phát triển “du kích chiến”, xây dựng lực lượng dân quân du kích ngày càng đông đảo, phân tán bộ đội tỉnh về các huyện để dìu dắt dân quân du kích tác chiến với phương châm đánh nhỏ, liên tục, chủ động chống càn, kiên quyết tập trung diệt địch khi có điều kiện.
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, tháng 7-1951 Đại hội lần thứ 2 họp ở Khe Chè huyện Chí Linh có chủ trương:
1. Củng cố đội ngũ đảng viên, thực hiện mỗi đảng viên là một chiến sĩ du kích, tăng cường phát triển đảng viên để đủ đáp ứng với giai đoạn cách mạng mới.
2. Phát triển và củng cố lực lượng vũ trang để đủ sức chống đỡ với các cuộc càn quét nhỏ của địch, đồng thời tạo mọi điều kiện tìm địch mà đánh.
3. Củng cố các đoàn thể quần chúng vững mạnh [51, tr. 113].
Từ ngày 5 đến ngày 8-4-1953, Hội nghị chiến tranh du kích tỉnh Hải Dương được tổ chức. Hội nghị đề ra những nhiệm vụ cụ thể về quân sự trong thời gian tiếp theo là chú trọng sự chỉ đạo của Đảng, đẩy mạnh hoạt động của các ngành và các giới đế phục vụ hoạt động quân sự.
64
Sau hội nghị quân sự của tỉnh, nhiều đồng chí cấp uỷ được điều sang phụ trách quân sự, nhiều đảng viên được điều động bổ sung vào lực lượng bộ đội địa phương và du kích. Bộ đội các huyện từ chỗ phân tán dìu dắt du kích xã, nay đã tập trung thành trung đội, có khả năng tự lập tác chiến, tập kích tiêu diệt vị trí địch.
Chủ trương của Tỉnh uỷ là cơ sở để chỉ đạo thực tiễn xây dựng lực lượng dân quân du kích đáp ứng nhu cầu mới của cuộc kháng chiến.