Muốn xây dựng lực lượng dân quân du kích có số lượng và chất lượng cao, quá trình chỉ đạo thực hiện phải linh hoạt, thích hợp với hoàn cảnh địa phương

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (Trang 93 - 100)

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

3.2.2. Muốn xây dựng lực lượng dân quân du kích có số lượng và chất lượng cao, quá trình chỉ đạo thực hiện phải linh hoạt, thích hợp với hoàn cảnh địa phương

Đảng bộ định ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng dân quân du kích ngay từ khi toàn quốc bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đảng không phát động một cuộc chiến tranh quy ước, mà phát động một cuộc chiến tranh nhân dân, huy động toàn dân tham gia đánh giặc. Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc”. Đi đôi với việc giác ngộ, tổ chức nhân dân, phải có phương thức tác chiến thích hợp “làm sao cho giặc đụng vào đâu cũng gặp sức kháng chiến của toàn dân Việt Nam, cầm vũ khí trong tay chống lại chúng, thà chết không chịu làm nô lệ. Cuộc chiến tranh toàn dân sẽ diễn ra dưới nhiều hình thái phong phú: chiến tranh cài răng lược, chiến tranh lộn ẩu, chiến tranh không mặt trận, chiến tranh bao vây…Khi toàn dân đã đứng lên đánh giặc thì địch đụng vào đâu là gặp quân ta ở đó. Mỗi căn cứ du kích của ta trong vùng địch kiểm soát khác nào bị địch bao vây. Nhưng tất cả các căn cứ du kích, cộng với vùng tự do rộng lớn của ta họp thành một cái lưới bủa vây quân địch.

Chiến tranh chống Pháp thật có hình thái khác thường” [ 17, tr. 6].

Để tiến hành chiến tranh nhân dân phải vũ trang cho nhân dân, phát động phong trào dân quân. Đó là cách hiệu nghiệm động viên toàn dân tham gia tác chiến; là cách tổ chức và rèn luyện đội quân hậu bị hết sức dồi dào để bổ sung và tiếp ứng cho quân chính quy, để đánh lâu dài.

93

“Toàn dân và dân quân du kích bổ sung cho quân đội chính quy. Dân quân nhiều làng, nhiều tổng hợp lại cùng đánh có thể thành đội du kích địa phương; đội du kích địa phương tiến bộ, họp lại cùng đánh, có thể thành quân chính quy. Trong cuộc kháng chiến lâu dài của ta, từ thường dân đến quân chính quy, có một quá trình phát triển luôn luôn không dứt. Ta xem đó đủ biết, nhân dân là nguồn nhân lực của bộ đội và dân quân du kích là nơi tuyển đội viên, rèn luyện chiến sĩ. Dân quân mạnh thì bộ đội khoẻ. Dân quân du kích và quân đội chính quy cùng khoẻ thì nhất định thắng”.

Đảng bộ đã quán triệt quan điểm của Đảng kết hợp nhiệt tình cách mạng với tri thức khoa học, phải có quan điểm lịch sử cụ thể mới xác định được mục tiêu trước mắt sát đúng và do đó mới tập hợp và xây dựng được lực lượng cách mạng đông đảo, vững mạnh đúng như Tổng bí thư Đỗ Mười nói:

Trong việc xác định mục tiêu, tuy có chú ý tính toàn diện, nhưng cần tập trung vào những trọng điểm và thể hiện tính khả thi, không đề ra cao quá, vì sẽ không có khả nǎng thực hiện, gây nghi ngờ trong quần chúng, cũng không hạ thấp vì sẽ kìm hãm phong trào cách mạng của nhân dân. Phải đặc biệt tính toán các giải pháp, phương tiện để thực hiện mục tiêu.

Với quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang “Người trước súng sau”,

“Vũ khí cần nhưng quan trọng hơn là người vác súng…”, Tỉnh uỷ đã xác định: “Phải chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh làm nòng cốt để tiến hành chiến tranh nhân dân địa phương; phát động toàn dân đánh giặc, xây dựng trận địa lòng dân vững chắc cho kháng chiến thắng lợi.

Từ đội du kích Tạ Xá (Nam Sách) đầu tiên khi bước vào cuộc kháng chiến, chúng ta đã xây dựng được một đội quân chính trị hung hậu và hang nghìn tự vệ chiến đấu rộng khắp, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Cùng với sự phát triển của dân quân – du kích, lực lượng vũ trang địa phương cũng sớm được hình thành; những đại đội độc lập, tiểu đoàn độc lập phát triển thành các

94

trung đoàn bộ đội địa phương. Phong trào khởi nghĩa càng mở rộng, tạo điều kiện cho bộ bội địa phương phát triển nhanh chóng. Để nâng cao chất lượng chính trị, sức mạnh chiến đấu của địa phương, Tỉnh uỷ đã điều những đội viên dân quân, du kích tự vệ ưu tú cho bộ đội, tăng cường cán bộ, đảng viên vào trong quân đội để trực tiếp lãnh đạo chỉ huy tham gia chiến đấu. Thường xuyên chăm lo xây dựng bản lĩnh cách mạng, bản chất giai cấp vững vàng trước những khó khăn thử thách ác liệt, trau dồi truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh vì Độc lập tự do của Tổ quốc…”[ 42, tr.

403-404]. Điều đặc biệt quan trọng là đã giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong lực lượng vũ trang, vừa là nguyên tắc vừa là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của lực lượng vũ trang địa phương.

Chiến tranh là một thử thách toàn diện về sức mạnh vật chất, tinh thần của mỗi dân tộc. Quán triệt tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Chiến tranh du kích phải có lối đánh rất tài giỏi…với tư tưởng toàn dân đánh giặc thì mới giành thắng lợi…”, quân và dân Hải Dương đã vận dụng sáng tạo phương thức kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phát huy sức mạnh tổng hợp đấu tranh quân sự - chính trị, binh địch vận, vận dụng sáng tạo các thủ đoạn tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Quán triệt quan điểm “Lấy ít địch nhiều”, “vũ khí thô sơ thắng vũ khí hiện đại” phá thế địch, diệt địch. Bằng mưu trí và lòng dũng cảm của hàng vạn quần chúng và lực lượng vũ trang trong tỉnh, với thế bố trí hợp lý và sức cơ động đánh địch của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dựa vào làng xã chiến đấu tạo ra địa bàn vững chắc, từng bước giành quyền làm chủ, thực hiện quyền làm chủ; đánh địch bằng quân sự, chính trị, binh địch vận, vận dụng sáng tạo các thủ đoạn tác chiến của bộ đội địa phương để giành thắng lợi; để góp phần vào sự nghiệp giải phóng Dân tộc, vào kho tang tri thức quân sự độc đáo trong khoa học quân sự Việt Nam ở trong vùng châu thổ sông Hồng.

95

Chiến đấu trong vòng vây của kẻ thù, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang trong tỉnh đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, biết phát huy cao độ sức mạnh toàn dân đánh giặc, tạo ra thế và lực để giành thắng lợi, với tư tưởng chỉ đạo: Nắm vững thời cơ, nắm vững phương châm tác chiến của các vùng. Tập trung sức mạnhphối hợp chặt chẽ với các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, du kích tạo thành sức mạnh đánh địch, qua mỗi giai đoạn, mỗi đợt hoạt động trong mỗi trận chiến đấu để giành thắng lợi, phá vỡ từng mảng hậu phương địch; tạo ra thế mạnh, lực mạnh, thời cơ có lợi cho sự nghiệp giải phóng Dân tộc, giải phóng quê hương.

3.2.3. Kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực lượng dân quân du kích với lực lượng vũ trang khác. Gắn xây dựng lực lượng dân quân du kích với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã khẳng định, cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng phương pháp cách mạng bạo lực, lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng và coi trọng lực lượng dân quân du kích. Chủ tịch Hô Chí Minh nói: "Muốn có đội quân võ trang phải có đội quân tuyên truyền, vận động, đội quân chính trị trước đã”. Nên việc này phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị ngày càng đông. Như ta muốn đánh Pháp - Nhật thì ai vác súng? Ai là người tự nguyện, tự giác vác súng? Ta phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện vác súng thì mới thắng được".[ 50, tr. 99-105]

Thực tiễn cuộc vận động giải phóng dân tộc cho thấy bắt đầu từ xây dựng lực lượng chính trị, trên cơ sở lực lượng chính trị mà xây dựng lực lượng vũ trang. Khi nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu, yêu cầu phải đẩy cuộc đấu tranh lên hình thức cao để hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, từ các đoàn thể, các tổ chức chính trị quần chúng, đã

96

hình thành các đội tự vệ chiến đấu, các tổ du kích chiến đấu, hình thức sơ khai của lực lượng vũ trang. Các đội tự vệ công nông đầu tiên trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ... đều từ lực lượng chính trị của quần chúng, từ nhân dân được giác ngộ, có tổ chức mà ra.

Trong xây dựng lực lượng, Đảng bộ cũng đã coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dân quân du kích nói riêng nhưng không tuyệt đối hoá vai trò của nó, không đặt vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang lớn ngay từ đầu mà trước hết xây dựng lực lượng chính trị, kết hợp đúng đắn xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang đáp ứng nhiệm vụ giải phóng quê hương, dân tộc.

Thời kỳ 1946-1954, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, để chuẩn bị đón thời cơ, Đảng bộ lấy việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng làm cơ bản. Thông qua các phong trào đấu tranh của quần chúng, các đoàn thể và mặt trận, một lực lượng chính trị quần chúng đồng đảo đã hình thành, đồng thời trên cơ sở đó mà từng bước xây dựng các lực lượng vũ trang cách mạng.

Xây dựng và phát triển lực lượng dân quân du kích nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược không thể tiến hành ngoài vòng đấu tranh đó.

Xây dựng lực lượng dân quân du kích và đấu tranh có mối quan hệ tác động biện chứng. Xây dựng lực lượng để đấu tranh và đấu tranh đúng mức, vừa sức bảo đảm thắng lợi, gìn giữ và phát triển được lực lượng để đấu tranh mạnh mẽ hơn, giành thắng lợi lớn hơn. Trong điều kiện ban đầu, Đảng bộ tỉnh Hải Dương còn ít kinh nghiệm, lực lượng đảng viên còn mỏng, quần chúng chưa được tổ chức chặt chẽ, rộng khắp đã vội đẩy phong trào lên quá mức, bộc lộ lực lượng thì cách mạng không tránh khỏi tổn thất.

97

Phải xây dựng lực lượng đến mức nhất định thì tiến hành đấu tranh mới có kết quả. Phải lựa chọn cho phong trào quần chúng những hình thức đấu tranh phù hợp với điều kiện và khả năng lực lượng cho phép. Vừa tổ chức vừa đấu tranh, đấu tranh để rèn luyện, củng cố tổ chức là hai mặt thống nhất của quá trình xây dựng, phát triển lực lượng, tổ chức quần chúng đấu tranh. Nhấn mạnh mặt tổ chức, coi nhẹ mặt đấu tranh và ngược lại, hoặc tách rời nhau đều là sai lầm. Nhận thức được điều đó, Đảng bộ luôn quán triệt quan điểm: "Tổ chức ra để có sức tranh đấu tranh đấu để mở rộng, kiên cố tổ chức, kiên cố tổ chức để mở rộng tổ chức nữa, tổ chức và tranh đấu hết sức mật thiết liên kết cùng nhau, đồng phát triển với nhau, cái này rời cái kia thì không được gì hết". Đảng còn nói rõ rằng, tổ chức để tranh đấu, nhưng chính trong sự tranh đấu mà phát triển tổ chức. "Cho nên sự tranh đấu quần chúng với công việc tổ chức thiệt mật thiết liên lạc, không thể rời ra được"[ 50, tr. 105-108].

Từ năm 1946 đến năm 1954, Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn bán sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Hải Dương, đề ra các chủ trương, chính sách và biện pháp thực hiện phù hợp, xây dựng lực lượng dân quân du kích ngày càng đông đảo, trình độ giác ngộ cao, chính trị vững vàng, kỹ thuật tác chiến cao. Gắn xây dựng lực lượng với đấu tranh, thông qua đấu tranh để phát triển lực lượng, phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân trong tỉnh.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển lực lượng dân quân du kích của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 1946 đến năm 1954 cho thấy:

Về nhận thức và hoạch định chủ trương xây dựng lực lượng dân quân du kích: Đảng bộ tỉnh Hải Dương trên cơ sở nhận thức đúng quan điểm, chủ trương của Đảng về tầm quan trọng và cần thiết xây dựng lực lượng dân quận

98

du kích, đã có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích đạt được kết quả cao như: xây dựng lớp Tháng Tám, tháng dân quân du kích, phát động phong trào tập luyện, làm vũ khí, cướp vũ khí của địch để đánh địch. Trên các mặt trận phục vụ chiến đấu, Dân quân du kích hăng hái tham gia phục vụ mọi mặt cho bộ đội chiến đấu; phối hợp, hiệp đồng chiến đấu đắc lực, có hiệu quả với các lực lượng vũ trang khác, làm nòng cốt phát động phong trào toàn dân đánh giặc ở cơ sở, hỗ trợ nhân dân đấu tranh chống địch; đồng thời, là lực lượng hậu bị to lớn để bổ sung cho bộ đội chủ lực khi cần thiết.

Về chỉ đạo thực hiện: Xác định xây dựng lực lượng dân quân du kích là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ tỉnh đã đề ra chủ trương phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân. Việc thực hiện xây dựng lực lượng dân quân du kích đến các huyện, các xã được triển khai nghiêm túc.

Về kết quả xây dựng lực lượng dân quân du kích: Số lượng dân quân du kích từ năm 1946 đến năm 1954 của tỉnh Hải Dương tăng lên rất nhanh.

Những kinh nghiệm đúc kết từ qúa trình lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, như: 1) Nhận thức đúng yêu cầu phát triển lực lượng dân quân du kích của địa phương để xây dựng chủ trương phù hợp; 2) Muốn xây dựng lực lượng dân quân du kích có số lượng và chất lượng cao, quá trình chỉ đạo thực hiện phải linh hoạt, thích hợp với hoàn cảnh địa phương; 3) Kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực lượng dân quân du kích với lực lượng vũ trang khác. Gắn xây dựng lực lượng dân quân du kích với đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở và xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)