Yêu cầu mới của cuộc kháng chiến

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (Trang 54 - 57)

Chương 2:TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN

2.1. Yêu cầu mới và chủ trương mới của Đảng bộ

2.1.1. Yêu cầu mới của cuộc kháng chiến

Đến năm 1951, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã bước sang năm thứ sáu. Tình hình thế giới có nhiều biến đổi quan trọng tác động vào Đông Dương: sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương đẩy mạnh cuộc kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn. Phong trào độc lập dân tộc và phong trào hòa bình đã có tác động hỗ trợ và cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Ở trong nước, sau hơn năm năm tiến hành kháng chiến, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Chiến thắng Biên Giới Thu – Đông 1950 đã làm thay đổi cục diện chiến trường chính Bắc Bộ. Ta đã xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân, coa khả năng tiêu diệt được bộ phận sinh lực địch; giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn, làm lung lay ý chí quân xâm lược. Nhiều vùng hậu phương của địch đã trở thành tiền phương của kháng chiến. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp chuyển sang bước ngoặt đi xuống.

Về phía Pháp, những ngày cuối tháng 10/1950 tin thất bại từ Việt Nam đưa về làm cho chính phủ Pháp hết sức lo lắng. Thực hiện chỉ thị của chính phủ và trước tình hình nước sôi nửa bỏng của chiến trường Đờ Lát khẩn trương vạch ra một kế hoạch chiến lược. Tư tưởng chủ đạo của kế hoạch là tập trung nỗ lực của quân viễn chinh Pháp vào chiến trường Bắc Bộ, làm cho

54

Bắc Bộ trở thành “cái then cửa” của vùng Đông Nam Á, chống lại phong trào đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực này.

Như vậy, sau chiến thắng Biên Giới, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đang bước sang một thời kỳ mới. Kẻ địch bị thua và tổn thất nặng nề, đang rất hoang mang, lúng túng nhưng chúng còn rất đông quân và đang ra sức chấn chỉnh, tăng cường lực lượng, chuẩn bi sẵng sàng đối phó lại với quân Việt Nam. Còn Việt Nam, tuy thắng lợi ở Biên Giới, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, song mới chỉ thu hẹp được một phần phạm vi chiếm đóng của địch; vùng trung du và đồng bằng đông người, nhiều của, nơi có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của kháng chiến vẫn còn nằm trong vùng kiểm soát của Pháp. Do cách mạng Trung Quốc đã thành công và đã khai thông được biên giới, Việt Nam có được sự chi viện về vất chất của anh em bè bạn, đặc biệt là của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốca, nhưng nhu cầu về vật chất của kháng chiến là rất lớn và Việt Nam vẫn phải giải quyết theo phương châm “tự lực cánh sinh”

là chính.

Cùng với các cuộc càn quét ra vùng tự do của ta, trong vùng tạm chiếm chúng tăng cường bình định để thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Một mặt địch chiêu dụ quân hồi cư trở về, ép dân lập tề, vũ trang cho bọn phản động địa phương, tuyển mộ ngụy binh, bắt phu xây đồn bốt, củng cố đường giao thông. Mặt khác, để củng cố vùng mới chiếm đóng, chúng liên tục mở các trận càn chà xát lung sục cán bộ, tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta.

Được đế quốc Mỹ giúp đỡ, thực dân Pháp thực hiện âm mưu “khoá chặt biên giới Việt – Trung” nhằm cô lập cách mạng nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa, bao vây Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc tiến công Việt Bắc lần thứ

55

hai. Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới, mở màn trận đánh Đông Khê, cắt đứt đường số 4. Sau hơn một tháng chiến đấu ( 9/1950 – 10/1950) ta đã giành thắng lợi, tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng Biên Giới tạo cho ta thế chủ động trên chiến trường.

Riêng ở đồng bằng Bắc Bộ, những hoạt động quân sự của ta đã thúc đẩy thực dân Pháp vào thế bị động, nhưng chưa giành được ưu thế quân sự, chưa chọc thủng được phòng tuyến của địch, chưa làm thay đổi cục diện ở Bắc Bộ. Thực dân Pháp thực hiện chiến tranh tổng lực, chiến trường, vùng tạm bị chiếm trở nên khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, ở vùng địch chiếm đóng chúng sử dụng lực lượng tại chỗ, tăng cường củng cố bộ máy tề ngụy, phối hợp với gián điệp chỉ điểm, liên tiếp mở các cuộc càn quét nhỏ xung quanh vị trí chiếm đóng và trục đường giao thông để ngăn cản hoạt động của du kích, bảo vệ vành đai an toàn, tăng cường lấn chiếm đóng thêm đồn bốt tháp canh ở nhiều khu vực, nhất là trên các trục đường giao thông số 188, 186. Tỉnh Hải Dương, sau 1 năm địch đánh phá, bình định đã trở thành “vùng tạm chiếm”, “vùng sau lưng địch”. Ở các huyện đông bắc của tỉnh (Chí – Nam – Kinh), địch hoàn thành bình định lần thứ ba. Các địa phương trong vùng bị càn quét ác liệt. Bộ đội địa phương ở các huyện rút vào căn cứ tránh giặc, không dìu dắt được dân quân du kích.

Sau chiến dịch Biên Giới, địch củng cố về mọi mặt, chúng nâng vị trí Hải Dương từ Seus-Secteur lên Secteur, tổ chức chiếm đóng 191 vị trí, tổng số quân lên tới 10.987 tên. Chúng chiếm giữ 402 làng trong tổng số 755 làng trong tỉnh. Chúng rút các đơn vị bộ binh làm nhiệm vụ chiếm đóng về để xây dựng 2 sư đoàn ứng chiến Bắc Kỳ. Đặt sở chỉ huy cơ bản của sư đoàn số 2 ở

56

thị xã Hải Dương, củng cố, bổ sung lực lượng tiểu đoàn ngụy lưu động số 2 và xây dựng thêm tiểu đoàn lưu động số 3 của vùng, tiểu đoàn ngụy ở Ninh Giang, Kẻ Sặt và thực hiện tổng động viên.

Trước tình hình trên, nhiệm vụ quân sự cụ thể và cần thiết của ta là đối phó với âm mưu của địch, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng và xây dựng lực lượng của ta để thực hiện ưu thế quân sự chuyển sang giai đoạn tổng phản công.

Nhiệm vụ tác chiến và nhiệm vụ xây dựng lực lượng quân sự cần được thực hiện song song và cần được liên hệ chặt chẽ với nhau. Đặc biệt trong giai đoạn tổng phản công, thì không phải nhiệm vụ xây dựng lực lượng đã chấm dứt, lúc đó chỉ có việc đánh, mà trái lại, công việc xây dựng vẫn phải tiếp tục.

Xây dựng trong chiến đấu, trưởng thành trong khi tiêu diệt địch, hai nhiệm vụ không thể tách riêng nhau. Việc tăng cường xây dựng, củng cố và phát triển các lực lượng vũ trang ba thứ quân mà cụ thể là lực lượng dân quân du kích là việc làm hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)