Mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên

Một phần của tài liệu Đảng bộ đồng nai lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên thời kỳ 1986 2002 (Trang 75 - 79)

Chương 2. ĐẢNG BỘ ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ

2.6. Mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và mặt trận đoàn kết thanh niên. Mong muốn của Người là đưa thanh niên vào các loại hình tổ chức thích hợp để ai cũng được giáo dục, rèn luyện, trưởng thành. Người chỉ rõ: "Muốn củng cố và phát triển, Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên" [56]. Do vậy mà sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị phải củng cố, xây dựng Đoàn thanh niên cứu quốc thành tổ chức nòng cốt, trung kiên đồng thời phải có mặt trận tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên; đó là Liên đoàn Thanh niên Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam).

Quán triệt tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về tập hợp đoàn kết thanh niên, Tỉnh ủy Đồng Nai xác định một trong những chủ trương và giải pháp nhằm xây

dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai vững mạnh là: "Mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên trong khu vực dân cư, học sinh, sinh viên, ngoài quốc doanh, thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ các tôn giáo... Thông qua phát triển mạnh mẽ các loại hình tập hợp thanh niên làm cơ sở xây dựng Hội LHTN các cấp vững mạnh. Nghiên cứu mở các cuộc vận động đông đảo thanh niên góp sức lực và trí tuệ tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của tỉnh, chú ý khai thác tốt các nhân tố nòng cốt và tận dụng tối đa các cơ hội tiếp cận, quan hệ với các đội nhóm tự phát để từng bước đưa vào quỹ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên, ngăn chặn sự thâm nhập tranh giành của các thế lực xấu [96].

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn tiến hành công tác mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên và xây dựng tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên của Tỉnh theo các giải pháp sau:

Về công tác tổ chức: Tỉnh đoàn chỉ đạo cho Ủy ban Hội LHTN tỉnh, BTV các huyện, thành Đoàn và khối trực thuộc tiến hành kiện toàn Ủy ban Hội các cấp đảm bảo bộ máy đủ sức chỉ đạo phong trào thanh niên. Ở cấp tỉnh đảm bảo 5 cán bộ chuyên trách, cấp huyện bố trí từ 2 - 3 cán bộ chuyên trách, cấp xã có 1 cán bộ chuyên trách. Mô hình tập hợp thanh niên được tổ chức theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với sở thích, nghề nghiệp, tâm lý lứa tuổi thanh niên, địa bàn cư trú, nơi công tác như chi hội, tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ nhằm đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị cơ sở của Hội. Nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc thù như tôn giáo, dân tộc thiểu số, Tỉnh đoàn và Ủy ban Hội tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng Hội theo mô hình sở thích như: Câu lạc bộ "công tác xã hội từ thiện" xã Hố Nai 3; Đội Thanh niên tình nguyện "Hiến máu nhân đạo" xã Quảng Tiến; nhóm "Du khảo về nguồn" xã Quang Trung, huyện Thống Nhất (khu vực có hơn 95% thanh niên tôn giáo); địa bàn dân tộc thiểu số thì có chi hội "Chăn nuôi bò, gà", "Tiêu, Nhãn, Bắp.."; nhóm "Ánh sáng văn hóa"; Đội Thanh niên tình nguyện “Vì cộng đồng"; câu lạc bộ "Bóng đá" ;

"Văn nghệ" ; Đội Thanh niên "Cồng chiêng"... ở các xã Tà Lài, Nam Cát Tiên, Đắc Lua huyện Tân Phú, Thanh Sơn huyện Định Quán, Sông Trầu huyện Long

Khánh, Phú Lý huyện Vĩnh Cửu... và những xã đặc biệt khó khăn. Đến năm 2002, toàn tỉnh đã xây dựng mới 59 Ủy ban Hội cơ sở nâng tổng số cơ sở Hội lên 198, trong đó có 4 lâm trường, 5 doanh nghiệp tư nhân và liên doanh nước ngoài, 35 trường học. Xây dựng được Ủy ban Hội ở 100% xã, phường, thị trấn, so với năm 1997, tăng 27,09 %, có 2.336 chi hội (tăng 47,47%), có 4027 tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ (tăng 50,67 %), phát triển được 100.804 hội viên, nâng tổng số Hội viên lên 161.957 người, tăng 96.623 hội viên, đạt tỷ lệ 30,08% hội viên trên tổng số thanh niên; giới thiệu 68.798 hội viên ưu tú cho Đoàn xét kết nạp.Về công tác cán bộ Hội. Tỉnh đoàn, Ủy ban Hội tỉnh ngoài việc chú trọng đến công tác bố trí cán bộ còn quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác Hội, kỹ năng sinh hoạt thanh niên.Trong 5 năm, đã tổ chức 28 lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho 3153 cán bộ Hội.

Tóm lại, những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn đổi mới là cơ sở để Đồng Nai cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn cho tuổi trẻ Đồng Nai trong giai đoạn 1997 - 2002.

Mặc dù còn nhiều khó khăn do sự chuyển động của phong trào thanh niên chưa đáp ứng yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới nhưng nhờ những quan điểm đúng đắn của đảng bộ tỉnh Đồng nai về công tác thanh niên và sự chỉ đạo hướng dẫn kịp thời của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển động cơ bản, vận động lực lượng đoàn viên thanh niên tích cực tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương.

Với nhận thức đúng đắn về vai trò của thanh niên, đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng lãnh đạo tốt hơn công tác thanh niên, tạo sự tin tưởng của thanh niên vào sự lãnh đạo của BCH Tỉnh ủy, động viên tính tích cực của thanh niên trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tỉnh ủy luôn quan tâm chỉ đạo UBND Tỉnh, cụ thể hóa các chủ trương của Tỉnh ủy bằng những chính sách về phát triển thanh niên.

Với quan điểm xem công tác xây dựng Đoàn vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo công tác thanh niên không chỉ thông qua việc cử cấp ủy viên, phụ trách công tác thanh niên mà còn trực tiếp lãnh đạo Đoàn thanh niên và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn xã hội chăm lo công tác giáo dục thanh niên, vận động thanh niên. Do vậy ngoài việc lãnh đạo UBND tỉnh tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, Tỉnh ủy luôn quan tâm lãnh đạo cấp ủy, ban lãnh đạo các sở, ngành, Đảng Đoàn mặt trận, các đoàn thể xây dựng tốt các chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 66-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) về công tác thanh niên trong tình hình mới, đồng thời thống nhất liên tịch với Tỉnh Đoàn nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Tỉnh Đoàn, huy động các nguồn lực xã hội giải quyết những vấn đề cụ thể của thanh niên, động viên thanh niên tích cực tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Tỉnh Đoàn đã được tiến hành, đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi, tạo được niềm tin của thế hệ trẻ vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, lãnh đạo, từ đó động viên được sự nhiệt tình, trí sáng tạo của đoàn viên thanh niên Đồng Nai trên các lĩnh vực học tập, lao động, sáng tạo nghệ thuật, góp phần đáng kể vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 - 2002.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đảng bộ đồng nai lãnh đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên thời kỳ 1986 2002 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)