Tình hình sưu tầm, công bố văn kiện Đảng trước năm 1986

Một phần của tài liệu Chủ trương sưu tầm, công bố văn kiện của đảng cộng sản việt nam từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 23 - 39)

Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM,

1.2. Tình hình sưu tầm, công bố văn kiện Đảng trước năm 1986

Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thành lập đầu năm 1930. Trong suốt 15 năm, từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng ta hoạt động trong điều kiện khó khăn, phức tạp, bị thực dân Pháp khủng bố ráo riết. Các cơ quan của Đảng chƣa hoàn thiện và chƣa đi vào nền nếp. Các văn kiện, tài liệu của Đảng đều

phải tuyên truyền bí mật, chỉ có một số tài liệu của nước ngoài được dịch và phát hành, chủ yếu là các tác phẩm của C. Mác và V.I. Lênin. Sau Cách mạng Tháng Tám, khi đất nước đã giành được độc lập, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, thì lúc đó các cơ quan của Đảng mới được kiện toàn và công tác sưu tầm và công bố văn kiện của Đảng mới bước đầu được quan tâm, song do nhiều nguyên nhân nên việc công bố còn nhiều hạn chế.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mặc dù đất nước mới giành đƣợc độc lập đang gặp rất nhiều khó khăn, nhƣng ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Đảng ta đã dành cho công tác nghiên cứu khoa học của nước Việt Nam mới được phát triển, trong đó công tác sưu tầm, công bố văn kiện của Đảng là việc làm thiết thực nhất để thông tin chân thực mọi chủ trương, đường lối của Đảng và vận động các phong trào cách mạng trong tình thế

“ngàn cân treo sợi tóc” lúc đó.

Vận dụng sách lƣợc mềm dẻo, ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố “tự giải tán”, thực chất là rút vào hoạt động bí mật, duy trì dưới hình thức công khai là "Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương". Báo Cờ giải phóng và Nhà xuất bản Cờ giải phóng - các cơ quan ngôn luận của Đảng tuyên bố

"đình bản" và "đóng cửa". Tháng 12-1945, Báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự thật - các cơ quan của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương ra đời để kế tục sự nghiệp của các tổ chức tiền thân của mình.

Nhà xuất bản Sự thật ra đời với tƣ cách là một cơ quan chính trị và lý luận của Đảng, có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ tới đông đảo cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong xã hội; chống lại các tư tưởng thù địch;

xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Nhà xuất bản hoạt động dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng lúc đó.

Tuy điều kiện hoạt động trong buổi đầu còn rất hạn chế, kinh nghiệm chưa có nhiều, lại ở trong một hoàn cảnh chính trị phức tạp, nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng Đảng, ngay trong năm đầu hoạt động (1945 - 1946), Nhà xuất bản Sự thật đã xuất bản đƣợc 34 đầu sách, với số lƣợng phát hành 5.000 - 10.000 bản mỗi đầu sách. Cuốn văn kiện đầu tiên của Đảng mà Nhà xuất bản Sự thật xuất bản là cuốn Chặt xiềng bao gồm nhiều văn kiện có giá trị của Trung ƣơng Đảng và của Mặt trận Việt Minh từ chính biến tháng 3 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong lời tựa của cuốn sách, Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tố đã viết: “Những sử liệu mà tôi vinh hạnh đƣợc giới thiệu với độc giả, là những sử liệu quan hệ đến cuộc Cách mạng năm ngoái (Cách mạng Tháng Tám - TG), toàn là những thứ sử liệu xác thực, quý giá vô cùng” [17, tr. 9]. Những văn kiện đƣợc công bố trong cuốn sách này thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chuẩn bị tiến hành Cách mạng Tháng Tám. Cuốn sách đã có tác dụng tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Mặt trận Việt Minh trong đông đảo quần chúng nhân dân.

Năm 1948, Nhà xuất bản Sự thật xuất bản hai tác phẩm là: Sửa đổi lối làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Cuốn Sửa đổi lối làm việc được Người viết với bút danh X.Y.Z, là tác phẩm quan trọng về công tác xây dựng Đảng, là tài liệu học tập để cán bộ tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc trong khi Đảng ta mới cầm quyền, sự nghiệp cách mạng đang đứng trước nhiều thử thách. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi tập hợp những bài viết đăng trên Báo Sự thật của đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng, là tác phẩm đầu tiên giải thích một cách cụ thể đường lối kháng chiến của Đảng ta, xác định mục tiêu và cổ vũ tinh thần cho nhân dân, khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và nhất định thắng lợi.

Đến đầu năm 1951, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II và quyết định ra hoạt động công khai để tăng cường sự lãnh đạo đối với sự nghiệp kháng chiến. Nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách mà Đại hội lần thứ II của Đảng đề ra là đƣa kháng chiến đến thắng lợi. Để có tài liệu tuyên truyền về đường lối kháng chiến của Đảng, Nhà xuất bản Sự thật đã in hàng vạn bản các văn kiện của Đại hội, đó là: Văn kiện Đại hội Đảng Lao động lần thứ II gồm bốn tập; Tuyên ngôn và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam; Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam. Cùng với các văn kiện đó là hai cuốn sách quan trọng đƣợc xuất bản là Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tháng 2-1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khắc phục khó khăn, trừ bỏ khuyết điểm, giành thắng lợi mới của đồng chí Trường Chinh. Những tài liệu này chủ yếu phục vụ cho chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến, chuẩn bị chuyển sang tổng phản công của Đảng.

Từ năm 1952 đến năm 1954, Nhà xuất bản Sự thật công bố tiếp những văn kiện quan trọng về đường lối cơ bản của Đảng như: Tuyên ngôn và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam; Bàn về cách mạng Việt Nam (Báo cáo đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tháng 2-1951) của đồng chí Trường Chinh. Hai văn kiện này đã phân tích về mặt lý luận đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng ta kể từ Luận cương chính trị năm 1930 do đồng chí Trần Phú khởi thảo, kết hợp với thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam trong 20 năm tiếp theo, làm sâu sắc thêm nhận thức của nhân dân về quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo và hoàn thiện thêm đường lối cách mạng của Đảng.

Ngày 2-12-1953, Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết số 34-NQ/TW về việc thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học Việt Nam do Trung ương Đảng quản lý và lãnh đạo. Nhiệm vụ cụ thể như sau: “1- Sưu tầm và nghiên cứu những tài liệu về lịch sử, địa lý, văn học Việt Nam và biên soạn những tài liệu về sử học, địa lý, văn học Việt Nam; 2- Nghiên cứu và giới

thiệu lịch sử, địa lý và văn học các nước bạn” [79, tr. 11]. Đến cuối năm 1954, Ban đổi tên là Ban Nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý (gọi tắt là Ban Văn Sử Địa). Ban này cho xuất bản Tập san Văn Sử Địa ra hằng tháng. Tập san có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề nhằm khôi phục chân thực lịch sử Việt Nam, tìm hiểu sâu hơn về dân tộc và con người Việt Nam. Năm 1959, Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập, cùng với đó là các viện trực thuộc cũng đƣợc thành lập nhƣ: Viện Triết học, Viện Văn học, Viện Kinh tế học, Viện Sử học. Viện Sử học đƣợc thành lập năm 1960, là trung tâm nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, lấy diễn đàn chung là Tạp chí Nghiên cứu lịch sử thay thế cho Tập san Văn Sử Địa. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử là cơ quan ngôn luận của Viện Sử học với hai nhiệm vụ chính là: Nghiên cứu và giới thiệu tài liệu liên quan đến vấn đề lịch sử, trong đó có lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là việc giới thiệu tài liệu trên Tạp chí đã đóng góp một vị trí quan trọng và thiết thực cho các nhà nghiên cứu lịch sử nói riêng và giới nghiên cứu nói chung. Tuy nhiên, các tài liệu đƣợc công bố trên tạp chí thời kỳ này chủ yếu là các tƣ liệu lịch sử của dân tộc nói chung mà rất ít có tài liệu của Đảng đƣợc công bố, nếu có cũng chỉ công bố dưới dạng tư liệu minh họa cho một sự kiện lịch sử nào đó chứ chƣa công bố toàn văn văn kiện nào.

Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã chỉ rõ:

Tổng kết kinh nghiệm là một phương pháp hết sức quan trọng để nâng cao trình độ lý luận và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên. Thực hiện Nghị quyết Đại hội III của Đảng, ngày 24-1-1962, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 41-NQ/TW thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ƣơng. Một trong những nhiệm vụ của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương là: Sưu tầm, xác minh và tổ chức việc lưu trữ, bảo quản các tài liệu và văn kiện về lịch sử Đảng; nghiên cứu, biên soạn các vấn đề về lịch sử Đảng” [119, tr. 49]. Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ đó, trong cơ cấu

tổ chức của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng có Vụ Tƣ liệu, làm nhiệm vụ tổ chức sưu tầm, sao chép, đối chiếu tất cả các tư liệu có liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của Đảng. Các nghị quyết, báo cáo, biên bản đại hội, các chỉ thị được sưu tầm và bảo quản phục vụ cho việc nghiên cứu. Nội san Nghiên cứu lịch sử Đảng là tờ tạp chí nội bộ, diễn đàn khoa học của ngành. Ngay sau khi đƣợc thành lập, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương đã tiến hành sưu tầm, xác minh tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm hơn 30 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng.

Tuy vậy, do điều kiện chiến tranh, tài liệu bị thất lạc nhiều nên việc sưu tầm tƣ liệu còn hạn chế, chủ yếu chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng.

Việc sưu tầm và công bố tài liệu văn kiện Đảng trong suốt những năm từ năm 1954 đến năm 1975 chủ yếu tập trung vào Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng và Nhà xuất bản Sự thật. Đây cũng là một trong những chức năng quan trọng của hai cơ quan này.

Sau khi hòa bình đƣợc lập lại, Nhà xuất bản Sự thật đã cùng với Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ chung của cách mạng trong giai đoạn mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đã sưu tầm và công bố nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác. Tiêu biểu trong giai đoạn này là bộ sách Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch (xuất bản từ năm 1956 đến năm 1962) gồm sáu tập, 827 văn kiện, phản ánh tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Bên cạnh đó, Nhà xuất bản cũng công bố những cuốn sách lẻ của Người, như: Tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất (1953); Đồng bào miền Nam là dân nước Việt Nam - Chân lý đó không bao giờ thay đổi (1955); Những người anh hùng lao động mới (1956, viết cùng Phạm Văn Đồng); Hăng hái vào tổ đổi công, hợp tác xã và thi đua

cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất (1959); Con người xã hội chủ nghĩa (1962); Con đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lênin (1962)...

Do quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, Đảng ta đã nhận đƣợc của các đảng bạn, đặc biệt là Đảng Cộng sản Liên Xô những tƣ liệu quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên một số bài viết của Người thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám đã đƣợc dịch và in trong hai cuốn: Lên án chủ nghĩa thực dân (1960) Đây

"công lý" của thực dân Pháp ở Đông Dương! (1962). Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp nổi tiếng của Người cũng được dịch và xuất bản năm 1960.

Cùng với sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số sách của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước viết về đường lối của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới cũng đã đƣợc Nhà xuất bản Sự thật xuất bản nhƣ: Phương pháp tuyên truyền, giáo dục chính sách của Đảng trong quần chúng (1955); Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng (1959); Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam (1959, 1960); Giai cấp công nhân và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa (1961); Về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (1963);... của đồng chí Lê Duẩn. Đồng chí Trường Chinh có các cuốn: Thấu suốt đường lối chung của Đảng ở nông thôn để sửa sai cho tốt (1957); Tăng cường đoàn kết để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh (1958); Tiến lên dưới lá cờ của Đảng (1961); Phấn đấu cho một nền văn nghệ phong phú (1957); Kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc nước ta qua con đường hợp tác hoá nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội (1959)... Đồng chí Phạm Văn Đồng có các cuốn: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội (1959); Giương cao ngọn cờ hòa bình, thống nhất Tổ quốc (1961); Hồ Chủ tịch, lãnh tụ của chúng ta (1963)...

Năm 1960, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, một số tập văn kiện của Đảng đƣợc xuất bản nhƣ: Văn kiện Đại hội Đảng Lao động lần thứ III (gồm 3 tập, 1960); Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam (1960); Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; ba tập Văn

kiện Đảng (đƣợc xuất bản trong những năm 1963 - 1964) gồm 195 văn kiện có giá trị lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1945. Có lẽ đây là đợt công bố văn kiện Đảng đầu tiên lớn nhất kể từ khi Đảng thành lập.

Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nhà xuất bản Sự thật đã xuất bản một số tác phẩm lý luận quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, như: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969); Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội (1970)… của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh (1968); Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới (1970, 1975)... của đồng chí Lê Duẩn; Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (gồm 2 tập, 1975); Về công tác Mặt trận hiện nay (1972, 1975)... của đồng chí Trường Chinh...

Về đề tài cách mạng miền Nam và sự hợp tác hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới, năm 1970, Nhà xuất bản Sự thật xuất bản cuốn Văn kiện về cuộc đi thăm miền Bắc của Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam gồm hơn 40 văn kiện và tài liệu có giá trị.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Nhà xuất bản Sự thật xuất bản cuốn sách Cách mạng Tháng Mười Nga và cách mạng Việt Nam, gồm 70 tài liệu đƣợc lấy từ Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng.

Trong thời kỳ này, các ban của Trung ƣơng Đảng cũng đã tham gia vào việc sưu tầm và công bố các văn kiện của Đảng thông qua việc công bố một số cuốn sách làm công cụ để hướng dẫn công tác. Ban Công nghiệp đã tham gia làm một hệ thống sách về quản lý xí nghiệp công nghiệp. Ban Nông nghiệp cũng có một hệ thống sách về quản lý hợp tác xã. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng công bố một số công trình nghiên cứu về Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí

Minh. Nhƣng những văn kiện đƣợc công bố trong các cuốn sách này cũng không đầy đủ, chỉ mang tính giới thiệu tƣ liệu.

Sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được phản ánh thông qua việc xuất bản các tác phẩm: Lời kêu gọi ngày 28-1-1973 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1973); Phấn khởi, tin tưởng, tiến lên giành thắng lợi mới (1973); Kiên quyết đưa sự nghiệp cách mạng đến toàn thắng (1973); Tình hình mới, nhiệm vụ mới (1974); Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại (Tập I - IV, 1974 - 1975).

Qua một số nét cơ bản về tình hình sưu tầm và công bố văn kiện của Đảng trong những năm 1945 - 1975 cho thấy, công tác sưu tầm, công bố văn kiện của Đảng là không thể thiếu đƣợc trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng, nhất là trong giai đoạn nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ thì tài liệu văn kiện là người bạn, là người đồng chí, là những lời kêu gọi, vận động, cổ vũ của Đảng đối với quần chúng nhân dân, là vũ khí sắc bén cổ vũ tinh thần kháng chiến, là phương thức phổ biến chủ trương, đường lối kháng chiến của Đảng đến với toàn Đảng, toàn dân một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

Do điều kiện chiến tranh, kỹ thuật còn lạc hậu nên số lượng tài liệu sưu tầm và công bố còn ít, cơ quan sưu tầm, công bố tập trung chủ yếu ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Nhà xuất bản Sự thật, nhƣng những thành tựu đạt đƣợc trong thời kỳ này là rất cơ bản, phục vụ đắc lực cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta và tạo ra những tiền đề cho công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng ở giai đoạn sau.

Mặc dù vậy, do điều kiện chiến tranh, các cơ quan của Đảng phải di chuyển nhiều nơi, tài liệu còn phân tán chƣa đƣợc thu thập và bảo quản chặt chẽ. Bên cạnh đó, do những điều kiện không thuận lợi về thời tiết nên việc giữ gìn đầy đủ, đảm bảo tài liệu không bị mục nát, hƣ hỏng là việc làm rất

Một phần của tài liệu Chủ trương sưu tầm, công bố văn kiện của đảng cộng sản việt nam từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 23 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)