Quan điểm, chủ trương của Đảng về sưu tầm, công bố văn kiện Đảng từ năm 1986 đến năm 2010

Một phần của tài liệu Chủ trương sưu tầm, công bố văn kiện của đảng cộng sản việt nam từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 40 - 48)

Chương 2 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ SƯU TẦM,

2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về sưu tầm, công bố văn kiện Đảng từ năm 1986 đến năm 2010

Năm 1986, Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhưng để đưa được đường lối đổi mới của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống, Đảng đòi hỏi trước hết phải đổi mới về tư duy lý luận. Do vậy, công tác tổng kết lý luận và thực tiễn được đặt ra. Cùng với đó là việc sưu tầm và công bố văn kiện của Đảng để thuận tiện cho việc tổng kết lý luận của Đảng cũng đƣợc Đảng ta quan tâm.

Ngày 23-9-1987, Ban Bí thƣ ra Quyết định số 20-QĐ/TW thành lập Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm mục đích thống nhất quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn của các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể quần chúng. Quyết định xác định rõ: “Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài liệu lưu trữ quốc gia, là di sản văn hóa vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta, thuộc sở hữu của toàn Đảng” [56, tr. 414]. Quyết định cũng quy định: “Việc công bố, trưng bày tài liệu của Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam phải theo quy chế do Ban Bí thư và cấp ủy quản lý kho lưu trữ đảng các cấp quyết định, và phải chấp hành đúng chế độ giữ gìn bí mật của Đảng và Nhà nước” [56, tr.

417].

Ngày 23-9-1987, Ban Bí thƣ cũng ra Quyết định số 21-QĐ/TW về việc thành lập Cục Lưu trữ Trung ương Đảng trực thuộc Ban Bí thư. Một trong những nhiệm vụ của Cục Lưu trữ Trung ương Đảng là “trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ tài liệu của Trung ương Đảng; sưu tầm, thu thập, sắp xếp một cách khoa học và bảo quản tuyệt đối an toàn tài liệu, văn kiện của Đảng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn của các cơ quan Đảng,

Nhà nước và đoàn thể quần chúng theo chế độ và quy định của Ban Bí thư”

[56, tr. 418-419].

Ngày 1-10-1987, Ban Bí thƣ ban hành Quyết định số 22-QĐ/TW một số điểm về công tác văn kiện và quản lý văn kiện của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, trong đó quy định:

“9. Các tài liệu, văn kiện của Trung ƣơng Đảng, của các nơi gửi Trung ƣơng Đảng và gửi các ban trong bộ máy Trung ƣơng Đảng phải đƣợc quản lý tập trung thống nhất. Mọi văn kiện, tài liệu do Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ và do các ban giúp việc Trung ƣơng phát hành cũng nhƣ do các cấp uỷ, các ngành gửi đến Trung ƣơng, các ban Trung ƣơng sau khi hết thời hạn xử lý, và các hồ sơ về nhân sự và kỷ luật trong Đảng có tính chất là tài liệu lịch sử, đều phải giao nộp cho Cục Lưu trữ Trung ương Đảng quản lý; Văn phòng các đồng chí lãnh đạo của Đảng và các ban giúp việc Trung ƣơng phải lập hồ sơ, thống kê và giao nộp đúng thời hạn quy định. Các hồ sơ hiện hành về nhân sự và kỷ luật trong Đảng do Ban Tổ chức Trung ƣơng và Uỷ ban Kiểm tra Trung ƣơng quản lý.

Những văn kiện, tài liệu của Trung ƣơng Đảng và của các đồng chí lãnh tụ từ trước tới nay do các đồng chí lãnh đạo cao cấp và các cơ quan Đảng và Nhà nước lưu giữ, đều phải thống kê và giao nộp vào Cục Lưu trữ Trung ƣơng Đảng. Không một cá nhân nào đƣợc giữ những văn kiện, tài liệu mật của Đảng và của lãnh tụ làm tài sản riêng.

Nếu là tài liệu tối mật, tuyệt mật phải giữ bí mật trong thời gian dài, thì các đồng chí lãnh đạo và các ban niêm phong giao cho Văn phòng Trung ương Đảng lưu giữ hoặc nộp lưu ở Cục Lưu trữ Trung ương Đảng theo quy định cụ thể của Ban Bí thƣ.

10- ... Các đài, báo và cơ quan xuất bản của Đảng và Nhà nước chỉ được công bố tài liệu của Trung ƣơng Đảng và của các đồng chí lãnh tụ khi đƣợc

Ban Bí thư cho phép và Văn phòng Trung ương Đảng và Cục Lưu trữ Trung ƣơng cung cấp.

11- Việc công bố, trƣng bày những văn kiện, tài liệu của Trung ƣơng Đảng và của các đồng chí lãnh tụ Đảng chƣa từng đƣợc công bố công khai phải đƣợc phép của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.

12- Các tổ chức và cá nhân không đƣợc sửa đổi, cắt xén nội dung nguyên bản các văn kiện, tài liệu chính thức của Đảng, kể cả những bút tích, tài liệu của các đồng chí lãnh đạo đã quá cố...” [56, tr. 432-433].

Quyết định số 19-QĐ/VPTW ngày 21-2-1992 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Cục Lưu trữ Trung ương Đảng đã quy định nhiệm vụ của Phòng Khai thác (thuộc Cục Lưu trữ) như sau: “Tuyển chọn, biên tập tài liệu lưu trữ để công bố xuất bản. Theo dõi việc xuất bản, công bố tài liệu lưu trữ của Đảng để có kiến nghị chấn chỉnh những trường hợp vi phạm quy định của Trung ƣơng hoặc tài liệu công bố không chính xác” [116, tr. 86].

Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền, giới thiệu và tổng kết hoạt động của Đảng, Bộ Chính trị (khoá VII) đã ra Quyết định số 101- QĐ/TW ngày 12-10-1995 và Bộ Chính trị (khoá VIII) ra Quyết định số 25- QĐ/TW ngày 3-2-1997 về việc xuất bản bộ Văn kiện Đảng toàn tập, từ thời kỳ hoạt động của các tổ chức tiền thân của Đảng trở đi, trong đó xác định rõ việc xuất bản, công bố các văn kiện của Đảng là:

“- Sưu tầm, xác minh và xuất bản tương đối đầy đủ bộ Toàn tập văn kiện Đảng, nhằm góp phần phản ánh một cách khách quan quá trình hình thành, phát triển của Đảng và tiến trình cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo; qua đó góp phần làm sáng tỏ bản chất cách mạng, sáng tạo của Đảng ta, vai trò và công lao to lớn của Đảng trong lịch sử cách mạng của dân tộc, những bài học kinh nghiệm có thể rút qua những thành tựu, thắng lợi và cả sai lầm, vấp váp của Đảng qua các chặng đường lịch sử của cách mạng.

- Giúp lãnh đạo Đảng đúc rút kinh nghiệm, bài học để kế thừa, bổ sung và phát triển đường lối của Đảng phù hợp với yêu cầu giai đoạn cách mạng mới.

- Cung cấp những tƣ liệu lịch sử xác thực và có hệ thống cho công tác nghiên cứu lý luận, nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng, tuyên truyền, giáo dục và bồi dƣỡng cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc.

- Góp phần cung cấp chứng cứ tin cậy để thông tin chân thực trong Đảng và trong nhân dân về các sự kiện lịch sử, bác bỏ những thông tin không đúng, sai trái, đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc lịch sử, vu khống Đảng.

- Cung cấp tƣ liệu lịch sử Đảng dùng cho việc giới thiệu với bạn bè quốc tế về lịch sử vẻ vang và bài học kinh nghiệm của Đảng ta” [102, tr. 1-2].

Để đạt mục đích trên, Quyết định chỉ rõ:

“- Việc công bố Toàn tập văn kiện Đảng phải quán triệt các yêu cầu:

trung thực, chính xác, khách quan; tương đối đầy đủ, toàn diện, có hệ thống;

đảm bảo tính khoa học và tính chính trị chặt chẽ” [102, tr. 2].

Về phạm vi xuất bản, công bố văn kiện, Bộ Chính trị quy định: “Văn kiện Đảng đƣợc chuẩn bị xuất bản lần này mang tính liên tục từ các tổ chức tiền thân của Đảng đến năm 1995, gồm:

+ Tài liệu về các tổ chức tiền thân của Đảng.

+ Tài liệu về các đại hội đại biểu toàn quốc, hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng.

+ Tài liệu của các hội nghị Trung ƣơng.

+ Các tài liệu của Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Bộ Chính trị - Ban Bí thư, Thường vụ Bộ Chính trị…

+ Một số tài liệu lịch sử quan trọng khác.

- Các tập văn kiện Đảng sẽ xuất bản theo trình tự thời gian từ xa tới gần, từ các tổ chức tiền thân của Đảng đến ngày nay, có phân ra từng thời kỳ…

- Các văn kiện chƣa hết thời hạn giải mật sẽ để lại công bố sau vào thời gian thích hợp” [102, tr. 2].

Kèm theo với các quyết định trên, Bộ Chính trị cũng thành lập Hội đồng xuất bản Toàn tập văn kiện Đảng và Ban Chỉ đạo xây dựng bản thảo văn kiện Đảng toàn tập. Hội đồng do đồng chí Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch, các thành viên bao gồm lãnh đạo các Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ban Tổ chức Trung ƣơng, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tưởng Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Ban Chỉ đạo do Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm Thường trực, các thành viên bao gồm lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Viện Lịch sử Đảng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng. Hội đồng xuất bản và Ban Chỉ đạo đƣợc giao nhiệm vụ trực tiếp chăm lo xuất bản bộ sách quý này.

Đây là lần đầu tiên Đảng ta ra quyết định công bố một cách công khai tương đối đầy đủ các văn kiện của Đảng từ các tổ chức tiền thân đến năm 1995.

Văn kiện Đảng toàn tập là một kho tàng lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, thể hiện sinh động sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Đối với các tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thƣ đã ra hai văn bản quan trọng, đó là:

- Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 19-5-1989 về việc quản lý tập trung toàn bộ tài liệu lưu trữ về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định: “Việc công bố (bằng sách, báo, phim ảnh, triển lãm, bảo tàng, nói chuyện...) những tài liệu, tƣ liệu chƣa từng công bố và thân thế và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải xin phép Bộ Chính trị” [57, tr. 690].

- Quyết định số 94-QĐ/TW ngày 10-10-1989 về Phông Lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định: “Giao trách nhiệm cho Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng trực tiếp quản lý Phông Lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện những nhiệm vụ tiếp nhận tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ các cơ quan khác; sưu tầm, thu thập tài liệu của Người còn phân tán ở trong và ngoài nước.

“Chủ động phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học, xuất bản, báo chí để công bố, giới thiệu tài liệu Phông Lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quy định của Ban Bí thƣ, nhằm phục vụ rộng rãi các yêu cầu nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Người và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Khi có yêu cầu về trưng bày, lưu niệm và được Ban Bí thư đồng ý, cung cấp bản sao cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã giao nộp hoặc bản chính tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [57, tr. 818].

Theo các quyết định trên, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm tiếp nhận, sưu tầm toàn bộ các trước tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi công bố các tư liệu của Người phải được Bộ Chính trị và Ban Bí thư duyệt cho phép thì mới được công bố, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan khác để tiến hành công bố, giới thiệu tài liệu của Người.

Năm 1990, trước những diễn biến mới của thế giới và những nhiệm vụ to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc thấm nhuần và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định cách mạng nước ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Ngày 22-12-1994, Ban Bí thư ra Quyết định số 93-QĐ/TW về việc xuất bản lần thứ hai bộ Hồ Chí Minh toàn tập.

Trên cơ sở lần xuất bản thứ nhất, lần xuất bản thứ hai bổ sung nhiều tƣ liệu quý chưa được khai thác trong lần xuất bản đầu tiên. Việc sưu tầm tư liệu và xuất bản giao cho Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cùng với một số cơ quan hữu quan phối hợp thực hiện. Theo kế hoạch, bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ hai sẽ đƣợc thực hiện trong hai năm 1995 - 1996. So với lần xuất bản thứ nhất, lần xuất bản thứ hai bộ Hồ Chí Minh toàn tập bổ sung thêm 787 tài liệu mới sưu tầm xác minh đƣợc.

Bộ Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ hai đã góp phần vào việc bảo vệ và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, cung cấp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta công cụ sắc bén để nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và có hệ thống di sản tư tưởng, lý luận của Người với tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức…

Bộ sách ra đời đã đƣợc sự đồng tình ủng hộ và nhiệt tình cổ vũ của các đồng chí lãnh đạo, của giới nghiên cứu lý luận và của cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành và các địa phương.

Sau hơn 10 năm bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ hai đƣợc công bố, để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngày 18-5-2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 142-QĐ/TW thành lập Hội đồng xuất bản các tác phẩm, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quyết định nêu rõ: “Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học, sưu tầm và xuất bản các tác phẩm, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [93, tr. 373].

Ngày 25-12-2009, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Quyết định số 280- QĐ/TW thành lập Hội đồng nghiệm thu các tác phẩm, bài nói, bài viết của Người mới sưu tầm, xác minh được để chuẩn bị cho lần xuất bản thứ ba bộ Hồ Chí Minh toàn tập. Năm 2011, bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ ba đã đƣợc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng tổ chức biên tập, xuất bản cho ra mắt bạn đọc gồm 15 tập. So với lần xuất bản thứ hai, bộ sách xuất bản lần thứ ba bổ sung hơn 800 tƣ liệu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1912 đến năm 1969.

Để quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, khoa học và thuận tiện cho việc khai thác, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn của Đảng, ngày 6-3-2009, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ban hành Quy định số 210-QĐ/TW về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam. Quy định một lần nữa xác định rõ: “Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội.

Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam, là di sản vô cùng quý báu của Đảng và của dân tộc” [98, tr. 1].

Quyết định cũng nêu rõ thành phần tài liệu thuộc Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm:

“- Tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng, các tổ chức tiền thân của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Tài liệu của Đại hội Đảng toàn quốc và đại hội Đảng bộ các cấp; tài liệu của các cấp ủy đảng, các cơ quan, tổ chức đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam (trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam).

- Tài liệu của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ tiền bối của Đảng, các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu Chủ trương sưu tầm, công bố văn kiện của đảng cộng sản việt nam từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)