- Các cơ quan của Đảng và Nhà nước ta ở nước ngoài cần giao các công tác trên đây cho đồng chí tuỳ viên văn hoá Đại sứ quán phụ trách tổ chức thực hiện.
- Các khoản chi phí cho công tác sưu tầm các tài liệu nói trên do các cơ quan của Đảng và Nhà nước ta ở nước ngoài giải quyết và thanh toán với Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập.
- Yêu cầu công tác sưu tầm và thống kê các tác phẩm của Hồ Chủ tịch và các tài liệu nói về hoạt động của Người ở nước ngoài phải được tiến hành một cách khẩn trương và chu đáo, tránh lầm lẫn, luộm thuộm. Các cơ quan của Đảng và Nhà nước ta ở nước ngoài cần cử cán bộ đem tài liệu và các bản thống kê về nước để cung cấp cho Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập, tuyệt đối không gửi các tài liệu và các bản thống kê theo đường bưu điện hoặc nhờ ai khác.
Thời gian cần gửi các tài liệu về nước đợt đầu là tháng 12-1978.
Từ năm 1979 trở đi, công tác sưu tầm, xác minh, chú thích các tài liệu của Hồ Chủ tịch và các tài liệu khác nói về hoạt động của Người cần được tiếp tục tiến hành trong nhiều năm. Các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở nước ngoài cần có kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý có báo cáo tình hình, gửi tài liệu mới sưu tầm được cho Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập.
Cơ quan thường trực của hội đồng làm việc tại trụ sở của Nhà xuất bản Sự thật, 24 phố Quang Trung, Hà Nội, chịu trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu và báo cáo của các cơ quan Đảng và Nhà nước ở nước ngoài gửi về nước.
*
* *
Trên đây là một công tác có ý nghĩa to lớn của Đảng và Nhà nước ta. Ban Bí thư Trung ương mong rằng các cơ quan Đảng và Nhà nước ở nước ngoài, nhất là các cơ quan đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, sẽ hết sức cố gắng, khẩn trương tổ chức thực hiện tốt Thông tri này, góp phần vào việc xuất bản sớm bộ Hồ Chí Minh toàn tập.
T/M BAN BÍ THƢ Lưu tại Kho Lưu trữ NGUYỄN DUY TRINH Trung ƣơng Đảng.
QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN BÍ THƢ Số 20-QĐ/TW, ngày 23 tháng 9 năm 1987 Về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam
Căn cứ yêu cầu quản lý tập trung thống nhất và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam,
BAN BÍ THƢ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Thành lập Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm mục đích thống nhất quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn của các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể quần chúng.
Điều 2: Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của Đảng và Đoàn Thanh niên có ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn, bao gồm bản chính (hoặc bản sao có giá trị nhƣ bản chính) các loại tài liệu sau đây:
chính cương, cương lĩnh, điều lệ, tuyên ngôn, tờ trình, đề án, biên bản, kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận, thông tri, thông báo, báo cáo, công văn trao đổi và điện các loại, các báo, sách và tạp chí của Đảng, tài liệu của trường đảng, truyền đơn, lời kêu gọi, hiệu triệu, nhật ký, hồi ký về lịch sử Đảng - kể cả phim chụp, phim quay, ảnh, tranh, micrô phim, đĩa ghi âm, băng ghi âm, băng ghi hình, v.v. và những tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức Đảng và Đoàn các cấp; toàn bộ tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở cấp uỷ đảng và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Điều 3: Thành phần tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam gồm:
- Tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng;
- Tài liệu của Đảng và các đoàn thể quần chúng của Đảng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945;
- Tài liệu của các Đại hội toàn quốc của Đảng và Đại hội đảng bộ các cấp, của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, của các cấp uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam (trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam); tài liệu của các đảng bộ trực thuộc, các ban, đảng đoàn, trường đảng, báo, tạp chí, nhà xuất bản, v.v. của Đảng và Đoàn Thanh niên;
- Tài liệu của Trung ƣơng Cục miền Nam, các xứ uỷ, liên khu uỷ, khu uỷ, ban và đảng uỷ trực thuộc Trung ƣơng đã giải thể;
- Tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
các lãnh tụ tiền bối của Đảng, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các cấp uỷ tỉnh, thành, đặc khu;
- Tài liệu về một số cán bộ, đảng viên tiêu biểu do Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng quy định từng thời kỳ;
- Hồi ký cách mạng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và các cán bộ lão thành cách mạng;
- Tài liệu về quá trình xây dựng và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp và của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đoàn;
- Tài liệu về những hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân, của các tổ chức và phong trào quốc tế có liên quan đến Đảng ta; về những quan hệ giữa Đảng ta và các đảng, các tổ chức và phong trào quốc tế; về những chiến sĩ quốc tế đã hoạt động trên đất nước ta và những đảng viên tiêu biểu của Đảng ta làm nhiệm vụ quốc tế ở các nước khác;
- Tài liệu của các chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc xâm lƣợc và các chính quyền tay sai phản động có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Đảng ta.
Điều 4: Tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài liệu lữu trữ quốc gia, là di sản văn hoá vô cùng quý báu của Đảng và của dân tộc ta, thuộc sở hữu của toàn Đảng. Mọi tổ chức, cán bộ, đảng viên, công dân, đều có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và thực hiện đúng các chế độ, quy định về lưu trữ tài liệu của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
không một tổ chức hoặc cá nhân nào được giữ tài liệu lưu trữ của Đảng và Đoàn
làm của riêng, tự ý sao chép, công bố, mua bán, trao đổi, sửa chữa, tiêu huỷ trái phép hoặc sử dụng vào các mục đích trái lợi ích của Đảng và Nhà nước…
Các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện bảo tàng,… chỉ được lưu giữ hoặc trƣng bày những tài liệu phục chế, những bản sao để phục vụ cho yêu cầu công tác của cơ quan mình; những bản tài liệu gốc và bản tài liệu chính (hoặc bản sao có giá trị như bản chính) phải giao lại cho các cơ quan lưu trữ của Đảng quản lý. Những tổ chức hoặc cá nhân còn giữ các tài liệu lưu trữ của Đảng phải giao lại cho cơ quan lưu trữ của Đảng có trách nhiệm quản lý tài liệu ấy (nếu cần, đƣợc nhận lại bản sao).
Điều 5: Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam do Cục Lưu trữ Trung ƣơng Đảng trực thuộc Ban Bí thƣ thống nhất quản lý và đƣợc bảo quản trong các kho lưu trữ của Đảng ở các cấp từ trung ương đến địa phương và Kho lưu trữ Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Hệ thống các cơ quan lưu trữ của Đảng gồm:
- Cục Lưu trữ Trung ương Đảng trực thuộc Ban Bí thư;
- Các kho lưu trữ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, đặc khu uỷ đặt trong văn phòng cấp uỷ;
- Các kho lưu trữ ở cấp uỷ huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh đặt trong văn phòng cấp uỷ.
Ở Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có kho lưu trữ tài liệu trực thuộc Trung ương Đoàn. Các kho lưu trữ của cấp uỷ tỉnh, thành, đặc khu và huyện, quận, thị quản lý cả tài liệu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp. Các kho lưu trữ của cấp uỷ huyện, quận, thị quản lý cả tài liệu các đảng uỷ và đoàn cơ sở.
Điều 6: Cục Lưu trữ Trung ương Đảng có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo các văn bản của Trung ương Đảng chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ; giúp Ban Bí thƣ kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo ấy. Cục có trách nhiệm trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ Trung ương; hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất nghiệp vụ khoa học và công tác văn thư và lưu trữ đối với các cơ quan của Đảng và Đoàn Thanh niên.
Điều 7: Trừ các tài liệu cơ mật có quy định riêng, các tài liệu khác hình thành trong quá trình lãnh đạo của Đảng ở Văn phòng Trung ƣơng Đảng, văn phòng các cấp uỷ, các ban, các cơ quan khác của Đảng và Đoàn, sau thời gian quy định, phải giao nộp vào kho lưu trữ của cấp uỷ đảng cùng cấp để quản lý.
Thời hạn bảo quản tài liệu ở bộ phận lưu trữ hiện hành của các cơ quan đảng và đoàn các cấp quy định nhƣ sau:
- Ở Trung ƣơng: 5 năm (hết một nhiệm kỳ).
- Ở tỉnh, thành, đặc khu: 5 năm (hết một nhiệm kỳ).
- Ở huyện, thị, quận và cơ sở: 2-3 năm (hết một nhiệm kỳ).
Hồ sơ lý lịch và tài liệu nhân sự của cán bộ, đảng viên thuộc cấp uỷ nào quản lý, sau khi cán bộ, đảng viên ấy qua đời, giao nộp vào kho lưu trữ cấp uỷ ấy.
Điều 8: Việc xác định giá trị tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam phải do các Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của Đảng ở các cấp tiến hành. Thành phần Hội đồng xác định giá trị tài liệu ở Cục Lưu trữ Trung ương Đảng do Ban Bí thư quy định, ở các kho lưu trữ đảng các cấp do cấp uỷ quy định.
Tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ được loại huỷ sau khi được Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ xem xét và quyết định. Không được loại huỷ tài liệu thuộc Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1954 trở về trước, tài liệu trước năm 1975 đối với các cấp uỷ đảng và Đoàn Thanh niên ở các tỉnh từ Bình - Trị - Thiên trở vào, những tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.
Điều 9: Các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và cán bộ, đảng viên được đến nghiên cứu tài liệu tại các cơ quan lưu trữ của Đảng theo các chế độ do cấp uỷ quy định.
Việc công bố, trưng bày tài liệu của Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam phải theo quy chế do Ban Bí thư và cấp uỷ quản lý kho lưu trữ đảng các cấp định, và phải chấp hành đúng chế độ giữ gìn bí mật của Đảng và Nhà nước.
Điều 10: Tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam không được tự tiện mang ra khỏi biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc phục vụ khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam đối với người nước ngoài phải đƣợc Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng quyết định.
Điều 11: Các tỉnh uỷ, thành uỷ, đặc khu uỷ, các ban, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc, các cơ quan đảng và đoàn thanh niên các cấp có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
T/M BAN BÍ THƢ ĐỖ MƯỜI Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ƣơng Đảng.
QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN BÍ THƢ Số 22-QĐ/TW, ngày 1 tháng 10 năm 1987
Một số điểm về công tác văn kiện và quản lý văn kiện của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng