Kết quả sưu tầm, công bố văn kiện Đảng và tác động của nó đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lích sử Đảng

Một phần của tài liệu Chủ trương sưu tầm, công bố văn kiện của đảng cộng sản việt nam từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 48 - 80)

Chương 2 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ SƯU TẦM,

2.2. Kết quả sưu tầm, công bố văn kiện Đảng và tác động của nó đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lích sử Đảng

2.2.1. Những kết quả về công tác sưu tầm, công bố văn kiện Đảng 2.2.1.1. Kết quả sưu tầm, công bố văn kiện Đảng tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng

* Về sưu tầm văn kiện:

Ngày 23-9-1987, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra quyết định thành lập Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và thành lập Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng trực thuộc Ban Bí thƣ, nhƣng do nhiều điều kiện, trong đó có việc thiếu cán bộ nói chung và cán bộ có nghiệp vụ nói riêng nên

đến năm 1991 Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng mới tổ chức sưu tầm và công bố văn kiện Đảng một cách khoa học và rộng rãi nhất.

Về sưu tầm tài liệu ở trong nước, với chức năng nhiệm vụ là cơ quan trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ Trung ương Đảng; sưu tầm, thu thập, sắp xếp một cách khoa học và bảo quản tuyệt đối an toàn tài liệu, văn kiện của Đảng, ngay sau khi thành lập, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã kiện toàn tổ chức và tiếp nhận một khối lƣợng lớn tài liệu của các cơ quan trung ương mới giải thể như Trường Nguyễn Ái Quốc đặc biệt, B68, Ban Kinh tế Trung ương; tài liệu của các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trường Chinh. Đặc biệt là tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khối lƣợng văn kiện mà Cục tiếp nhận và sưu tầm hằng năm rất lớn (xem bảng 1).

Về sưu tầm tài liệu ở nước ngoài, ngay sau khi Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã, Bộ Chính trị (khóa VII) Đảng ta đã cử các đoàn cán bộ của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương và Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sang Mátxcơva tìm kiếm, mua lại những tài liệu liên quan đến Đảng Cộng sản Đông Dương được lưu trữ tại các Kho Lưu trữ của Quốc tế Cộng sản và của Đảng Cộng sản Liên Xô, lúc đó đang có biến động về quản lý, có thể làm thất thoát hoặc để phát tán ra ngoài xã hội không thể kiểm soát đƣợc. Kết quả, chúng ta đã thu thập đƣợc khoảng 1.600 tài liệu với khoảng 16.000 trang tài liệu quý. Đó là những tài liệu gốc, nguyên bản hoặc bản sao trực tiếp từ các tài liệu gốc của Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập... viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc hoặc do Quốc tế Cộng sản gửi Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhiều tài liệu còn viết tay. Đây là những tài liệu rất quý nhƣ: Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc về ngày, giờ và nội dung hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn kiện của Đại hội I (tháng 3-1935) trong đó có Báo cáo chính trị, điều lệ của các hội, kết

quả bầu cử và phân công nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa I;

Nghị quyết phân công đồng chí Nguyễn Ái Quốc; Nghị quyết về danh sách đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương đi dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản; biên bản của Quốc tế Cộng sản quyết nghị kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương là Chi bộ của Quốc tế Cộng sản; biên bản phát biểu của các đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thị Minh Khai tại Đại hội Quốc tế Cộng sản, Đại hội Thanh niên quốc tế, Đại hội Nông dân quốc tế, v.v.. Những tài liệu này có giá trị to lớn, bổ khuyết cho nhiều vấn đề còn nghi vấn trong lịch sử Đảng giai đoạn đầu khi Đảng mới thành lập. Từ đây trở đi, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng thường xuyên cử các đoàn cán bộ đi khai thác tư liệu văn kiện của Đảng tại các nước khác như Pháp, Đức, Trung Quốc... và đã thu đƣợc những kết quả đáng kể.

Từ năm 1993 đến năm 2004, Văn phòng Trung ƣơng Đảng đã tổ chức cho 5 đoàn cán bộ của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đi sưu tầm tài liệu của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nga (mỗi đợt ít nhất từ 4 đến 5 tháng). Kết quả đã sưu tầm được khoảng 13.000 trang tài liệu rất quý. Năm 2009 - 2010, tổ chức cho 2 đoàn cán bộ đi sưu tầm tài liệu tại Cộng hòa Pháp.

Kết quả đã sưu tầm được trên 10.000 trang tài liệu [88, tr. 87].

Trong những năm gần đây, việc sưu tầm tài liệu bổ sung vào Kho Lưu trữ Trung ương đã được Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm, trở thành một nhiệm vụ chính trị và đƣợc triển khai một cách có hiệu quả. Công tác xác minh, sưu tầm không chỉ được thực hiện ở trong nước (khắp các tỉnh, thành) mà còn được tiến hành ở nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc, Pháp...). Kết quả đã thu về Kho rất nhiều tài liệu quý, chủ yếu thuộc Phông Lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phông Ban Chấp hành Trung ương, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Kết quả sưu tầm văn kiện của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng từ năm 1988 đến năm 2011

Năm Sưu tầm

1988 Tiếp nhận một khối lƣợng lớn tài liệu của các cơ quan trung ƣơng mới giải thể như Trường Nguyễn Ái Quốc đặc biệt, B68, Ban Kinh tế Trung ương; tài liệu của các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trường Chinh.

1989 Tiếp nhận 500 cặp tài liệu của 5 Ban Trung ƣơng; đặc biệt là 120 cặp với 25.772 tài liệu và 300 tài liệu ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, số tài liệu này chủ yếu sưu tầm ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

1990 Tiếp nhận và sưu tầm 351 cặp tài liệu, trong đó có 23 tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 3 băng ghi âm của Người.

1996 Tiếp nhận và sưu tầm 1.838 cặp tài liệu, 2 băng ghi hình và 269 ảnh, trong đó có 6.641 trang tài liệu của Trung ƣơng Đảng và Trung ƣơng Cục miền Nam; 119 ảnh về Bác và Trung ƣơng Đảng tại Đại hội II; tài liệu của Đại hội VIII: 150 cặp, 2 băng ghi hình và 150 ảnh; Văn phòng Trung ƣơng bàn giao: 356 cặp; Ban Dân vận Trung ƣơng: 64 cặp; Tạp chí Cộng sản: 21 cặp; Đảng ủy Khối Dân vận:

7 cặp; Ban Kinh tế: 28 cặp; tài liệu cá nhân của các đồng chí lãnh đạo Đảng:

1.212 cặp.

1997 Tiếp nhận và sưu tầm 1.311 cặp tài liệu, 1.917 băng ghi âm và ghi hình, trong đó có 12 cặp tài liệu của đồng chí Phạm Hùng, 112 cặp tài liệu năm 1996 của Văn phòng Trung ƣơng, 62 tài liệu gồm 750 trang tài liệu lịch sử Đảng ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Viện Lịch sử Đảng.

1998 Tiếp nhận và sưu tầm 1.022 cặp tài liệu, 174 ảnh và 2 hồi ký về lịch sử Đảng và lãnh tụ, trong đó đáng lưu ý có 66 cặp tài liệu của Ban Binh vận Trung ương Cục và của các đồng chí từng tham gia Xứ ủy Nam Bộ.

1999 Tiếp nhận và sưu tầm 1.441 cặp tài liệu, 1.499 băng ghi hình, ghi âm của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Văn phòng Trung ƣơng, trong đó có 6 cặp với 444 tài liệu, 9 ảnh về lịch sử Đảng sưu tầm ở Nga.

2000 Tiếp nhận và sưu tầm 807 cặp tài liệu, 425 băng ghi âm và 96 ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Tỉnh ủy Phú Thọ bàn giao.

2002 Tiếp nhận và sưu tầm 883 cặp tài liệu, 457 băng ghi âm, 480 ảnh, trong đó có 193 tài liệu và 180 ảnh về các đồng chí lãnh đạo Đảng.

2004 Tiếp nhận và sưu tầm 650 cặp tài liệu năm 2003 của Văn phòng Trung ương;

sưu tầm tài liệu về ATK.

2005 Tiếp nhận và sưu tầm 1.108 cặp tài liệu, 1.520 băng ghi âm, ghi hình, trong đó có 22 tài liệu tiếng Nga về cuộc đàm phán giữa Đảng Cộng sản Liên Xô với Đảng ta thời kỳ 1965 - 1982, 136 tài liệu, 14 ảnh từ Lưu trữ Bộ Quốc phòng và Bảo tàng Quân sự Việt Nam.

2006 Tiếp nhận và sưu tầm 1.851 cặp tài liệu, 2.593 băng ghi âm, trong đó có 41 cặp tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Vũ Kỳ bàn giao.

2007 Tiếp nhận và sưu tầm 1.270 cặp tài liệu, 3.000 trang tài liệu, 280 ảnh và 6 đĩa ghi âm, 2 băng ghi hình từ các kho lưu trữ khác và Việt Nam Thông tấn xã.

2008 Tiếp nhận và sưu tầm 1.399 cặp tài liệu với 15.700 trang tài liệu, 28 băng ghi âm, 36 ảnh, trong đó có bộ tư liệu về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, 700 trang tư liệu quý hiếm về lịch sử Đảng ta sưu tầm tại Cộng hòa Pháp.

2009 Tiếp nhận và sưu tầm 30.000 trang tư liệu, 86 ảnh về Nhà tù Côn Đảo và về quan hệ Việt Nam - Lào.

2010 Tiếp nhận và sưu tầm 1.128 cặp tài liệu, trong đó có những tài liệu về đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, 10.700 trang văn kiện của Đảng và các đồng chí lãnh đạo tiền bối sưu tầm ở Cộng hòa Pháp.

2011 Tiếp nhận và sưu tầm 2.429 cặp tài liệu, trong đó có những tài liệu về đồng chí Hà Huy Tập do Tổng cục V - Bộ Công an bàn giao.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết công tác của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng từ năm 1988 đến năm 2011.

Từ bảng trên cho thấy, số lượng văn kiện mà Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng sưu tầm được trong từng năm là rất lớn và ngày càng nhiều, từ nhiều nguồn khác nhau và đa dạng về thể loại, từ văn kiện bằng giấy đến các ảnh, băng ghi âm, ghi hình, con dấu... Có những văn kiện rất quan trọng nhƣ các tài liệu về ATK, về quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng

Cộng sản Liên Xô, về lịch sử Đảng ta đƣợc khai thác tại Pháp, về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, về các đồng chí lãnh đạo Đảng tiền bối, v.v..

* Về công bố văn kiện Đảng - Công bố toàn văn tài liệu:

+ Công bố trên các báo và tạp chí: Đây là phương pháp công bố chủ yếu nhất của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Phương pháp công bố này đã và đang mang lại hiệu quả tích cực. Từ năm 1991, Cục Lưu trữ mới chính thức công bố tài liệu có trong Kho của mình và chủ yếu là công bố rời lẻ trên các báo và tạp chí. Từ đó đến nay, Cục đã công bố đƣợc một số tài liệu có giá trị của Đảng từ khi thành lập đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong số đó, Cục đã công bố 34 tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930 - 1954 [87, tr. 52], 20 tài liệu giai đoạn 1954 - 1975 [88; 60] trên các báo và tạp chí lớn ở trung ƣơng. Số lƣợng tài liệu đƣợc công bố tăng dần qua các năm.

Những tài liệu này chủ yếu của Ban Chấp hành Trung ƣơng, của Mặt trận Việt Minh, của các Xứ ủy, Trung ƣơng Cục miền Nam, các khu, liên khu ủy, tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài liệu của các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn,... Những tài liệu đƣợc đƣa ra công bố rất đa dạng, phong phú, gồm hiệu triệu, chỉ thị, nghị quyết, thông báo, thông cáo, truyền đơn, huấn thị, bài viết, bài phát biểu,...

Những tài liệu này thường được công bố trên các báo và tạp chí lớn ở trung ƣơng nhƣ: Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Xây dựng Đảng. Đối với tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu chỉ công bố trên Báo Nhân dân. Những tài liệu quan trọng có thể vừa công bố trên Báo Nhân dân, vừa công bố trên Báo Quân đội nhân dân.

Những tài liệu này thường được công bố vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc nhƣ: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng, kỷ niệm Xôviết Nghệ - Tĩnh, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ngày thành lập Quân đội nhân dân, ngày toàn quốc

kháng chiến, kỷ niệm các năm chẵn ngày sinh của các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, v.v.. Có những tài liệu đƣợc công bố rất có giá trị nhƣ: Chỉ thị của Ban Thường vụ toàn xứ gửi các cấp đảng bộ về củng cố và phát triển hội, ngày 12-8-1946 (Tạp chí Lịch sử Đảng số 2-1997); Lời huấn thị của Bác trong buổi khai mạc Lớp chỉnh huấn khóa II của Trung ương ngày 19-5-1952 (Tạp chí Lịch sử Đảng số 5-1999); Kế hoạch thực hiện cuộc vận động phê bình và tự phê bình của Ban đảng vụ Trung ương năm 1950 (Tạp chí Lịch sử Đảng số 9-2000); Thư của đồng chí Võ Nguyên Giáp gửi Bác, Trường Chinh và Chính trị Bộ về chủ trương tác chiến mới ở Điện Biên Phủ ngày 30-1-1954 (Tạp chí Xưa và Nay số 209, 4-2004); Báo cáo của Đảng bộ Hà Nội về cuộc đón tiếp bộ đội, chính quyền ta của nhân dân Hà Nội ngày 10-10-1954 (Tạp chí Văn thư lưu trữ số 10-2004); Lời khai mạc của đồng chí Trường Chinh tại Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc diễn ra tư ngày 5 đến ngày 10-9-1954 (Tạp chí Lịch sử Đảng số 11-2006), v.v..

Trong những năm gần đây, việc công bố văn kiện trên các báo và tạp chí được Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đặc biệt chú trọng. Cục đã công bố được nhiều văn kiện dưới nhiều hình thức, số lượng văn kiện được công bố trên các báo và tạp chí từ năm 2002 đến nay nhƣ sau:

Bảng 2: Kết quả công bố văn kiện của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng từ năm 1991 đến năm 2011

Năm Công bố

1991 Công bố 3 tài liệu nhân dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.

1996 Công bố 7 tài liệu trên tạp chí, 1.700 tài liệu phục vụ việc xuất bản Văn kiện Đảng toàn tập và Đề tài khoa học KX-02.

1997 Công bố 1 tài liệu nhân ngày Quốc khánh 2-9.

1998 Công bố 9 tài liệu trên tạp chí, trƣng bày 55 tập tƣ liệu với 3.200 trang, 121 ảnh về phong trào thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

1999 Công bố 9 tài liệu trên các tạp chí.

2000 Công bố 11 tài liệu trên các báo và tạp chí.

2002 Công bố 8 tài liệu.

2004 Công bố 15 tài liệu.

2005 Công bố 11 tài liệu.

2006 Công bố 9 tài liệu trên các tạp chí; 218 tài liệu phục vụ triển lãm và trƣng bày.

2007 Công bố 17 tài liệu, viết 3 bài giới thiệu văn kiện.

2008 Công bố 15 tài liệu, viết 11 bài giới thiệu văn kiện trên các báo, tạp chí.

2009 Công bố 6 tài liệu, viết 9 bài giới thiệu văn kiện trên các báo, tạp chí.

2010 Công bố 6 tài liệu, viết 8 bài giới thiệu văn kiện trên các báo, tạp chí.

2011 Công bố 1 tài liệu, viết 5 bài giới thiệu văn kiện trên các báo, tạp chí.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết công tác của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng từ năm 1991 đến năm 2011.

Từ bảng trên cho thấy, việc công bố văn kiện của Đảng ở Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng đã đƣợc chú trọng, nhƣng số lƣợng văn kiện mà Cục chỉnh lý, xác minh và đƣa ra công bố trên các báo và tạp chí còn rất khiêm tốn so với khối lượng văn kiện đồ sộ mà Cục sưu tầm được mỗi năm.

Chỉ có vài tài liệu đƣợc công bố trong một năm, chủ yếu là công bố nhân các dịp kỷ niệm lớn.

+ Phối hợp với các cơ quan hữu quan công bố toàn văn tài liệu thông qua các cuốn sách văn kiện Đảng chuyên đề: Đây là hình thức công bố khá hiệu quả đã đƣợc Cục tích cực triển khai. Trong thời gian qua, nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, dịp kỷ niệm trọng đại của đất nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng đã phối hợp với các cơ quan hữu quan nhƣ: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng..., để xuất bản những sách văn kiện chuyên đề. Cụ thể là:

Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Cục đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản tập văn kiện

Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng và Nhà nước, công bố 59 tài liệu có xuất xứ từ Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Cung cấp một cách có hệ thống những cứ liệu lịch sử chân thực về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khẳng định với bạn bè quốc tế về sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam.

Năm 2005, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Cục phối hợp với Văn phòng Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng, Bộ Quốc phòng và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Văn kiện Đảng, công bố 90 tài liệu là những nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, thông tri, điện thƣ của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam được lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng và Kho Lưu trữ Bộ Quốc phòng. Nhiều tài liệu được công bố lần đầu phản ánh tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong những ngày cả nước sôi nổi nhất với nhịp độ “một ngày bằng 20 năm”.

Năm 2007, nhân kỷ niệm 65 năm Báo Cờ giải phóng ra số đầu tiên, Cục đã phối hợp với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam xuất bản sách Báo Cờ giải phóng, cung cấp một nguồn sử liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng.

Năm 2008, nhân kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Cục đã phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Trung ương xuất bản cuốn sách: Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng. Cuốn sách gồm nhiều tài liệu về công tác thi đua khen thưởng, trong đó lần đầu tiên công bố 25 tài liệu là các chỉ thị, nghị quyết, thông tri của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Cục còn cung cấp tƣ liệu cho các cơ quan hữu quan xuất bản nhiều sách khác nhƣ: cung cấp tƣ liệu cho Ban Chỉ đạo và Ban Chủ nhiệm chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam; cung cấp tƣ liệu cho Ban đề án xây dựng bản thảo hai bộ sách về quan hệ Việt Nam - Campuchia giai

Một phần của tài liệu Chủ trương sưu tầm, công bố văn kiện của đảng cộng sản việt nam từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 48 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)