Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2. Các kinh nghiệm chủ yếu
Khối tài liệu của Đảng đƣợc hình thành từ khi Đảng thành lập cho đến nay là khối tài sản vô giá của Đảng và của cả dân tộc, phản ánh chân thực chặng đường hơn 80 năm gian nan nhưng cũng nhiều vinh quang của Đảng và dân tộc ta. Để khối tài sản này thực sự phát huy giá trị trong giai đoạn hiện nay thì công tác sưu tầm đầy đủ và công bố rộng rãi tài liệu rất cần được quan tâm thỏa đáng nhất.
Để công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng có những kết quả khả quan hơn, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng và tổng kết những kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc đổi mới hiện nay, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
3.2.1.1. Quy định rõ mục đích, nguyên tắc sưu tầm, công bố văn kiện Đảng Trong lịch sử hơn 80 năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng luôn được Trung ương Đảng quan tâm.
Nhiều tài liệu lưu trữ của Đảng đã được sưu tầm và công bố công khai nhằm phục vụ cho việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng trong từng
thời kỳ cách mạng. Tuy nhiên, công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng vẫn chƣa đƣợc thống nhất quản lý và còn nhiều bất cập. Cụ thể là:
Nhiều cấp lãnh đạo của Đảng, cán bộ, đảng viên chƣa nhận thức đúng đắn giá trị tài liệu của Đảng, ý nghĩa của việc công bố tài liệu văn kiện Đảng nên vẫn còn có trường hợp tự ý công bố tài liệu của Đảng mà chưa được cơ quan có trách nhiệm thẩm định, hoặc cũng có trường hợp công bố văn kiện của Đảng mà không nêu rõ đƣợc nguồn gốc, xuất xứ của văn kiện nên tài liệu kém tính thuyết phục. Điều này có thể gây ra sự hiểu lầm không đáng có, nhất là tài liệu có liên quan đến các sự kiện lịch sử quan trọng của Đảng. Vấn đề này cần phải đƣợc chấn chỉnh kịp thời.
Mặt khác, Pháp lệnh lưu trữ quốc gia ban hành ngày 15-4-2001 có quy định: “Cơ quan có thẩm quyền của Đảng quy định việc công bố tài liệu thuộc Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam”. Để khắc phục tình trạng trên và cụ thể hóa Pháp lệnh lưu trữ quốc gia, đòi hỏi cấp thiết hiện nay là cần phải có văn bản chỉ đạo, quy định cụ thể và thống nhất của Trung ƣơng Đảng về công tác sưu tầm, công bố văn kiện Đảng trong phạm vi toàn quốc. Đây là một đòi hỏi tất yếu, khách quan, đáp ứng các yêu cầu đang đặt ra đối với việc tăng cường công tác sưu tầm, công bố tài liệu lưu trữ của Đảng. Quy định nên tập trung vào một số vấn đề sau:
- Về mục đích: Phải xác định rõ mục đích của sưu tầm tài liệu văn kiện Đảng là nhằm thu thập ngày càng nhiều hơn, đầy đủ hơn các văn kiện của Đảng, nhằm quản lý tập trung, thống nhất các tài liệu của Đảng. Phải xác định văn kiện Đảng là tài sản vô giá của Đảng và của dân tộc, cho nên phải đƣợc sưu tầm đầy đủ và quản lý trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo lưu giữ được lâu dài. Mục đích của việc công bố văn kiện Đảng là nhằm tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; mặt khác để có cơ sở tổng kết kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo của Đảng, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng và nghiên cứu khoa học để
nhằm giáo dục, phát huy trí tuệ, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hiện nay và tương lai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
- Về nguyên tắc: Đối với việc sưu tầm văn kiện Đảng, phải xác định rõ phạm vi văn kiện Đảng thì mới có cơ sở để sưu tầm được văn kiện. Khi đã xác định được phạm vi của văn kiện thì chúng ta mới xác định được nơi lưu giữ các tài liệu đó. Bên cạnh đó, người làm công tác sưu tầm văn kiện Đảng cũng phải am hiểu về lịch sử Đảng. Tài liệu của Đảng có nhiều tài liệu mật, cho nên còn phải bảo đảm nguyên tắc bảo mật của tài liệu. Về nguyên tắc công bố văn kiện Đảng: Công tác công bố văn kiện Đảng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo sự thống nhất, hiệu quả và đạt mục đích của việc công bố, cụ thể là: Công bố văn kiện Đảng phải nhằm phục vụ lợi ích của Đảng, của dân tộc; phải tuân thủ các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; phải đảm bảo độ chính xác cao.
3.2.1.2. Quy định rõ thẩm quyền duyệt công bố văn kiện Đảng
Cần quy định rõ cơ quan nào có nhiệm vụ sưu tầm văn kiện Đảng, cơ quan nào có quyền duyệt công bố và cơ quan nào có quyền công bố văn kiện Đảng. Đây là cơ sở để đảm bảo hiệu quả cho công tác sưu tầm văn kiện và đảm bảo các nguyên tắc của công tác công bố văn kiện của Đảng. Hiện nay, trong các văn bản của Đảng có quy định Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng có quyền duyệt công bố văn kiện Đảng. Nhƣng trong thực tế đã gây ra không ít trở ngại vì có những văn kiện phải xin ý kiến Ban Bí thƣ khá lâu, nên việc công bố bị chậm lại, ảnh hưởng đến mục đích công bố văn kiện, đôi khi làm giảm tính thời sự của văn kiện. Nên chăng, cần phân cấp quyền duyệt công bố văn kiện sẽ đảm bảo tính hiệu quả hơn. Ví dụ như giao nhiệm vụ sưu tầm văn kiện cho Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, thẩm quyền duyệt công bố nên giao cho các cơ quan sau: Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng trực tiếp xét duyệt công bố các tài liệu sau:
Tài liệu về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí Thường vụ Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; tài liệu được lựa chọn để xuất bản dưới dạng toàn tập, tuyển tập văn kiện của Đảng; tài liệu của Quốc tế Cộng sản, của các đảng, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào độc lập dân tộc, những người nước ngoài liên quan đến hoạt động của Đảng ta.
Chánh Văn phòng Trung ƣơng Đảng duyệt công bố các văn kiện do Trung ƣơng Đảng và Trung ƣơng Cục miền Nam ban hành (trừ những tài liệu do Ban Bí thƣ trực tiếp duyệt); tài liệu của các xứ ủy, liên khu, liên khu ủy, các cơ quan, tổ chức đảng đã kết thúc hoạt động, tài liệu của chính quyền cũ liên quan đến hoạt động của Đảng ta...
Hiện nay, Cục trưởng Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng không có thẩm quyền duyệt công bố văn kiện Đảng. Thiết nghĩ, nên trao cho Cục trưởng Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng quyền công bố các văn kiện ở các phông còn lại hiện đang lưu trữ tại Cục.
Điều 19 của Quy định số 210-QĐ/TW ngày 6-3-2009 của Ban Bí thƣ về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Ban Bí thư ủy quyền Chánh Văn phòng Trung ƣơng Đảng quy định việc công bố tài liệu đang đƣợc quản lý tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng”. Vì vậy, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cũng cần ban hành quy định về công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ƣơng Đảng nhằm thống nhất quản lý và kiểm duyệt việc công bố văn kiện Đảng, vừa mở rộng việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, vừa giữ gìn được bí mật của Đảng và Nhà nước.
3.2.2. Đối với các cơ quan lưu trữ
3.2.2.1. Tăng cường sưu tầm, thu thập tài liệu
Tài liệu văn kiện Đảng sản sinh trong hơn 80 năm qua là rất lớn nhƣng cũng còn nhiều tài liệu bị thất lạc, phân tán ở nhiều nơi chưa được sưu tầm,
thu thập hết, đặc biệt là khối tài liệu của Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời gian càng lùi xa thì công tác sưu tầm càng khó khăn. Điều này đang đặt ra những nhiệm vụ nặng nề cho những người làm công tác sưu tầm văn kiện mà trực tiếp là Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng - cơ quan được giao nhiệm vụ sưu tầm và quản lý văn kiện Đảng. Do vậy, công tác sưu tầm văn kiện cần phải được xây dựng thành kế hoạch cụ thể trên cơ sở đánh giá sự thiếu đủ của các phông tài liệu.
Muốn công tác sưu tầm có hiệu quả, cần phải có sự nghiên cứu chi tiết các phông tài liệu, tình trạng thiếu đủ của từng phông; nghiên cứu lịch sử của các cơ quan hình thành tài liệu hoặc quá trình hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo tiền bối, nhân vật lịch sử tiêu biểu để xác định nguồn tài liệu và những nơi có thể sưu tầm được tài liệu, sau đó mới thực hiện việc sưu tầm. Phải xác định được nguồn tài liệu chính xác thì công tác sưu tầm mới có hiệu quả.
Cho đến nay, các quy định về việc thu thập và quản lý tài liệu của Đảng đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định rất cụ thể. Việc sưu tầm, thu thập tài liệu của Đảng và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân thuộc thành phần có tài liệu nạp lưu vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng cũng được quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc thực hiện các quy định đó vẫn chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Thành phần và số lƣợng tài liệu đƣợc thu về Kho Lưu trữ Trung ương theo quy định chưa đầy đủ. Nhiều tài liệu của các tổ chức chính trị - xã hội chưa được nạp lưu về Kho, các cơ quan khác tài liệu đã nộp nhƣng chƣa đầy đủ, có những giai đoạn không có tài liệu nào.
Khối phông cá nhân việc sưu tầm gặp nhiều khó khăn do các đồng chí hoạt động ở nhiều nơi, giữ nhiều cương vị khác nhau nên tài liệu còn tản mát. Vì vậy, tài liệu của các đồng chí còn thiếu khá nhiều. Tài liệu chƣa thu thập đầy đủ nên chƣa thể đƣa ra chỉnh lý, điều này cũng gây khó khăn cho việc công bố tài liệu.
Ví dụ: Phông đồng chí Nguyễn Văn Linh hiện nay mới chỉ thu thập đƣợc khoảng 3 mét giá tài liệu, Phông đồng chí Phạm Văn Đồng cũng chỉ mới thu thập đƣợc hơn 3 mét giá tài liệu. Nhiều đồng chí lãnh đạo khác nhƣ các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Chí Thanh mới chỉ sưu tầm được vài cặp tài liệu.
Khối tài liệu của các cơ quan, đơn vị cũng có những khó khăn nhƣ: các đồng chí chuyên viên nghiên cứu, lãnh đạo giữ tài liệu không giao nộp, tài liệu bị mất mát, v.v..
Tại Điều 4 Quy định số 210-QĐ/TW ngày 6-3-2009 đã nêu rõ: “Tài liệu thuộc Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam phải được tập trung thống nhất, quản lý chặt chẽ, quản lý hoàn chỉnh, hệ thống hóa khoa học và đƣợc tổ chức khai thác, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn” [99, tr. 2]. Thu thập đầy đủ tài liệu của Đảng vào Kho Lưu trữ Trung ƣơng Đảng là việc làm quan trọng nhằm quản lý tập trung thống nhất toàn bộ tài liệu thuộc Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, là tiền đề rất quan trọng để công bố văn kiện, phát huy giá trị của những tài liệu này.
Để việc thu thập tài liệu đƣợc thực hiện đúng các quy định đã đề ra thì Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng cần có những biện pháp tích cực hơn như ban hành quy định cụ thể về thành phần tài liệu cần nộp lưu, hướng dẫn nghiệp vụ để tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị có thể quản lý, sắp xếp tốt tài liệu, đảm bảo thuận lợi hơn khi giao nộp tài liệu theo đúng quy định. Cục cần có kế hoạch cụ thể để quản lý khối tài liệu đƣợc nạp vào Kho, phát huy tối đa giá trị tài liệu qua các hình thức khai thác, sử dụng, công bố tài liệu.
Hằng năm, nhiều tài liệu được sưu tầm, giao nộp vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, những tài liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và đều là những tài liệu có giá trị. Nhƣng trên thực tế, các tài liệu này chƣa đƣợc chỉnh lý kịp thời để bổ sung vào các phông. Đây cũng là hạn chế lớn đối với việc công bố tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, phát huy giá trị của tài liệu.
Vì vậy, trong thời gian tới, công tác bổ sung tài liệu vào các phông cũng cần đƣợc Cục quan tâm hơn nữa nhằm phục vụ cho việc khai thác, công bố đƣợc kịp thời và có hiệu quả.
3.2.2.2. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng
Trong thời gian gần đây, số lượng văn kiện Đảng được sưu tầm và công bố ngày càng nhiều, nhƣng cho đến nay, chƣa có hội nghị nào của các cơ quan lưu trữ tổng kết về công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng. Ngay cả Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan làm nhiệm vụ chủ yếu trong việc sưu tầm, quản lý và công bố văn kiện Đảng cũng chưa tổ chức tổng kết công tác này. Vì thế, chúng ta chƣa tìm ra đƣợc những hạn chế để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của công tác sưu tầm, công bố văn kiện Đảng.
Thực hiện sơ kết, tổng kết việc sưu tầm và công bố văn kiện Đảng là cách để tháo gỡ những vướng mắc và quy tụ sức mạnh của cán bộ, có được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, ý kiến xây dựng của độc giả và cả sự chỉ đạo, định hướng kịp thời của cán bộ lãnh đạo.
Thông qua việc sơ kết, tổng kết, chúng ta sẽ biết đƣợc số lƣợng tài liệu đã công bố, những tài liệu ấy tập trung vào vấn đề gì, còn những mảng nào chưa được công bố để định hướng công bố tài liệu sắp tới; những hạn chế trong công tác công bố văn kiện để tìm cách tháo gỡ... để định hướng phát triển công tác công bố tài liệu lưu trữ của Đảng trong thời gian tới.
Hiện nay, những cán bộ làm công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng ngoài lý luận chung về nghiệp vụ văn thư lưu trữ và kinh nghiệm công tác, họ đều phải tự mày mò tìm cách tháo gỡ khó khăn. Do vậy, thảo luận thông qua các buổi sơ kết, tổng kết là cách tháo gỡ vướng mắc, truyền đạt kinh nghiệm hiệu quả, các cán bộ có thể biết đƣợc hạn chế của mình và rút ra đƣợc những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Vấn đề quan trọng nhất trong công tác công bố tài liệu văn kiện Đảng hiện nay là việc tìm ra những phương pháp công bố tài liệu mới, phù hợp với đặc điểm tình hình của văn kiện. Việc tìm ra được những phương pháp mới không chỉ là sự mày mò của cán bộ làm nhiệm vụ công bố văn kiện mà còn cần cả những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, sự quan tâm kịp thời của các cấp lãnh đạo.
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng
Đối với bất kỳ công việc nào, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất vì nó tác động sâu sắc đến chất lƣợng, hiệu quả của công việc, vì vậy để nâng cao chất lƣợng công việc thì phải nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công việc đó.
Đội ngũ cán bộ làm công tác sưu tầm và công bố văn kiện Đảng phải là những người được đào tạo cơ bản và chuyên sâu. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ làm công tác này còn ít, đặc biệt là cán bộ làm công tác công bố văn kiện (ở Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng thường chỉ có một người, khi nhiều nhất là 3 người). Do đó chưa đảm bảo để sưu tầm được nhiều tài liệu cũng nhƣ chọn lọc tài liệu để công bố. Số cán bộ đƣợc đào tạo cơ bản cũng rất khiêm tốn, cho nên họ chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Trong thời gian tới, để công tác sưu tầm, công bố văn kiện Đảng có hiệu quả hơn nữa, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ này đạt đƣợc các yêu cầu sau:
- Nắm chắc các kiến thức về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc: Có hiểu rõ về lịch sử thì mới biết rõ được nguồn gốc hình thành tài liệu, mới sưu tầm, tìm kiếm, lựa chọn đƣợc tài liệu; mới hiểu về nội dung và giá trị của tài liệu.
- Vững về nghiệp vụ lưu trữ: Đây là yếu tố quan trọng mà cán bộ làm công tác sưu tầm, công bố văn kiện Đảng cần phải có. Vững về nghiệp vụ lưu trữ sẽ giúp cho cán bộ làm công tác sưu tầm, công bố văn kiện nắm vững thành phần tài liệu có trong kho, mới biết những tài liệu nào còn thiếu để tiếp