Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ sự vật, hiện tượng

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông cửu long từ 1975 đến nay (Trang 167 - 176)

3.3. Nghệ thuật sử dụng phương ngữ Nam bộ

3.3.3. Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ sự vật, hiện tượng

Các nhà văn ĐBSCL đưa vào tác phẩm của mình khá nhiều lớp từ, ngữ phản ánh địa hình, cây cối, sông nước như: sông, rạch, xẻo, kinh, mương, chợ nổi, mùa nước nổi, ghe, xuồng, chòi, bình bát, bông súng, lục bình, mặt rẫy sủi phèn…

Trong lời đề từ cho truyện ngắn Nhớ sông, Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện cảnh sinh hoạt của chợ nổi: ‘‘Tôi thường đứng trên cầu Gành Hào, nhìn về chợ nổi, ở đó có thể trông thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sóng, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời’’[171, tr.112].

Những hiện tượng vùng sông nước cũng được phản ánh trong truyện như: Con nước kém, nước rong,…‘‘Bây giờ hỏi lại, Giang nói không có con kinh, con rạch nào mà ghe chưa đi qua,… xuôi dòng, ngược dòng, con nước kém, con nước ròng’’ (Nhớ sông - Nguyễn Ngọc Tư). Đất phèn cũng là hiện tượng thổ nhưỡng đặc trưng ở ĐBSCL ‘‘mặt đất sủi lên màu phèn, chỗ đậm, chỗ nhạt như màu máu loang lổ’’ (Đất không cưu mang - Bích Ngân).

Không chỉ lớp từ gọi tên, chỉ hiện tượng, mà lớp từ ngữ biểu thị nội dung thông báo được sử dụng trong truyện tạo ra nét riêng của phương ngữ Nam bộ. Chẳng hạn, chỉ sự hoạt động ta có những từ như: thẩy, giang, ló, rinh, xốc (đỡ, nâng), lủi, rành, rầy, thòm thèm, rờ rẫm, biểu, ngó, ngoắc, bu,

chỏi, rị mọ Những tính từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật như: bự, mùi, chồm hỗm, lãng nhách, mừng húm, non choẹt, teo héo, ướt rượt, vòng vo, y chang... Những phó từ chỉ mức độ thường thể hiện cái riêng của người Nam bộ nhiều hơn như: Một cục, một chập, một hồi, một nước, cái độp, phải dè, hết trọi,… So sánh các lớp từ trên với lớp từ toàn dân, chúng ta nhận thấy phương ngữ thể hiện rõ ở cách sử dụng riêng và thói quen của người Nam bộ.

Ví dụ 1: “Chọc cho nó khỏi dám ngó mặt mình mới hả dạ chớ!” (Những người hiện đại - Nguyễn Thị Thanh Minh)[183, tr.352].

VD2: “Người phụ lái thẩy cái túi xách to cộ của tôi lên trước rồi mới xốc nách tôi nhẹ nhàng rinh lên bờ” (Quê ngoại – Thu Trang)[183, tr.615].

Ở ví dụ 1, từ “ngó ” xuất phát từ từ toàn dân, có nghĩa là nhìn, trông nhưng người Nam bộ quen dùng là “ngó”. Tương tự như thế, ở ví dụ 2, khi ném một vật gì đó đến một đích nhất định, người Nam bộ thường dùng từ

thẩy” và khi mang một vật nặng di chuyển đến chỗ khác[151, tr.1037], phương ngữ Nam bộ dùng từ “rinh”.

Ngoài những đặc điểm trên, khảo sát ngôn từ trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng ta còn thấy xuất hiện một lớp đơn vị gồm nhiều từ kết hợp với nhau thành những tổ hợp từ, những quán ngữ, được người dân Nam bộ nói thành thói quen như: mút cà tha, khoái chí tợn, tít thò lò, dơ cảy dơ hày, lẹ mồm lẹ miệng, ngọt gắt củ kiệu…Những quán ngữ này được sử dụng trong những tình huống muốn nhấn mạnh tính chất, hoạt động của các sự vật hiện tượng.

Ví dụ: “ - Tức cười thật. Ừ ! sao hồi đó anh không theo Nhiệm nhỉ?

- Rõ ngớ ngẩn, anh mải mê tít thò lò con Lạc, đâu cần biết Nhiệm cứ đẩy người ta cho chàng Thông vồ hoài à” (Vài ngày ở Cần Thơ – Mường Mán)[183, tr.331].

Hoặc đoạn văn:

- Ối làng xóm ơi, nó giết tui!

- Cho mày chết luôn, ai bảo mày đánh con tao!

Rồi thì những tiếng bịch, đụi, tiếng thỏ hào hển. Hai người đàn bà bấu chặt nhau. Quay cuồng không ai biết đường nào mà can nữa. Đám con nít xúm đông, xúm đỏ có vẻ khoái chí tợn…”(Xóm nghèo – Nguyễn Thị Ngọc tuyết)[183, tr.673].

ĐBSCL là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người. Trong đó người Hoa và Khmer chiếm đại đa số. Quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa, Khmer đã phát sinh hiện tượng giao thoa ngôn ngữ trong giao tiếp. Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ trong truyện ngắn ĐBSCL thể hiện nhiều ở bình diện từ ngữ. Người dân vùng ĐBSCL đã sử dụng một số từ ngữ vay mượn từ các dân tộc cùng sống chung trên địa bàn, chủ yếu là dân tộc Hoa và Khmer. Nhiều từ ngữ xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần như: thốt nốt, cà ròn, đi ênh, bò hóc, số dách, miệt, ý (dì), chế (chị),... Giàu rủ:‘‘Chế hai ngủ chung với em một đêm nghe’’ (Chuyện của Điệp – Nguyễn Ngọc Tư).

Hiện tượng này vừa thể hiện được bản sắc văn hóa Nam bộ; vừa làm giàu, làm sinh động thêm vốn từ ngữ của dân tộc.

Trong ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật, nhà văn thường sử dụng lớp từ chuyển nghĩa. Các lớp từ này vốn là từ toàn dân theo nghĩa gốc nhưng trong quá trình sử dụng, nó phát sinh thêm nghĩa mới. Lớp nghĩa mới hay nghĩa bổ sung mang tính lâm thời, do người Nam bộ sử dụng trong những ngữ cảnh nhất định. Ví dụ: Chơi, ăn, ngon, ngọt, chạy, quậy, độp, êm, phơi xác…

Quan sát đoạn văn sau, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:

“Lại có mấy năm chú lưu lạc ra vùng biển làm nghề thẻ mực, suốt ngày ngồi dang nắng trên chiếc thuyền thúng lòng cứ nơm nớp lo sợ thằng chủ ghe quên rước về coi như phơi xác luôn trên biển(Ông cá hô - Lê Văn Thảo)[183, tr.587].

Hoặc đoạn văn sau đây:

“Chiếc ghe của chú Sáu Dương bỗng vùng lên dữ dội nhô đầu vượt lên trên, càng lúc càng bỏ xa chiếc ghe đi kế. Tôi bật thét lên: “ Mình ăn rồi chú Sáu ơi! Hoan hô chú Sáu!” và tôi chạy tốc trước đến khán đài

‘‘... Một bữa có người khách vui miệng nói - Ở đây có đào kép đủ cả, ta diễn tuồng coi đi.

Đào Hồng Điệp mím môi có vẻ giận bỏ đi vô trong. Chú sáu Dương cười nói.

- Thôi mệt rồi, giang hồ phí sức rồi, lo mầm ăn thôi’’(Ông cá hô – Lê Văn Thảo)[183, tr.571].

Ở hai đoạn văn trên từ “phơi xác” và từ “ăn” được dùng theo lối chuyển nghĩa. “Phơi xác” không hiểu theo nghĩa gốc mà nên hiểu theo nghĩa phái sinh, nghĩa là chết; nghĩa chuyển của “ăn” là thắng. Tương tự nghĩa chuyển của ‘‘mần ăn’’ là làm việc để sinh nhai.

Lối chuyển nghĩa này vừa giúp cho câu văn giàu hình ảnh, âm thanh, gần gũi dễ hiểu, vừa thể hiện được sắc thái biểu cảm của người dân Nam bộ.

Nhờ lớp từ ngữ này, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, không chỉ phản ánh được đặc điểm vùng miền, cuộc sống ở miền đất Nam bộ mà còn đi sâu vào đời sống tinh thần để phản ánh những ngóc ngách tâm tư của người dân vùng sông nước.

3.3.4. Nghệ thuật sử dụng lớp từ chỉ tên người

Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng tôi thấy tên các nhân vật được đặt theo một ý nghĩa nào đó: Út Thơm trong “Nhà không có đàn ông”

của Dạ Ngân; Tư Phèn, Ba Đặng trong “Chiều nay có trận tennis hay” của Nguyễn Linh; Lão Ơn, Muốn trong “Ước mơ buồn” của Đỗ Tuyết Mai; Trùm Sò, Xã Ngược, Út Lườn trong “Chiếc ghe lườn” của Đặng Tấn Đức; Hết

trong “Hiu hiu gió bấc”; Giang, Hiện trong “Nhớ sông” của Nguyễn Ngọc Tư…

Đặt tên Lườn trong “Chiếc ghe lườn” bởi vì cả đời ông luôn gắn với chiếc ghe lườn. Tên Hết trong “Hiu hiu gió bấc” chỉ đơn giản muốn nói rằng anh ta làm cái gì cũng hết mình: chịu thương, chịu khó hết mình; hiếu thảo hết mình; yêu hết mình. Anh Tư Nhớ trong “Chiều vắng” có cái tên gắn liền với tâm tư tình cảm của mình. Đó là cả một đời nhớ vợ, thương con của Tư Nhớ.

Ở truyện ngắn Ước mơ buồn của Đỗ Tuyết Mai, NV Hoàng Ơn đã đặt tên con của mình: ‘‘Sau khi lãnh trọn loạt miểng nát một bên mặt và hư hết một con mắt ở trận Cái Đôi Vàm, Hoàng Ơn đâm thù ‘‘Việt Cộng”. Khi vợ anh sinh đứa con đầu lòng anh đặt cho nó cái tên Nhớ’’[183, tr.315]. Hay Tư Chạy trong Miên man miền quê chị - Nguyễn Thanh: “Nhổ mạ, vác lúa, lợp nhà...

việc gì anh cũng làm tất. Rất nhanh và gọn ghẽ. Và do thói quen làm nhanh, đi nhanh, nói nhanh nên từ cái tên Tư Tâm do cha mẹ đặt để biến ra “Tư Chạy!”[182, tr.289].

Đặc biệt, trong truyện ngắn ĐBSCL, dấu ấn sông nước tác động cách đặt tên người, như: Thuỷ, Giang, Lục Bình...

Ông Nhâm (Ánh mắt - Trầm Nguyên Ý Anh ), đã giả thích cho con mình tại sao đặt tên là nó là Lục Bình: “Tại con lớn lên ở thành nên không biết bông lục bình nó đẹp tới chừng nào. Mấy thứ Cúc, Huệ, Hồng gì đó làm sao đẹp bằng nó”; “Con Lục Bình cứ ngẩn người ra trước màu tím phơn phớt và vẻ đẹp mộc mạc mà không kém phàn quyến rũ của loài hoa đồng nội này... Từ đó, nó không còn thắc mắc về cái tên Lục Bình quê mùa kia...”[196, tr.355].

Trong gia đình, người Nam bộ có thói quen đặt tên theo thứ, tạo cảm giác gần gũi, thân mật và dễ thương: Chín Vũ, Sáu Đèo, Thầy Bảy, Bé Hai, Ông Mười, Sáu Bợ…

‘‘Chợt nhận ra tôi, chị lên tiếng: ‘‘Cậu Út Thắng về đó à! Đi đò hồi nào mà sớm bửng, hay vậy?’’ (Miên man miền quê chị - Nguyễn Thanh).

Có thể nói, các tác giả truyện ngắn đã sử dụng hiệu quả phương ngữ Nam bộ qua lớp từ chỉ tên người thể hiện được sự mộc mạc, chân thành, không nặng về quy tắc của người Nam bộ.

3.3.5. Nghệ thuật sử dụng lớp từ khẩu ngữ

Khẩu ngữ mang sắc thái biểu cảm cao, vừa quen thuộc, vừa bộc lộ được tình cảm của người nói. Cách xưng hô của người Nam bộ gần với lời ăn, tiếng nói hằng ngày: tui, chế, tụi bây, thằng chả, mầy, bay,.. thể hiện sự thẳng thắn, bộc trực, nhưng thoải mái trong giao tiếp. Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn vận dụng khá thành công lớp từ khẩu ngữ vào ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật:

‘‘- Còn tập chép bài ca, mầy đem theo không?

- Ừ, đem theo, chút nữa tao quên rồi’’ (Huệ lấy chồng)[171, tr.39].

‘‘Kệ thằng chả má ơi’’[171, tr.70]. ‘‘Tía đi nghen’’ [171, tr.108], ‘‘Tính nó cũng cứng đầu, cứng cổ hệt bây’’ (Nhà cổ)[171, tr.82].

‘‘Bây coi kìa”, “Thì bữa nào nội biểu ba lấy ghe chở nội đi, mà phải con lội hay con lội cõng nội ra ngoài”, gần thí mồ chớ gì” (Ngọn đèn không tắt)[166, tr.12]...

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự thành công của tác phẩm. Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng tôi thấy hầu hết các nhà văn ĐBSCL đã vận dụng khá thành công lớp từ khẩu ngữ để miêu ngoại hình, diễn tả tâm lí, tâm trạng, thái độ,... của nhân vật, mà tiêu biểu là Nguyễn Ngọc Tư.

Ở truyện Ngọn đèn không tắt, Tươi có nước da ‘‘đen giòn’’, nước da của bất cứ một cô gái miền biển nào. Nước da đen giòn là sự pha trộn giữa cái nắng và vị mặn của nước, là biểu trưng cho nét đẹp rất riêng của những cô gái

vùng biển. ‘‘Tới buổi họp thì cô gái nhỏ xúi trẻ măng ngồi cuối bàn đằng này được phát biểu. Cũng tại cô ngồi khuất sau cây phát tài nên khó thấy cô. Cô có nước da đen giòn của miền biển, đôi mắt mở lớn bẽn lẽn’’[166, tr.16].

Ở truyện Thương quá rau răm, khẩu ngữ ‘‘ốm dữ dằn’’, người đọc nhận một ông già ốm đến mức chỉ còn da bọc xương. ‘‘Đêm đó, thằng Thàn ôm ông già Năm ngủ, nó kêu lên, tía ốm dữ dằn thiệt, xương tía cấn con đau quá chừng. Ông già cười, ờ, chê mai mốt không có mà ôm nghen con’’ (Cải ơi)[171, tr.14-15].

Có thể nói, sử dụng lớp từ khẩu ngữ để miêu tả ngoại hình, nhà văn sẽ tạo được nhiều nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Bên cạnh đó, lớp từ khẩu ngữ thể hiện trong ngôn ngữ nhân vật còn có tác dụng nêu lên tâm trạng, thái độ của nhân vật trong những ngữ cảnh nhất định:

‘‘Má à, năm nay má bao nhiêu tuổi?

A, má già rồi.

Má già rồi, ráng thương chồng má đi”[166, tr.58].

Ráng thương thể hiện thái độ của Điệp (Chuyện của Điệp) đối với má vừa gần gũi, quan tâm, vừa là sự xa cách.

Qua lớp từ khẩu ngữ, tâm lí của nhân vật thể hiện tinh tế, sắc sảo: “Ba tôi ngồi thẫn thờ. Con vịt trong giỏ để góc nhà thò đầu ra kêu cạc cạc. Lâu lắm mới lên tiếng”[166, tr.36]. Khẩu ngữ ‘‘ngồi thẫn thờ’’ diễn tả tâm trạng của NV ba tôi (Nỗi buồn rất lạ), khi nghe ông Tư Đờ bị bắt. Và những lời nói của con trai ông đã làm thất vọng về một người bạn trong chiến trường xưa.

Ông không thể tin vào chính mình nữa? Con người anh hùng như thế mà bây giờ trở thành tội phạm kinh tế sao?

Khẩu ngữ còn được sử dụng để miêu tả tính cách nhân vật. Ở truyện Cánh đồng bất tận, qua khẩu ngữ ‘‘đon đả’’, đã diễn tả thái độ mạnh dạn,

động tác thành thạo trong việc “hạ gục” đàn ông bằng những câu nói đưa đẩy:

“Chị đon đả, chèo kéo hai người đàn ông lạ về phía mình: mấy anh thương em với, nỡ nào để cả nhà em chết đói...”[171, tr.202].

Ở truyện Thổ Sầu, sự phản kháng của anh Hai (tía tôi) đối với ông trưởng ấp không thể hiện bằng hành động mà qua nét mặt, cử chỉ ‘‘ngồi im re’’, không ‘‘thưa thốt’’, ‘‘phân bua’’ gì. ‘‘Vì thái độ đó mà tía tôi bị ông trưởng xóm phê bình dữ dội. Chòm tóc thưa của ông chỉ phơ phất ngang vai tôi, tay chém vào không khí liên tục. Trưởng xóm nói: Xóm mình không tài nguyên đất cát gì hết, chỉ sống nhờ du lịch, không kéo khách tới thì thôi, sao anh hai lại đuổi khách đi. Tía tôi ngồi im re, không thưa thốt, không phân bua gì, nhưng ánh mắt lầm lì khinh khỉnh’’[172, tr.94].

Ngoài ra, khẩu ngữ cũng được vận dụng trong ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ miêu tả đem lại hiệu quả cao. Chỉ bằng khẩu ngữ “coi giò coi cẳng”

(Chuyện của Điệp), người đọc cảm nhận được câu chuyện thực hơn, như chính mình đang trong hoàn cảnh của nhân vật. ‘‘Hồi mới vào đoàn, dạo diễn kiêm trưởng đoàn coi giò coi cẳng Điệp xong giao cho vai Nghi Xuân trong tuồng Phạm Công Cúc Hoa, lúc đó kép Linh Long thủ vai Tấn Lực. Sáu năm rồi, mấy vai diễn của Linh Long bây giờ Điệp toàn kêu bằng cha! Cha! Thấy buồn lắm’’[166, tr.44].

Việc sử dụng lớp từ khẩu ngữ làm phương tiện miêu tả, làm cho người đọc có cảm giác như ngữ cảnh trong truyện quen thuộc như ở ngoài đời vậy.

Ở truyện ngắn Lý sang sông, Nguyễn Ngọc Tư miêu tả mùa gió bấc về thật sinh động: ‘‘Bấc về, như thể trong đời này chỉ còn gió. Gió lạnh căm căm mà khô nẻ môi người ta. Da tôi mốc cời. Tàu chạy lừ lừ dọc theo dòng sông, những quãng không có nhà, sậy mọc thành. Những bông sậy chín mềm, trắng phau phau. Đã nhièu bông lìa cành, trùng trình bay. Nước mặm rít da. Nghe

gió này là mùa cưới đến’’[166, tr.73]. Hình ảnh bông sậy ‘‘trắng phau phau’’, là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc ở ĐBSCL.

Hay ở truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải cũng chỉ hai từ “cũ mèm”, thì không cần giải thích gì thêm, người đọc đã hình dung ra căn nhà cũ mức độ như thế nào?: ‘‘Ở căn nhà lá cũ mèm nầy, ông có nhiều kỉ niệm, mõi khi trở về nó lại chảy thành dòng dịu ngọt trong ông. Nó chảy khẽ giữa những mạch máu’’[171, tr.53].

Có thể nói, lớp từ khẩu ngữ được sử trong truyện ngắn ĐBSCL, làm cho văn phong trong tác phẩm trở nên mộc mạc, giản dị, chân thực và gần với cuộc sống và tâm tư, tình cảm, tư duy của người dân vùng sông nước. Và cũng qua lớp từ khẩu ngữ, nhân vật đã bộc lộ tính cách, còn nhà văn thể hiện thái độ, tình cảm của của mình về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

Tóm lại, tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng ta dễ nhận ra một nét đặc trưng nổi bật đó là cách sử dụng phương ngữ Nam bộ qua lớp từ biến âm, lớp từ chỉ sự vật, hiện tượng, lớp từ chỉ địa danh, lớp từ chỉ tên người, lớp từ khẩu ngữ. Nhưng nét đặc trưng nhất của phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, đó là sự mộc mạc, chân chất, bộc trực mà luôn thắm đượm nghĩa tình. Cả người viết sinh ra lớn lên ở ĐBSCL và những người viết từ nhiều miền quê khác nhưng sống gắn bó với vùng đất này đều sử dụng phương ngữ Nam bộ hợp lý để đem lại hiệu quả nghệ thuật cao cho tác phẩm của mình. Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại được sử dụng đều rất gần gũi với cách nghĩ, cách sống, cách cảm nhận của con người ĐBSCL.

Từ ngôn ngữ miêu tả trong truyện, người đọc hình dung được vẻ đẹp trữ tình và giàu tiềm năng của một miền quê chằng chịt kênh rạch, những khu vườn trái cây sum sê, những cánh đồng lúa mênh mông,...Với khả năng và sức mạnh của ngôn từ được nhà văn sử dụng, người đọc nhận ra phần nào nét

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông cửu long từ 1975 đến nay (Trang 167 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)