Chương 1: LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH MỀM VÀ NGOẠI
1.1.4. Vai trò của Sức mạnh mềm
Sức mạnh (hay quyền lực) là khả năng tác động của chủ thể tác động đến người khác để đạt mục đích mong muốn. Có ba cách chính để tác động lên hành vi của người khác, đó là: đe doạ (cây gậy); dụ dỗ, mua chuộc (củ cà rốt); và lôi cuốn, hấp dẫn.18
Tuy nhiên, ý nghĩa của “sức mạnh” trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ngụ ý là khả năng các quốc gia này ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Khái niệm về sức mạnh được chia ra làm hai loại: sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
Sức mạnh cứng bao gồm hai yếu tố: sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế.
Một quốc gia này có thể bảo vệ người dân và lãnh thổ trước các quốc gia khác bằng sức mạnh quân sự. Đồng thời, một quốc gia nọ có thể cố ý mua hoặc bán tài sản của một quốc gia khác bằng cách sử dụng sức mạnh kinh tế của mình. Trong lịch sử, quyền lực được sử dụng trong quan hệ quốc tế phần lớn là dạng sức mạnh cứng với rất nhiều cách thức khác nhau như chiến tranh, răn đe, ngăn chặn, đe doạ, sử dụng vũ lực, phong toả, bao vây, cấm vận… Trong thời đại hiện nay, sức mạnh cứng vẫn còn phổ biến, điển hình như Mỹ đã dùng lực lượng quân sự của
17 New Global Attitudes Project (2003), View of a Changing World June 2003, Washington D.C: Pew Research Center for the People and the Press, pp. 22-23.
18 Joseph S. Nye, Jr (2004), Soft Power: The Means, to Success in World Politics, NY: Public Affairs, a member of the Perseus Books Group, p. 5.
21
mình để ép buộc Nam Tư trong cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999, Taliban ở Afghanistan năm 2001, Iraq năm 1991 và 2003, Lybia năm 2011...19
Trái lại, sức mạnh mềm của một quốc gia chủ yếu dựa trên ba nguồn lực:
Văn hóa của một quốc gia (khi văn hóa này tạo nên sức hấp dẫn với quốc gia khác), Hệ giá trị (khi quốc gia tuân theo các giá trị này ở trong nước cũng như ngoài nước), Các chính sách đối ngoại (khi các chính sách này được xem là hợp lý trong mắt các quốc gia khác).20 Joseph S. Nye khẳng định rằng sức mạnh mềm có sự ảnh hưởng, sức thuyết phục nhiều hơn sức mạnh cứng, có khả năng tác động đến con người bằng lập luận, chính vì điều đó sẽ dễ dàng hấp dẫn và thường dẫn đến sự phục tùng của đối phương.
Ngoài ba yếu tố cơ bản nói trên, sức mạnh mềm còn có thể được tạo lập bởi một vài yếu tố khác nữa, ví như sự thành công về phát triển kinh tế của Trung Quốc mà rõ rệt nhất là Trung Quốc đã vươn lên trở thành nên kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (2010) và nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu như tính theo ngang bằng tỷ giá sức mua (PPP) vào đầu năm 2015; như hải quân Mỹ tham gia cứu trợ nạn nhân sóng thần ở Ấn Độ Dương và động đất ở Đông Nam Á...
Vai trò chiến lược của sức mạnh mềm càng rõ ràng hơn khi xem xét đến việc sử dụng sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế, sức mạnh mềm thường là sự lựa chọn đầu tiên của các nước trong việc giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, các nước lớn trong khi tăng cường sức mạnh cứng vẫn đang rất chú trọng phát huy sức mạnh mềm của mình nhất là về văn hóa.
Singapore là một nước nhỏ, dân ít lại là quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, ít tài nguyên nhưng đã trở thành một quốc gia có vị trí nổi bật ở châu Á và thế giới nhờ vào sức mạnh mềm của mình. Quốc gia này thường được nhắc đến với 7 trụ
19 Hoàng Khắc Nam (2012), Quyền lực trong Quan hệ quốc tế, Lịch sử và Vấn đề, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2012.
20 Joseph S. Nye Jr (2004), Soft Power: The Means to Success in World Politics, NY: Public Affairs, Perseus Book Group, p. 11.
22
cột mềm: Đội ngũ lãnh đạo xuất chúng (Lý Quang Diệu, Ngô Khánh Thụy…);
Chế độ quản lý nhà nước ưu việt với các yếu tố: trọng đãi nhân tài, tính thực dụng, sự chân thành... Tính đa văn hóa: Singapore là sự kết hợp của 4 nền văn hóa lớn trên thế giới; Văn hóa ẩm thực: đa dạng; Môi trường: xanh, sạch, đẹp...
Nhật Bản với đất đai chật hẹp, tài nguyên không có, thiên nhiên khắc nghiệt (động đất, sóng thần) nhưng với ý chí mãnh liệt, tinh thần kỷ luật, tính cộng đồng cao, lòng trung thành, ý thức tôn trọng truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã vươn lên thành một trong những nước mạnh về kinh tế và có ảnh hưởng lớn trên thế giới nhờ biết sử dụng thành công sức mạnh mềm của mình. Ngoài ra, Nhật Bản đã nỗ lực quảng bá sức mạnh mềm của mình với quốc tế thông qua các hình thức sau:
Viện trợ kinh tế ODA cho các nước đang phát triển; Viện trợ cho Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) để giúp các nước đang gặp khó khăn; Tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc ở: Afghanistan, Iraq…, tham gia tích cực vào các chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: đầu tư giúp các nước châu Phi về vấn đề thay đổi khí hậu, đem tàu tuần dương hộ tống tàu buôn các nước chống lại hải tặc Somalie…
Thực hiện Chiến lược ngoại giao công chúng với các hoạt động truyền thông, văn hóa đại chúng thông qua các sản phẩm công nghệ văn hóa mang nhãn hiệu Japanese.
Phát huy Quyền lực mềm văn hóa: mở hàng trăm trung tâm dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài, tài trợ cho sinh viên các nước sang du học tại Nhật Bản, tăng số sinh viên Nhật ra nước ngoài học tập, đưa sản phẩm văn hóa Nhật Bản sang các nước (truyện tranh Doraemon, Búp bê Hello Kitty…)
Kết quả là Nhật Bản vốn là một quân phiệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã lột xác trở thành một "nhà ngoại giao" với hình ảnh đẹp đẽ, hấp dẫn, in dấu ấn sâu đậm với các quốc gia khác trên thế giới.
23
Hàn Quốc vào những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX là một nước có một nền kinh tế lạc hậu nay đã vươn lên như một cường quốc châu Á thông qua xuất khẩu văn hóa và các sản phẩm công nghiệp văn hóa như:
Điện ảnh: sản xuất nhiều bộ phim có sức cạnh tranh với các phim châu Âu, với nội dung gần gũi của đời sống gia đình và xã hội cùng dàn diễn viên trẻ đẹp, thời trang nên hiện nay phim ảnh Hàn Quốc hầu như đã len lõi vào tận ngóc ngách của các kênh truyền hình trên thế giới và Liên hoan phim Busan đã trở thành một dạng Liên hoan phim Cannes của châu Á.
Ngành công nghiệp giải trí rất phát triển như: âm nhạc, talk-show, game- show nhờ công nghệ lăng xê đã tạo ra nhiều thần tượng góp phần Hàn hóa nhiều thanh thiếu niên ở các nước, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam.
Thời trang, mỹ phẩm và du lịch do ảnh hưởng của phim ảnh Hàn Quốc đã mang lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm gần đây.21
Điều đó đã cho chúng ta thấy vai trò rất quan trọng của sức mạnh mềm trong quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của các quốc gia trên thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Hiện nay, sức mạnh mềm đang là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới.