3.2. Tác động của các nước đến quá trình hội nhập của Việt Nam đối với khu vực và thế giới
3.2.2. Với các nước lớn
Trong quan hệ với các nước lớn, Đảng và Nhà nước ta ưu tiên cho việc mở rộng quan hệ kinh tế, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo lợi ích đan xen với các đối tác. Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhận xét về đổi mới quan hệ của Việt Nam: “ Từ chỗ các hoạt động đối ngoại thiên về bảo vệ các lợi ích chính đáng của dân tộc chuyển sang trạng thái vừa giữ vững mục tiêu, vừa phát huy, đề cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, tham gia một cách chủ động vào các diễn đàn khu vực và quốc tế”.112 Thực hiện triển khai hoạt động đối ngoại của nước ta hơn một thập niên qua ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của chiến lược này.
Việt Nam đã chủ động thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đây là một bước đi cần thiết để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ với các nước lớn. Việc bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên, nhất là khi Việt Nam muốn mở rộng các mối quan hệ, sẵn sàng hội nhập, củng cố an ninh và tăng cường vị trí quốc tế. Tháng 12-2001, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết, hòan tất tiến trình bình thường hóa.
Đây là quá trình trãi qua nhiều khó khăn, phức tạp và thực sự là một cuộc đấu tranh ngoại giao không kém phần cam go, thể hiện rõ hai mặt vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ của hai nước. Với việc bình thường hóa quan hệ Việt-
111 Phan Thị Thu Hằng (2005), “Thành tựu và thách thức trong hội nhập Việt Nam-ASEAN hiện nay”, trong Quá trình triển khai thực hiện Chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr. 285.
112 Chủ tịch nước Trần Đức Lương phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ khối đối ngoại TW, Báo Nhân dân, số ra ngày 29/12/2005.
92
Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã tạo lập được quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn. Nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam có khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn của Mỹ, đồng thời có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến của các đối tác Mỹ để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, Mỹ đã trở thành một trong mười đối tác đầu tư và thương mại lớn nhất của Việt Nam, cạnh tranh với các đối tác lớn tại đây.
Một trong những nỗ lực của Việt Nam cải thiện và phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, kinh nghiệm lịch sử đã chỉ rõ sự phát triển của nước ta phụ thuộc rất nhiều vào việc có xử lý thoả đáng hay không mối quan hệ với nước láng giềng to lớn này. Sau khi bình thường hóa, quan hệ Việt-Trung được cải thiện, phát triển nhanh chóng và toàn diện từ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, giáo dục đào tạo đến quân sự… Với phương châm 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” sau đó được bổ sung thêm “4 tốt” là “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”, kể từ đó quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Việt Nam có lợi ích rất lớn trong việc duy trì và phát triển quan hệ ổn định, hữu nghị và toàn diện với Trung Quốc để tạo môi trường an ninh bên ngoài thuận lợi và tạo thế trong quan hệ của Việt Nam với các đối tác khác trong khu vực và trên thế giới. Trong bài phát biểu tại Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định: “Trung Quốc làm hết sức mình cùng Việt Nam không ngừng mở cục diện mới cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung-Việt đời đời bền vững, vì lợi ích của hai dân tộc, góp phần xây dựng một thế giới hài hòa, hòa bình lâu dài và cùng phồn vinh.”113
Trong quan hệ với Nga, dù có những thay đổi về thể chế chính trị của nước
113 Hoàng Liên (2005),“Biểu hiện sinh động ở tầm cao mới của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc”,
Báo Nhân dân online, ngày 3/11/2005.
http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_tshs/_mobile_theodongthoisu/item/4622902.html [truy cập ngày 3/3/2015].
93
này sau khi Liên Xô tan rã nhưng Việt Nam vẫn đánh giá cao vai trò của Nga trên thế giới và ở Châu Á-Thái Bình Dương nên đã khôi phục lại mối quan hệ này.
Hàng loạt các hoạt động đối ngoại song phương diễn ra, trong đó quan trọng nhất là các cuộc viếng thăm lẫn nhau của các lãnh đạo cấp cao Nga và Việt Nam, đặc biệt là chuyến viếng thăm của Tổng thống Nga Putin (3-2001). Từ đây, Nga đã trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, xây dựng nhiều công trình hợp tác mới, phát triển quan hệ kinh tế-thương mại, khoa học kỹ thuật và đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng điện, hóa chất, văn hóa, giáo dục đào tạo với Nga, Việt Nam có thể tranh thủ tiềm năng to lớn của đất nước này để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, Việt Nam có điều kiện khai thác “nhân tố Nga” tạo lập cân bằng quan hệ với các nước lớn, thúc đẩy quá trình thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực.
Chiến tranh lạnh kết thúc mang lại cho Nhật Bản một cơ hội thuận lợi để sử dụng sức mạnh kinh tế vào mục đích nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới.114 Nhật Bản tiến hành điều chỉnh chính sách, từ chổ gắn chặt với Mỹ và phương Tây chuyển sang chủ trương “quay trở lại Châu Á”, chủ động trong thực hiện chính sách ngoại giao của mình nhằm phát huy ảnh hưởng đến khu vực. Việc Nhật Bản luôn đặt quan hệ Việt-Nhật trong tổng thể chính sách đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Nhật Bản đã coi trọng hơn vai trò và vị trí của Việt Nam, muốn tranh thủ sự ủng hộ của Việt Nam đối với vai trò chính trị của Nhật Bản ở khu vực và trên thế giới. Nhật Bản hy vọng rằng hợp tác với Việt Nam sẽ giúp Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng ở khu vực ở Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời đóng góp vào việc tạo môi trường ổn định để ASEAN phát huy vai trò làm đối trọng trong quan hệ với các nước lớn ở khu vực.
114 Theo Nguyễn Vũ Tùng (chủ biên) (2007), Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
94
Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam nhận thức rõ sự phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và cả an ninh vì nó giúp nâng cao ảnh hưởng và tiếng nói của Việt Nam tại khu vực. Quan hệ hợp tác đa phương giữa Nhật Bản và Việt Nam không ngừng được tăng cường, bạn đã ủng hộ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, ASEM, ARF, ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO…) hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.