Chương 1: LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH MỀM VÀ NGOẠI
1.2. Ngoại giao văn hóa với tư cách là công cụ của Sức mạnh mềm ở thế kỷ XXI
1.2.1. Khái niệm về Ngoại giao văn hóa
"Ngoại giao văn hóa" là một thuật ngữ để chỉ một hình thức ngoại giao với một loạt những phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, trong đó nhân tố văn hóa chiếm vị trí chủ đạo. Xét thực tế, ngoại giao và văn hóa là hai lĩnh vực tuy riêng biệt nhưng lại có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, trong
21 Các trường hợp dẫn dụ nêu trên học viên dẫn theo Song Thành (2014), ““Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, ngày 27/4/2014.
http://www.vanhoanghean.com.vn/ [truy cập ngày 11/4/2015]
24
đó văn hóa vừa là nền tảng, vừa là công cụ, mục tiêu cho các hoạt động ngoại giao.
Do đó, "Ngoại giao văn hóa" có thể hiểu là sự vận dụng, phát huy văn hóa để làm tốt công tác ngoại giao, cũng là sử dụng ngoại giao để tôn vinh và bảo vệ văn hóa.
Đối với các nước, ngoại giao văn hóa được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Nhà nghiên cứu Simeo Adebolu (Anh) cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại”22. Theo nhà nghiên cứu Milton C.
Cummings Jr (Mỹ) thì: “Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”23. Theo Joseph S. Nye (Mỹ, cha đẻ của thuyết Sức mạnh mềm), thì "Ngoại giao văn hóa là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự"24.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đưa ra một số khái niệm về "ngoại giao văn hóa", trong đó đáng chú ý là khái niệm của lý trí. Theo đó, ngoại giao văn hóa có thể bao gồm: “tất cả các hoạt động ngoại giao hòa bình của nhà nước có chủ quyền trong đó bao gồm cả văn hóa với mục tiêu bảo vệ lợi ích văn hóa và thực hiện mục tiêu chiến lược văn hóa đối ngoại của nước đó dưới sự chỉ đạo của chính sách văn hóa đối ngoại nhất định”25. Theo các học giả Nga, ngoại giao văn hóa là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, trong đó văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại quốc gia, hướng đến tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hóa và
22 Simeon Adebolu (2007), "Cultural Diplomacy: Introduction to an Essential Part of Diplomatic Relations”, http://internationalaffairs.suite101.com/article.cfm/cultural_diplomacy [truy cập ngày 9/5/2010].
23 Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the US Government: A Survey, Washington, DC: Center for Arts and Culture, p. 1.
24 Joseph S. Nye Jr. (1990), “ Soft Power”, Foreign Policy, No. 80, Twentieth Anniversary (Autumn, 1990), 153- 171.
25 Bành Tân Lương (2008), Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm Trung Quốc – Một góc nhìn văn hóa, Nxb Truyền bá Ngũ châu – Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 76.
25
ngôn ngữ quốc gia.26
Tại Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa vẫn chưa được tiếp cận nhiều, do đó các học giả, các nhà hoạch định chính sách đều có những cách tiếp cận riêng của mình về ngoại giao văn hóa. Mặc dù vậy, hầu hết các học giả đều công nhận rằng ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao Việt Nam trong quá trình xây dựng bản sắc và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao chứ không phải là bộ phận của văn hóa đối ngoại và là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục tiêu chính trị bằng công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa. Trong đó, các giá trị văn hóa sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho các hoạt động ngoại giao, làm áp lực đối với các đối tác để thực hiện có kết quả các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia”27. Trong quá trình Đổi mới đất nước, ngoại giao văn hóa gắn kết cùng ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế tạo nên một mặt trận chung, đưa lại kết quả chung của ngoại giao Việt Nam.
Hiện tại, các quốc gia tham gia ngoại giao văn hóa được phân chia thành các nhóm như sau28:
Nhóm các cường quốc (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản…): sử dụng ngoại giao văn hóa như một công cụ để mở rộng ảnh hưởng, tăng cường vị thế của mình trên thế giới. Ngoài ra, phía sau đó còn có mục tiêu kinh tế như phát triển ngành công nghiệp văn hóa, du lịch hay tạo điều kiện hợp tác kinh tế thuận lợi với các quốc gia, lãnh thổ khác…
Nhóm các cường quốc tầm trung (Hàn Quốc, Mexico, Ấn Độ…): sử dụng
26 Xem thêm Культурная Дипломатия В Международных Отношениях (Ngoại giao văn hóa trong Quan hệ quốc tế) Александров А. А. Международное Сотрудничество В Сфере Культурного Наследия: учебное пособие / Отв. ред. проф. В. И. Уколова. М.: Проспект, 2009, 176 с.
27 Nguyễn Khánh (2008), “Ngoại giao văn hóa và Văn hóa ngoại giao”, in trong Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, Nxb Thế giới, 2008.
28 Xem Nguyễn Thị Thùy Yên (2010), “Ngoại giao văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 311, 2010, tr. 3-7.
26
ngoại giao văn hóa làm công cụ vừa để tăng cường ảnh hưởng, vừa phục vụ cho mục đích phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia. Về cơ bản, ảnh hưởng của nhóm quốc gia này thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Nhóm các nước vừa và nhỏ (Singapore, Thailand, Malaysia,…): sử dụng ngoại giao văn hóa chủ yếu để phục vụ cho mục tiêu phát triển do nguồn lực bị hạn chế. Các quốc gia này có xu hướng gắn việc quảng bá văn hóa với phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài hay tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời qua đó khẳng định và củng cố vị thế của mình trên trường khu vực và quốc tế.